CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Báo cáo kết quả
4.2.2. Tuyển dụng nhân lực
- Yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng là yếu tố kinh tế và xã hội (80%), yếu tố xu hướng chỉ chiếm tỷ lệ trung bình (60%) và yếu tố tỷ lệ cạnh tranh tuyển dụng cùng ngành/ cùng vị trí công việc tại thời điểm tuyển dụng đang giữ mức thấp nhất (10%).
+ Kinh tế xã hội (80%): Đây là yếu tố được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động tuyển dụng. Các yếu tố kinh tế xã hội như tình hình kinh tế chung, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách của nhà nước, sự phát triển của các ngành nghề... đều tác động trực tiếp đến nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
+ Xu hướng (60%): Các xu hướng xã hội, công nghệ, thị trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tuyển dụng. Ví dụ, sự phát triển của công nghệ số đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng những nhân sự có kỹ năng số, hoặc các xu hướng tiêu dùng mới sẽ tác động đến nhu cầu tuyển dụng của các ngành hàng bán lẻ.
+ Tỷ lệ cạnh tranh tuyển dụng (10%): Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, nhưng yếu tố cạnh tranh tuyển dụng vẫn là một yếu tố cần được quan tâm. Khi nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh để thu hút nhân tài, việc tuyển dụng sẽ trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách hấp dẫn hơn.
=> Hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế xã hội và xu hướng là hai yếu tố quan trọng nhất. Để có thể tuyển dụng được nhân sự phù hợp, doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập
nhật thông tin về thị trường lao động, các xu hướng phát triển của ngành và đưa ra những chiến lược tuyển dụng phù hợp.
- Chính sách lương thưởng (90%) là yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong việc thu hút ứng cử viên đồng thời giữ chân họ và yếu tố sếp làm việc trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp nhất (10%) và yếu tố văn hoá doanh nghiệp và lộ trình thăng tiến đang giữ mức trung bình (50%).
- Những khó khăn và thách thức nào trong quá trình tuyển dụng nhân lực mà doanh nghiệp bán lẻ thường gặp phải:
Cạnh tranh nhiều
Kinh nghiệm của ứng viên
Ác cảm vì việc phải đi sale
Không đảm bảo tính cam kết của nhân lực
Chưa đánh giá đúng năng lực của mình
Tiếp cận công việc chưa linh hoạt
Tỷ lệ nhảy việc cao
Cần đào tạo lâu, thiếu nhiều kĩ năng mềm
- Kinh nghiệm và kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng để trở thành 1 ứng cử viên tiềm năng chiếm 80%. Vấn đề ngoại ngữ không quá được yêu chuộng để trở thành một ứng cử viên tiềm năng khi chỉ chiếm được 30%. Và yếu tố thật thà chăm chỉ, tư duy làm việc đang có tỷ lệ thấp nhất (10%).
- Qua khảo sát ta thấy được đa số các doanh nghiệp tuyển dụng có 2 lần tuyển dụng. Bởi vì doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc lập kế hoạch nhân sự, quản lý nguồn lực hiệu quả và đảm bảo quá trình tuyển dụng không bị quá tải.
Doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng 2 đợt bởi những lí do sau:
o Tăng khối lượng công việc: Việc mở rộng doanh nghiệp luôn kèm theo khối lượng công việc lớn như đáp ứng nhu cầu khách hàng, triển khai các dự án mới. Bởi vậy đội ngũ nhân sự hiện tại có thể không đủ sức đáp ứng khối lượng công việc lớn hơn.
o Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Khi doanh nghiệp mở rộng, họ có thể thêm sản phẩm mới trong chiến lược kinh doanh hay những dịch mới để thu hút khách hang. Vì thế, tuyển dụng nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ đáp ứng được yêu cầu của công ty cũng như nhu cầu của khách hàng.
o Mở rộng địa bàn hoạt động: Khi doanh nghiệp mở rộng thêm chi nhánh, họ cần tuyển dụng thêm nguồn nhân lực để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hoá được diễn ra nhanh hơn.
o Tăng cường sức cạnh tranh: Mở rộng doanh nghiệp thường đi kèm với mục tiêu cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Việc tuyển dụng thêm nhân tài giỏi sẽ giúp doanh nghiệp sáng tạo hơn, vận hành hiệu quả hơn và có lợi thế hơn so với đối thủ.
o Đáp ứng nhu cầu khách hang: Doanh nghiệp muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì việc tuyển dụng nhân lực là vô cùng cần thiết. Với nhân lực có trình độ chuyên môn sẽ giúp cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảm bảo họ hải lòng với chất lượng dịch vụ.
- Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu muốn mở rộng kinh doanh nên cần nhiều nhân lực (90%) và yếu tố nhân sự cũ nghỉ việc chỉ là 1 phần khiến doanh nghiệp bắt đầu việc tuyển dụng (30%).