(biểu đồ 3.3). Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về công tác chăm sóc điều dưỡng của
chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Dịu (2019) với tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú về công tác chăm sóc của điều dưỡng là 85,4%, Nguyễn Ngọc Lý (2014) tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tuyên Quang 65,0%; tương đồng nghiên cứu của Nguyễn Bá Anh (2014) tại bệnh viện Việt Đức với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 93,5%. Sự khác biệt này có thể do đặc trưng của mỗi bệnh viện khác nhau, sự đánh giá của NB khác nhau và trong mỗi nghiên cứu sử dụng đánh giá thang đo khác nhau.
4.2.1. Sự hài lòng với công tác tiếp đón người bệnh của điều dưỡng
Sự tiếp đón ban đầu đối với NB là rất quan trọng, mang lại ấn tượng ban đầu cho NB khi mới đến khám/điều trị, ảnh hưởng đến tâm trạng, mức độ tin cậy và sự thoái mái trong suốt quá trình điều trị sau này của NB. Sự đón tiếp không chỉ thể hiện ở kỹ năng giao tiếp, thái độ tôn trọng của điều dưỡng với NB mà còn thể hiện ở việc luôn sẵn sàng phục vụ NB. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự đón tiếp NB được đánh giá bắt đầu khi ĐD có sự tiếp xúc với NB nhập khoa.
Sự hài lòng của NB với công tác tiếp đón được đánh giá với các tiêu chí bao gồm: thái độ đón tiếp niềm nở, ĐD hướng dẫn các thủ tục hành chính, nội quy khoa phòng, bệnh viện. Tỷ lệ NB hài lòng với công tác tiếp đón NB của ĐD đạt tỷ lệ cao 96,3% (biểu đồ 3.2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ NB hài lòng với công tác tiếp đón NB thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Dịu (98,0%), cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lý về tỷ lệ hài lòng về công tác chăm sóc của ĐD tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tuyên Quang là 88,8%. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra sự hài lòng của NB đối với công tác tiếp đón tại các bệnh viện trong những năm gần đây tương đối cao, điều đó có thể thấy tinh thần, thái độ phục vụ NB đã được nâng lên, được NB ghi nhận.
4.2.2. Sự hài lòng của người bệnh đối với công tác chăm sóc tình thần của điều dưỡng
Công tác chăm sóc tình thần cho NB được đánh giá trên các tiêu chí gồm: sự quan tâm hỏi thăm sức khỏe của NB; động viên NB an tâm điều trị trong quá trình chăm sóc và làm thủ thuật; sự giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của NB trong quá trình điều trị và chăm sóc; sự tôn trọng, thân thiện của ĐD thái độ quan tâm
lắng nghe khi NB cần. Tỷ lệ hài lòng của NB với việc chăm sóc tình thần đạt 99,3% (biểu đồ 3.3).
Khi NB nằm điều trị thường có tâm lý lo lắng về bệnh của mình, lo lắng về tình trạng kin tế, chuyên môn của cán bộ y tế nơi họ đang điều trị, tâm lý lo lắng bất an khi phải trải qua các cuộc phẫu thuật hay tiểu phẩu, vì vậy việc chăm sóc tinh thần, hỗ trợ NB để họ yên tâm điều trị trọng suốt quá trình nằm viện. Đây là công tác không dễ thực hiện, không chỉ đòi hỏi về mặt chuyên môn, kỹ năng giao tiếp tốt mà còn có sự nhạy bén, cảm thông của NB mang đến cho NB một tâm lý yên tâm, an toàn và lạc quan điều trị. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lý (năm 2014) tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên cho thấy trong 188 NB nghiên cứu có 92,6% NB hài lòng với sự động viên, khích lệ tinh thần của ĐD.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dịu, tỷ lệ hài lòng của NB đối với công tác chăm sóc tinh thần của ĐD là 86,4%
4.2.3. Sự hài lòng của người bệnh về thực hiện hoạt động chăm sóc của điều dưỡng
Hoạt động chăm sóc là nhiệm vụ cơ bản của ĐD và quan trọng nhất trong thực hành điều dưỡng, nó không chỉ tác động đến sự hài lòng cuat NB mà còn có ý nghĩa quan trọng trong tăng cường hiệu quả điều trị. Điều dưỡng cần nắm vững kiến thức chuyên môn, thực hành thành thục để có thể thực hiện các chăm sóc điều dưỡng tốt nhất trên NB. Tuy nhiên khi thực hiện các thủ thuật, quy trình điều dưỡng, điều dưỡng cần chú ý đến sự hài lòng, tâm lý của NB để tạo cảm giác yên tâm, tin tuuowngr, giảm bớt nỗi lo lắng cho NB. Vì vậy việc đánh giá sự hài lòng của NB đối với thực hiện các hoạt động chăm sóc của ĐD cần được đánh giá thường xuyên, để tìm ra các vấn đề tồn tại, cải thiện các vấn đề được tìm thấy.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự hài lòng của người bệnh về thực hiện hoạt động chăm sóc của điều dưỡng được đánh giá qua 12 tiêu chí, bao gồm: các hoạt động chăm sóc liên quan đến quy trình thực hiện thủ thuật, sự hỗ trợ NB khi đi làm các xét nghiệm CLS, hỗ trợ NB vệ sinh cá nhân, xử trí kịp thời khi NB cần hỗ trợ, thực hiện y lệnh thuốc hàng ngày, sự cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe hàng ngày, hướng dẫn dùng thuốc, chi phí thanh toán viện phí. Sự hài lòng của người bệnh về thực hiện hoạt động chăm sóc của điều dưỡng được đánh giá cao đạt 99,6%, tỷ lệ này cao hơn so với tác giả Nguyễn Ngọc Lý (91,5%), Hoàng Ngọc
Trung (98,2%), Nguyễn Thị Dịu (84,3%). Sự khác biệt này có thể do đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và trong mỗi nghiên cứu sử dụng đánh giá thang đo khác nhau.
Do đặc điểm của khoa QT&ĐTTYC chúng tôi hiện nay đang thực hiện mô hình chăm sóc NB toàn diện, vì vậy NB khi có chỉ định làm các xét nghiệm CLS 100% sẽ được ĐD hỗ trợ đưa đi làm xét nghiệm; công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân, thay quần áo chăn ga, hỗ trợ ăn uống được điều dưỡng hộ trợ tối đa, vì vậy sự hài lòng ở tiêu chí này đã được NB ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh hiện nay, đội ngũ ĐD phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khá bận rộn, vì vậy để công tác chăm sóc NB tốt hơn, mang lại sự hài lòng cao hơn đối với NB, sự tăng cường nhân lực và giảm tải khối lượng công việc cho ĐD là rất cần thiết.
4.2.4. Sự hài lòng của người bệnh về tình trạng vệ sinh, trật tự khoa phòng
Việc đảm bảo vệ sinh, trật tự nội vụ buồng bệnh hiện nay là một vấn đề được đặc biệt quan tâm ở hầu khắp các bệnh viện, đặc biệt là ở các khoa điều trị theo yêu cầu. NB khi đến bệnh viện không chỉ để điều trị bệnh mà còn là thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, vì vậy việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng với môi trường bệnh viện sạch sẽ, an toàn giúp NB cảm giác yên tâm, thoải mái.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự hài lòng của NB về tình trạng vệ sinh, trật tự nội vụ đạt 98,4%, điều đó cho thấy công tác vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, trật tự nội vụ tại khoa đã được duy trì thực hiện tốt.
4.2.5. Sự hài lòng của người bệnh đối với công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của người bệnh
Công tác tư vấn GDSK cho NB là một trong những công tác chăm sóc chính của người ĐD. Việc GDSK được thực hiện ngay khi NB nhập viện điều trị, bao gồm việc hướng dẫn chế độ ăn, chế độ vận động - nghỉ ngơi, hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng khi NB nằm điều trị và trước khi NB về nhà cũng cần được GDSK để biết cách tự chăm sóc tại nhà. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự hài lòng của người bệnh đối với công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của người bệnh đạt tỷ lệ 97,9% (biểu đồ 3.3), các tiêu chí hướng dẫn NB tập luyện, phục hồi chức năng; HD chế độ ăn uống; HD chế đọ vận động nghỉ ngoi, chăm sóc khi ra viện đều được đánh giá cao > 97%. Có thể thấy để thực hiện tốt công tác tư vấn giáo
dục sức khỏe của người bệnh, người ĐD cần nâng cao kỹ năng giáo dục, tư vấn sức khỏe cho NB, nhằm đáp ứng nhu cầu và mang đến sự hài lòng của NB. Khi ĐD có kỹ năng tư vấn tốt khiến cho NB cảm thấy yên tâm hơn vào quá trình điều trị. Nâng cao kỹ năng GDSK cho ĐD, giúp cho ĐD có thể tư vấn và giúp cho ĐD có thể tư vấn và giao tiếp với NB tốt hơn là một vấn đề được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu trước đó ở cả nước ngoài và Việt Nam. Tác giả NGuyễn Thị Bích Nga và cộng sự đã nghiên cứu về thực trạng công tác tư vấn, hướng dẫn, GDSK của ĐD khoa lâm sàng tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 cho thấy ĐD thực hiện công tác tư vấn, GDSK chưa tốt và thiếu các tài liệu hỗ trợ cho công tác này của ĐD được thực hiện tốt hơn. Ngoài việc tư vấn sức khỏe trực tiếp, ĐD cũng cần tổ chức các buổi tư vấn sức khỏe hàng tuần tại khoa phòng để cung cấp các thông tin cần thiết về sức khỏe cho từng nhóm đối tượng NB đang nằm ddief trị. Điều này sẽ mang đến hiệu quả tích cực trong việc nâng cao kiến thức cũng như sự hài lòng của NB về công tác chăm sóc của ĐD [].