BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp đánh giá đến quá trình học tập của sinh viên đối với môn học hóa đại cương (Trang 49 - 58)

1.. Bàn luận

Nghiên cứu bắt đầu từ mối quan tâm lớn hiện nay trong giáo dục ở bậc đại học, đó là việc đánh giá quá trình học tập có ảnh hưởng như thế nào đến phương phháp tiếp cận kiến thức của sinh viên. Qua nhiều công trình nghiên cứu gan đây, nhhiều nhà giáo dục trên thế giới đã tiến hành xác định quá trình làm một bài thí vieết liệu có được thể hiện bởi phương pháp học theo chiều sâu. Bên cạnh đó, cách hore theo chiều rộng có thật sự thích hợp cho việc làm bài thi trắc nghiệm nhiều

lự¿a chọn hay không. Diéu này cho đến nay vẫn chưa được khẳng định.

Những khảo sát trong nghiên cứu này đã tiết lộ một số mối liên hệ quan trọ›ng giữa cách thức học tập của sinh viên, nhận thức và sở thích của sinh viên đối

với các phương cách đánh giá ở bộ môn Hóa Học Đại Cương, đó là hình thức thi

viếết và hình thức thi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là tìm hiểu sinh viên đã sử dụng phương phzáp học tập nào, học theo chiéu rộng hay chiéu sâu để chuẩn bị thi viết hay thi

trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Khi tiến hành phân tích các ý kiến của sinh viên từ phiếu thăm dd ý kiến, các: kết quả cho thấy sinh viên đều có câu trả lời khá tích cực. Đối với bài thi trắc nghiệm, phương pháp học của sinh viên chủ yếu thể hiện ở các luận điểm 2, 4, 5, 6 v¿à 7. Các luận điểm 2, 4, 7 diễn tả cách thức học theo chiéu sâu và luận điểm 5,

6 diién tả cách thức học theo chiéu rộng. Do vậy, có thể thấy rằng khi chuẩn bị cho kỳ (thi trắc nghiệm, các sinh viên đều chọn phương pháp học tập theo chiều sâu lan chiểu rộng nhưng cách học rộng được thể hiện nhiều hơn. Khi khảo sát ý kiến

Trang 45

SVTH: Vũ Tbị KimOa, Luận năm tốt nghiệp

của sinh viên đối với bài thi viết, sinh viên cũng bày tỏ mạnh mẽ nhất phương

pháp học tập của mình ở các luận điểm 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 10. Các nhóm luận điểm

này bao gồm cả cách học theo chiều sâu (luận điểm 2, 4, 7 và 10) lẫn cách học theo chiều rộng (luận điểm 3, 5 và 6) nghĩa là sinh viên vừa học rộng vừa học sâu khi chuẩn bị cho kỳ thi viết. Tuy nhiên, chiến lược học sâu chiếm ưu thế hơn so

với thi trắc nghiệm.

Tóm lại, sinh viên déu chọn chiến lược học sâu lẫn học rộng cho cả hai hình thức đánh giá nhưng đối với hình thức thi trắc nghiệm thì chiến lược học rộng

được thể hiện rõ nét hơn còn đối với hình thức thi viết thì chiến lược học sâu lại

nổi bật hon, Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến sinh viên tuy chưa tìm thấy sự khác

biệt rõ ràng trong cách học của sinh viên khi chuẩn bị cho hai hình thức thi khác

nhau nhưng sinh viên cũng đã bày tỏ tích cực phương cách tiếp thu kiến thức theo chiếu rộng là can thiết đối với bài thi trắc nghiệm và cách tiếp cận kiến thức theo chiểu sâu là thích hợp cho bài thi viết. Kết quả của nghiên cứu này giống với kết

quả nghiên cứu của Scouller và Prosser (1994) và Tang (1992) đều chưa khẳng định rõ mối quan hệ giữa phương pháp học theo chiéu rộng khi thi bằng trắc nghiệm và phương pháp học theo chiều sâu khi thi bằng bài viết.

Không có sự khác biệt rõ rằng trong mối quan hệ giữa hai phương pháp học

tập và hai cách thức đánh giá, điểu này có thể được hiểu bởi nhiều nguyên nhân.

Trước hết, đối tượng khảo sát trong nghiên cứu là các sinh viên thuộc chuyên

ngành Hóa học và hình thức đánh giá được sử dụng cho bộ môn Hóa Đại Cương.

Nó có nhiều đặc trưng hết sức cơ bản, vừa chứa đựng cả lý thuyết lẫn thực nghiệm đồng thời tính chính xác khoa học luôn đặt lên hàng đầu. Kiến thức cung cấp cho mỗi sinh viên đều có tính nén tảng, cô đọng và đòi hỏi cẩn có các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, suy luận ... khi tiếp thu, Do đó, cách thức ra để tuy khác

nhau nhưng những yêu cấu cơ bản về nội dung không khác xa mấy. Bên cạnh đó,

cấu trúc hai để thi cũng góp phan làm giảm thiểu sự khác nhau giữa hai loại hình

Trang 46

SVTH: Va ThjKimOanb gn uăm tối nghiệp

đánh giá. Dé thi trắc nghiệm bao gồm 92 câu hỏi có kiến thức dàn trải trên bốn

chương của học phan Hóa Đại Cương A,. Để thi này kiểm tra kiến thức trên diện

rong nhưng nhiều câu hỏi lại yêu cầu phải có vốn hiểu biết sâu. Còn dé thi viết

dude soạn thảo với mục đích hạn chế tối đa nạn học tủ, học vet thường gặp ở sinh

viên khi thi viết. Cấu trúc dé thi gồm bốn câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn lại lhao gồm những câu hỏi nhỏ xoáy sâu vào trọng tâm từng chương của học phẩn.

Do vậy dé thi đã kiểm tra được kiến thức tổng quát của sinh viên ở mức độ nào đó

wà đương nhiên thẩm tra được mức độ hiểu bài đối với từng sinh viên qua cách

trình bày, lập luận.

Một điều cần bàn thêm ở đây là các sinh viên trong nghiên cứu này dường

mhư thích chọn lối học theo chiều sâu hơn so với chiểu rộng. Điều này được chứng

tỏ rất rõ ở luận điểm 10: “Ngoài việc hiểu bài, tôi phải đọc và nghiên cứu sâu hơn mdi dung môn học” và luận điểm 4: “Tôi không thuộc lòng tất cả nội dung của guiáo trình mà cố gắng hiểu tường tận các ý tưởng và nguyên lý chính để áp dung

giải quyết vấn dé”, hơn 70 % sinh viên đồng tình với cách học trên trong cả hai

b›ài thi. Đó cũng chính là xu hướng muốn tìm tòi, khám phá để giải quyết vấn dé, một lối học phổ biến ở các sinh viên khối khoa học tự nhiên. Ngoài ra cũng có

nt bộ phận khá nhỏ sinh viên còn chọn lối học theo thành tích, học mà không

hiiểu hoặc chỉ học những vấn dé có khả năng ra thi. Vì vậy, cách thức ra để thi

đưồng vai trò quan trong trong việc hạn chế dần các tiêu cực này.

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tính

chat của các phương cách đánh giá. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn

dé.

So với dé thi viết, sinh viên trả lời tích cực hơn trong dé thi trắc nghiệm. Số liệ'u thống kê cho thấy sinh viên có ý kiến rõ ràng (hoàn toàn đồng ý và đồng ý) đốn với các luận điểm 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10 ở dé thi trắc nghiệm và luận điểm 2, 4, 8 và 9 ở để thi viết. Trong đó, luận điểm 2, 4, 9 thể hiện tính chất định hướng cẩn

Trang 47

SVTH: Va Th{KimOanb “ —— Luận uăn tố nghiệp

phải học sâu khi chuẩn bị cho kỳ thi; luận điểm 6, 7 thể hiện tính chất định hướng

cẩn phải học rộng khi chuẩn bị cho kỳ thi; luận điểm 8 thể hiện tính công bằng

của bài thi và luận điểm 10 thể hiện độ tin cậy của kết quả thi. Qua cách chọn lựa nay. các sinh viên đã phản ánh một nhận thức là dé thi viết đánh giá quá trình tư duy ở mức độ cao nhưng không nhất thiết phải học toàn bộ chương trình thì mới

làm bài tốt mà chỉ cần nắm chắc các vấn để trọng tâm. Bên cạnh đó, sinh viên vũng cho rằng để thi trắc nghiệm đòi hỏi quá trình tư duy ở mức độ cao, muốn

hoàn thành bài thi đạt hiệu quả cao thì phải có vốn hiểu biết vừa sâu lại vừa rộng

va nhạy bén trong giải quyết vấn để. Đối với để trắc nghiệm, yêu cẩu cẩn thiết

học rộng (luận điểm 7) và điểm số bài thi không phụ thuộc chủ quan của người

chấm bài (luận điểm 10) được sinh viên bày tỏ mạnh mẽ nghĩa là sinh viên có

nhận thức tích cực.

Trong 10 luận điểm khảo sát mức độ đánh giá của hai bài thi, luận điểm 5

“dé gian lận, quay cóp” lại được sinh viên bày tỏ sự không đồng tình (hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý). Luận điểm 3 “dễ đoán mò” gây ling túng cho

sinh viên khi trình bày. Thang điểm mà sinh viên chọn dao động từ 2 đến 3 tức là

trong mức từ “không đồng ý” đến “không có ý kiến”. Như vậy, dé thi đã có tác dụng tích cực đến thái độ học tập của sinh viên, hạn chế phẩn lớn các khuyết

điểm trong dé thi là dễ đoán mò và gian lận.

Do chưa có điều kiện làm trắc nghiệm thường xuyên nên sinh viên nhận

thức về bài thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể chưa toàn diện. Thái

độ của sinh viên chỉ được bày tỏ qua bài thi trắc nghiệm vừa làm ở học kỳ 1. Nếu

được kiểm tra bằng hình thức này nhiều lấn có lẻ sinh viên sẽ thể hiện ý kiến rõ ràng hơa. Ramsden (1992) đã phát biểu:

Nhân thức có thể can thiệp vào và đóng vai rd như một cái máy lọc trong

việc tác động đến sự chọn lựa của sinh viễn.

Trang 48

S'VTH: Vũ Tbị Kim am, Luận năm tốt nghiệp

Nghĩa là nếu sinh viên nhận thức về tính chất của từng phương pháp đánh puá như thế nào thì sẽ học như thế ấy. Mối tương quan giữa nhận thức và cách

chon lựa phương pháp học tập của sinh viên cũng được làm sáng tỏ trong nghiên

cufu này. Các sinh viên nhận thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đánh giá quá trình tư đuy ở mức độ cao (nấm chắc kiến thức, hiểu biết rộng, nhạy bén

trong giải quyết vấn dé) thì cũng chọn phương pháp học theo cả chiều rộng lẫn chiéu sâu. Tương tự, các sinh viên nhận thức thi viết yêu cầu cẩn tập trung nhiều và o kiến thức trọng tâm đồng thời phải có khả năng lập luận. Các sinh viên này chọn chiến lược học theo chiều sâu nhưng vẫn không chối bỏ chiến lược học theo

hove rộng.

Mục tiêu thứ ba của nghiên cứu là khảo sát sở thích của sinh viên về

phương pháp đánh giá sử dụng trong bộ môn Hóa Đại Cương. Kết quả nghiên cứu lại trai ngược với báo cáo của K. Scouller (1998). Nghiên cứu của ông cho thấy

các sinh viên ưa thích đánh giá bằng thi viết nhiều hơn trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chon (135 sinh viên ưa thích thi viết so với 60 sinh viên ưa thích trắc nghiệm). Còn trong nghiên cứu này, các sinh viên nghiêng hẳn về hình thức trắc

nghiệm (18 sinh viên ưa thích trắc nghiệm so với 12 sinh viên ưa thích thi viết và 10 sinh viên thích cả hai hình thức kết hợp). Lựa chọn đó cũng có thể lý giải từ nhận thức của sinh viên. Họ cho rằng bài thi trắc nghiệm cần phải học toàn diện, đòi hỏi khả nang suy luận sắc bén đồng thời ngăn ngừa nan học tủ, học vet và

nhất là phù hợp với lối học của số đông sinh viên. Vì vậy, ưu thế nghiêng về các

sé thích đánh giá bằng trắc nghiệm cũng là điều đương nhiên. Sở thích đánh giá này góp phần vào chủ trương cải tiến hình thức thi cử trong bộ môn Hóa Dai Cương. Chắc chin, nó sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để tạo ra một sự đổi mới trong

phươrg thức thi và kiểm tra hiện nay.

Mục tiêu thứ tư là tim hiểu mối quan hệ giữa kết quả bài thi của sinh viên

đôi vei hai hình thức đánh giá. Kết quả thống kê cho thấy, điểm trung bình của bài

Trang 49

thi viết là 6.744 cao hơn bài thi trắc nghiệm một chút là 6.233 nhưng độ lệch

chuẩn lại lớn hơn (1.663 so với 1.306). Nếu so trên thang điểm 10 thì kết quả như

vậy tương đối tích cực. Điểm trung bình của bài thi viết tuy có cao hơn điểm trung

bình của bài thi trắc nghiệm nhưng cả hai đều không khác nhau đáng kể. Điểm số

ivy càng chứng tỏ rằng cả thi viết lẫn trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đều có thể áp dụng tốt trong đo lường thành quả học tập bộ môn Hóa Đại Cương.

Kết quả thống kê cũng cho thấy mối tương quan mạnh giữa điểm của bài thi viết và điểm của bài thi trắc nghiệm với hệ số tương quan là 0.642. Những sinh

viên đạt điểm cao ở bài thi viết thì cũng đạt điểm cao ở bài thi trắc nghiệm và

ngược lại.

Cũng từ kết quả điểm hai bài thi của sinh viên, số sinh viên đạt điểm khá

giỏi từ 7 đến 9 điểm ở bài thi viết thì cũng đạt khoảng điểm đó ở bài thi rắc nghiệm. Và ba sinh viên đạt điểm thấp nhất từ 2 đến 4 điểm ở bài thi viết thì cũng có điểm thấp nhất ở bài thi trắc nghiệm. Tất cả những điều trên đã chứng tỏ rằng

nếu sinh viên có phương pháp học tập tốt thì sẽ đạt điểm cao còn sinh viên học tập thiếu phương pháp thì sẽ đạt điểm kém trong các bài thi dù ở hình thức đánh

giá nào.

2. Kết luận

Nghiên cứu đã khám phá ra những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với bộ môn Hóa Học Đại Cương:

¢ Sinh viên có phương pháp học theo chiều sâu lẫn chiều rộng cho cả hai

hình thức đánh giá. Đối với hình thức thi trắc nghiệm, phương pháp học

theo chiều rộng được thể hiện nhiều hơn còn phương pháp học theo chiểu

sâu lại chiếm ưu thế hơn trong bài thi viết. Nghiên cứu chưa tìm thấy sự

khác biệt rõ nét trong cách học của sinh viên khi chuẩn bị cho hai hình thức

thi khác nhau.

Trang 50

SVTH: Vũ Thi Kim Oanb Luận van tốt nghiép

e Phương cách đánh giá có tác động mạnh mẽ đến động cơ và thái dé học tập của sinh viên. Sinh viên nhận thức về tính chất của phương pháp đánh giá như thế nào thì sẽ học như thế ấy.

e Sinh viên thích có thêm hình thức đánh giá mới như hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.

Vấn dé đánh giá quá trình học tập của sinh viên bậc đại học là rất phức tạp.

C6 hai câu hỏi cần định rõ cho các giáo viên. Thứ nhất là trong các kỳ thi và kiểm

tra thì hình thức thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hay hình thức thi viết

là phương cách đánh giá tốt nhất để đạt được mục tiêu dạy và học. Thứ hai. có

hình thức đánh giá nào khác tốt hơn vừa đạt được mục tiêu dạy và học, vừa chắc

chấn rằng bài làm là tự sức của sinh viên.

Các kết quả của nghiên cứu này để nghị rằng không lựa chọn được dứt khoát một hình thức đánh giá nào để thỏa mãn mục tiêu dạy và học vì không thể khẳng định hình thức thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có ảnh hưởng đến chiến lược học theo chiéu rộng, còn hình thức thi viết lại có tác động đến chiến lược học theo chiểu sâu. Tuy nhiên, chúng ta có thể kết hợp và tổ chức thực hiện cả hai hình thức trên trong từng tình huống thích hợp để đạt được mục tiêu

giảng dạy, vừa đảm bảo tính trung thực trong kết quả bài làm của sinh viên.

3. Hạn chế của để tài

Đối tượng trong nghiên cứu này là một quần thể nhỏ gồm 43 sinh viên năm

thứ nhất khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm thành phố Hổ Chí Minh. Dụng cụ nghiên cứu chủ yếu dựa trên phiếu thăm dò ý kiến sinh viên được thiết kế bởi

người nghiên cứu có thể chưa dién tả hết những diéu cần khảo sát. Kết quả điểm của bài thi viết và bài thi trắc nghiệm nhiều lựa chọn thu thập được từ giáo viên

bộ môn. Ngoài ra, số liệu thu được từ phiếu thăm đò ý kiến sinh viên qua hai bài thi không cân đối, nghiên cứu chỉ khảo sát được ý kiến của 40 sinh viên đối với

Trang 51

bài thi trắc nghiệm, nhưng chỉ thăm dò được ý kiến của 30 sinh viên ở bài thi viết.

Những diéu này đã tạo ra những hạn chế về khả năng tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu có thể chưa phù hợp với vài đối

tượng sinh viên khác như sinh viên tại chức, sinh viên chính quy ở các tỉnh.

Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu cũng là người hệ thống hóa và xử

lý số liệu, vì thế có chăng một vài thành kiến hay chủ quan không tránh khỏi.

4. Ý nghĩa của dé tài

Nghiên cứu ở một chừng mực nào đó đem lại một số ứng dụng quan trọng trong giáo dục, đó là sự xuất hiện các mục tiêu giáo dục ứng với các phương thức

ôlỏnh giỏ.

Các sinh viên hiện nay chủ yếu chọn cách học theo chiéu sâu hoặc cách

học theo chiều rộng. Quá trình giáo dục ở bậc cao đòi hỏi nhiều đến sự phân tích,

lý luận, ứng dụng và khái quát nên phương pháp học theo chiều sâu có vẻ phù hợp hơn đối với các sinh viên đại học.

Bên cạnh đó, phương cách đánh giá có tác động mạnh mẽ đến động cơ và

thái độ học tập của sinh viên. Khi sinh viên nhận thức được lợi ích của các kỳ thi

và quá trình thi cử đem lại những kết quả đánh giá công bằng, xác thực thì sinh

viên sẽ có phương pháp học tập tích cực.

Để tài đã khám phá ra một số điểm cơ bản về quá trình học tập của sinh

viên đại học. Các kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo

viên trong khoa và đồng nghiệp khác nhằm cải tiến phương pháp kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của sinh viên để đạt đến mục tiêu dạy và học là phát triển

toàn diện năng lực tư duy của người học.

Tổ bộ môn Hóa Đại Cương lâu nay vẫn áp dụng hình thức thi viết dạng trả

lời có giới hạn. Nghiên cứu này để nghị đưa thêm hình thức trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn song song với thi viết.

Trang 52

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp đánh giá đến quá trình học tập của sinh viên đối với môn học hóa đại cương (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)