CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DO
4.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
39 4.3.3.3. Thử nghiệm kiểm soát
Tại giai đoạn thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, khi KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán, nếu CR được phát hiện là thấp thì KTV sẽ tăng cường các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và ngược lại. Một số thủ tục thử nghiệm kiểm soát được tiến hành bởi KTV để xem rằng đơn vị có thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát như bảng sau:
Bảng 4.6. Các thủ tục thử nghiệm kiểm soát
STT Thử nghiệm kiểm soát
1
Quan sát việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn, sự phê duyệt, ký duyệt giữa các cá nhân và các bộ phận có xử lý các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
2
Kiểm tra các văn bản, công văn, hướng dẫn, quy chế quy định liên quan đến các quy trình, thủ tục thực hiện và xử lý các công việc liên quan đến CPBH và CPQLDN.
3 Kiểm tra các hoạt động kiểm soát liên quan đến hệ thống CNTT của đơn vị.
4 Phỏng vấn bộ phận kế toán và các bộ phận liên quan về các quy trình, thủ tục thực hiện và xử lý các công việc liên quan đến CPBH và CPQLDN.
5 Quan sát quy trình bán hàng, xuất kho công cụ dụng cụ mà hỗ trợ cho mục đích bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
4.3.3.4. Thử nghiệm cơ bản
Thủ tục phân tích cơ bản:
Đánh giá tổng quát tính hợp lý của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
KTV tạo bảng so sánh CPBH và hành chính của kỳ hiện tại, so sánh với chi phí của kỳ trước và mức trung bình của ngành. Sử dụng dữ liệu này, KTV đánh giá tính hợp lý của các thay đổi về chi phí và tỷ lệ chi phí so với doanh thu bán hàng và dịch vụ. Bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào cũng phải được điều tra để xác định lý do.
So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, chi phí kỳ này với chi phí kỳ trước
40
o Việc lập ước tính chi phí đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Bằng cách lập ước tính, các nhà quản lý có thể dự đoán mức chi phí dự kiến và xác định các sai lệch đáng kể so với kế hoạch, cho phép họ thực hiện các hành động khắc phục kịp thời.
o Bảng tính dự toán cũng rất có lợi cho các KTV khi thực hiện các thủ tục phân tích, vì nó hỗ trợ phát hiện các biến động bất thường và xác định nguyên nhân của chúng. Để đánh giá tính hợp lý của chi phí, các KTV thường so sánh dữ liệu của năm hiện tại với dữ liệu của năm trước cho từng loại chi phí. Một cách tiếp cận khác là so sánh chi phí hàng tháng trong kỳ hiện tại với chi phí của kỳ trước. KTV cũng có thể sử dụng biểu đồ để nhanh chóng xác định các tháng có biến động bất thường.
4.3.3.5. Thủ tục thử nghiệm chi tiết
Thủ tục kiểm tra chi tiết:
o Thu thập bảng tổng hợp chi tiết về CPBH và CPQLDN, được phân loại và phân chia theo tháng trong toàn bộ năm. Sau đó, đối chiếu bản tổng hợp này với các tài liệu có liên quan, chẳng hạn như sổ cái và sổ tài khoản chi tiết.
o Kiểm tra sổ cái và sổ tài khoản chi tiết để xác định bất kỳ giao dịch bất thường nào, xác định nguyên nhân của chúng và thực hiện các thủ tục kiểm tra phù hợp.
o Đối với các chi phí gián tiếp mà bao gồm cả CPBH, CPQLDN và sản xuất, KTV nên xem xét và đánh giá các tiêu chí phân bổ và phương pháp tổng hợp các chi phí này.
o So sánh các mục chi phí đã được xem xét trong các phần kiểm toán liên quan, bao gồm chi phí lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ và thiết bị, khấu hao, chi phí phải trả và chi phí trả trước.
o Đối với các chi phí định kỳ ít biến động hoặc gắn liền với doanh thu, như tiền thuê nhà và hoa hồng, KTV nên lập một ước tính độc lập và so sánh với các số tiền đã ghi nhận để xác định bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào.
o Chọn mẫu và kiểm tra chi tiết các tài liệu gốc hỗ trợ cho CPBH và CPQLDN.
o Đối với các tổ chức có quy định tài chính và định mức chi tiêu, KTV nên so sánh tài liệu nội bộ về định mức chi tiết với các khoản chi thực tế do tổ chức thực hiện.
o Xác minh tính chính xác của CPBH và CPQLDN bằng cách đối chiếu với các phần
41
hành kiểm toán các khoản phải trả và tiền. Xem xét hồ sơ chi tiết về CPBH, CPQLDN, tiền mặt, tiền gửi và tờ khai thuế GTGT sau khi kết thúc kỳ kế toán để xác định bất kỳ giao dịch nào được ghi nhận vào năm không đúng. Ngoài ra, KTV cần kiểm tra các khoản chi phí từ kỳ trước đã được ghi nhận trong kỳ kiểm toán hiện tại và đánh giá rủi ro có thể lặp lại này.
o Đối với các giao dịch với các bên liên quan, KTV phải xác minh việc ghi chép, quy trình phê duyệt và giá áp dụng, đặc biệt lưu ý các giao dịch xảy ra gần cuối kỳ kế toán. Kết hợp với các phần hành có liên quan để gửi thư xác nhận về các giao dịch trong kỳ.
o Cuối cùng, KTV kiểm tra và tổng hợp các khoản CPBH và CPQLDN không được khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Trình bày và thuyết minh:
Sau khi có đủ các chứng từ và kết luận cần thiết, KTV sẽ tổng hợp các giấy tờ để lưu trên hệ thống lưu trữ hồ sơ kiểm toán nội bộ và trình bày thông tin nhằm phục vụ mục đích thể hiện trên thuyết minh. Đồng thời thể hiện và trình bày các bút toán điều chỉnh (nếu có). Ngoài ra, KTV cần kiểm tra sự phân loại và trình bày các khoản CPBH và CPQLDN trên BCTC.