Ưu khuyết điểm của hình thức thi trắc nghiệm duéi dang câu hỏi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp đánh giá đến quá trình học tập của sinh viên đối với môn học hóa đại cương (Trang 22 - 26)

nhiều lựa chọn

Uu điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là hình thức được sử dụng phổ biến nhất trong vác loại trắc nghiệm bởi vì nó chứa đựng rất nhiều ưu điểm. Qua quá trình sử dụng trắc nghiệm nhiều lựa chọn để đo lường các kết quả học tập khác nhau,

nhiều nhà giáo dục đều thống nhất hình thức này có những thuận lợi sau:

Trước hết, nó có thể đo lường được tất cả các loại kết quả học tập của học

sinh từ kiến thức mà học sinh lĩnh hội được (các thuật ngữ chuyên môn, các sự kiện, các nguyên lý, các phương pháp và cách thức tiến hành) đến khả năng hiểu

bài và ứng dụng để giải quyết vấn để (xác định được phạm vi ứng dụng của các sự

kiện, nguyên lý, giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, chứng minh được tính đúng đắn của các phương pháp và trình tự tiến hành). Hình thức

kiểm tra này giúp phát triển kỹ năng đọc, hiểu, nắm bắt, tư duy và giải quyết vấn

để nên hết sức thông dụng trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, cách thức trình bày linh hoạt (có thể đặt ra dưới dạng câu hỏi

trực tiếp hay câu chưa hoàn chỉnh) nên không gây sự nhàm chán cho người làm

trắc nghiệm. Cũng bằng cách thức này mà trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể khảo sát được các mục tiêu giáo dục quan trọng như các loại công cụ đánh

giá khác (thi viết, trắc nghiệm đúng sai, điển khuyết, đối chiếu cặp đôi ...)

Ngoài ra, với danh mục lựa chọn nhiều hơn trắc nghiệm đúng - sai nên các sai sổ may rủi đo đoán mò sẽ giảm hơn nhiều và làm tăng độ tin cậy của bài trắc

nghiệm. Thời gian chấm bài cũng không đáng kể đồng thời không bị chỉ phối bởi các yếu tổ chủ quan.

Trang 18

SVTH: Vũ ThjKimOanb Luận năm tốt qgbiệp

Khuyết điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Những ưu điểm rõ nét của trắc nghiệm nhiều lựa chọn đã khẳng định lợi

thể của nó trong vai trò là một công cụ đo lường kết quả học tập khá hiệu quả.

Nhưng bên cạnh đó, trắc nghiệm nhiều lựa chọn còn mắc không ít khuyết điểm.

Trong nghiên cứu của mình (1995), Giáo sư Tiến sĩ Dương Thiệu Tống đã chỉ ra một số hạn chế của hình thức này.

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn khuyến khích sự đoán mò?

Đây chính là hạn chế lớn nhất của trắc nghiệm nhiều lựa chọn bị chỉ

trích nặng nề nhất. Xét về mặt lý thuyết, thí sinh hoàn toàn có thể đoán mò khi làm trắc nghiệm khách quan. Vì nhiều lý do, có thể do chuẩn bị chưa tốt cho kỳ thi hay để trắc nghiệm quá khó, với hy vọng có cơ may đúng một lẩn trong hàng nghìn lan thử, thí sinh có thé đạt trọn vẹn điểm của câu hỏi bằng cách đoán mò. Đôi khi những thí sinh đoán mò lại còn đạt điểm cao hơn cả những thí sinh suy nghĩ cẩn thận vé câu hỏi để đưa ra câu trả lời đúng. Tuy nhiên trong thực tế rất ít cơ hội cho thí sinh được điểm số cao nếu bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi và ở mỗi câu lại bao gồm nhiều lựa

chọn. Hơn nữa, việc đối phó với bài trắc nghiệm bằng cách đoán mò sẽ không giúp ích gì cho học sinh khi mà kiến thức chưa lĩnh hội trọn vẹn.

Qua khảo sát thấy rằng học sinh không phải lúc nào cũng 4p dụng

lối đoán mò. Chỉ khi không có một chút kiến thức gì liên quan đến câu hỏi hoặc thời gian làm bài gần hết, học sinh mới lựa chọn mà không chắc chắn.

Hoặc khá hơn là học sinh đọc các lựa chọn, có suy nghĩ, vận dụng tối đa sự

hiểu biết của mình để đưa ra quyết định dù không tin tưởng lắm. Dù sao,

cách ấy cũng đóng góp hiệu quả vào việc đo lường kết quả học tập của thí sinh. Để loại trừ học sinh có đoán mò hay không thì cách tốt nhất là xem xét độ tin cây của bài kiểm tra. Nếu hệ số độ tin cậy bằng không tức là học

sinh hoàn toàn đoán mò, còn hệ số độ tin cậy cao tức là sự đoán mò hầu

Trang 19

SVTH: Và Kim Oanh Luận van tốt ngữ:

như rất ít. Vì thế, ngăn ngừa việc này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ soạn thảo của người ra để.

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn chỉ đòi hỏi người học nhận ra thay vì

nhớ thông tin?

Cấu trúc để thi của trắc nghiệm nhiều lựa chọn bị chỉ trích là chỉ đòi

hỏi thí sinh thí sinh “nhận” ra những gi đã học qua các câu trả Idi cho sẵn,

thay vì "nhớ" các thông tin ấy và viết ra trên giấy. Dé tìm hiểu cho rõ vấn để này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục đã được tiến

hành. Nổi bật nhất là nghiên cứu so sánh của Godshalk (1966), Choppin và

Purves (1969), Sau khi khảo sát kết quả học tập thu được giữa hình thức thi viết và trắc nghiệm dạng điển khuyết, ba nhà nghiên cứu trên đã chứng

minh trắc nghiệm cũng có khả năng tiên đoán thành quả học tập tổng quát

không thua kém gì so với luận để. Các kết quả nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận tương tự.

Không loại trừ khả năng thí sinh làm trắc nghiệm chỉ “nhận” ra thay vì “nhớ” thông tin. Tuy nhiên, chỉ trích ấy cũng ngụ ý rằng trắc nghiệm phải được giới hạn khảo sát các kiến thức học sinh đã học. Mà khả năng

nhớ thông tin (cụ thể là các sự kiện) là lĩnh vực thấp nhất của quá trình tư duy. Mục đích của bài kiểm tra còn hướng đến các khả năng cao hơn và rõ

ràng, trắc nghiệm nhiều lựa chọn làm được điều ấy.

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn không khảo sát mức độ cao của quá

trình tư duy?

Các quá trình tư duy ở mức độ cao như là: suy luân, khái quát hóa, suy luận trừu tượng. suy diễn, qui nạp, phán đoán, tưởng tượng .. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ có hình thức luận dé mới khảo sát được các kỹ nang trên còn trắc nghiệm nhiều lựa chọn thì chỉ khảo sát được khả năng nắm vững các thông tin mang tính sự kiện. Thật ra, đối với các bài trắc nghiệm được

Trang 20

SVTH: Và Tbị KimOa, Luận săn tốt nghiệp

soạn thảo cẩu thả, thiếu nghiêm túc thì chỉ trích trên hoàn toàn đúng.

Ngược lại, người soạn thảo nắm vững được các mục tiêu đánh giá và giảng

day, đồng thời thiết kế dé thi kỹ càng thì hoàn toàn có thể đo lường các kỹ

năng tư duy ở mức cao của thí sinh.

'Trắc nghiệm nhiều lựa chọn không khảo sát được khả năng sáng

tạo?

Robert L. Ebel (1965) cho rằng, nếu làm bài theo lối luận để, thí sinh có quyền tự do điễn tả ý tưởng bằng ngôn ngữ của chính mình trong khi trắc nghiệm nhiều lựa chọn chỉ cho phép chọn ra một giải đáp cho sẵn. Như

vậy, có đúng là trắc nghiệm không khảo sát được khả năng sáng tạo?

Như đã giới thiệu từ trước, hình thức thi viết có rất nhiều ưu điểm mà nổi bật ở khía cạnh khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Trên nguyên

tấc, hình thức này tạo diéu kiện cho thí sinh được lựa chọn, sắp xếp, phối

hợp các ý tưởng và trình bày chúng hoàn chỉnh theo ngôn ngữ của mình chứ không lập lại hoàn toàn như sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong các kỳ thi 6

nước ta thì khả nang trên chưa được phát huy tối đa. Kỳ thực học sinh chỉ trình bày lại những gì đã thuộc lòng qua sách vở mà rất ngại sáng tạo. Dẫu

sao đây chỉ là khuyết điểm do áp dụng chưa đúng phương pháp ra để và

chấm thi luận dé. Còn trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đòi hỏi thí sinh đưa ra đáp án đúng dựa trên các lựa chọn cho sẵn thì khó khảo sát

được tính sáng tạo. Gần đây, một số nhà nghiên cứu để nghị cải tiến hạn chế này bằng cách xen vào để thi vai câu điển khuyết hay câu trả lời ngắn.

Để đánh giá câu trả lời phải dựa trên mức độ đạt được các tiêu chuẩn sáng

tạo đã định sẵn và như vậy là trắc nghiệm không còn hoàn toàn khách quan

vì sự có mặt của các yếu tố chủ quan. Các nghiên cứu này dang trong giải đoạn thử nghiệm nên chưa được áp dụng rộng rai. Nhưng dù sao phải nói

rằng, khuyến khích sự sáng tạo là một trong những mục tiêu giáo dục hàng

Trang 21

đấu. Việc khảo sát khả năng ấy rất khó khăn, không riêng gì trong lĩnh vực

trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, mà là của tất cả mọi hình thức thi

ew.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp đánh giá đến quá trình học tập của sinh viên đối với môn học hóa đại cương (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)