KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Phiếu thăm dò ý kiến sinh viên
Trong tổng số 43 sinh viên là đối tượng nghiên cứu, chỉ có 40 sinh viên
hoàn thành phiếu thăm dò ý kiến của bài thi trắc nghiệm và 30 sinh viên hoàn thành phiếu thăm do của bài thí viết, các sinh viên còn lại vắng mặt.
Ảnh hưởng của các hình thức đánh giá đến phương pháp học tập của sinh
Viên:
Dùng kỹ thuật phân tích định tính phan thứ nhất của phiếu thăm dò ý kiến,
kết quả cho thấy rằng:
Nhóm các luận điểm minh họa cho chiến lược học theo chiều rộng gồm luận điểm 1, 3, 5, 6 và 9.
Ở các luận điểm 3, 5, 6 và 9:
© Luận điểm 3: Tôi cố ghi nhớ thuộc lòng bài giảng và sách giáo khoa càng nhiểu càng tốt.
e© Luận điểm 5: Tôi chỉ học giáo trình và các bài ghi chép trên lớp.
© Luận điểm 6: Tôi đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung
môn học.
e© Luận điểm 9: Tôi chỉ học những vấn để mà tôi đoán là có thể hỏi trong bài thi hơn là những điều tôi thực sự ưa thích.
thì số lượng sinh viên chon thang điểm 4 (thỉnh thoảng làm) và 5 (luôn luôn làm)
khi chuẩn bị cho bài thi viết và bài thi trắc nghiệm là gắn như nhau. Chẳng hạn như, trong luận điểm 3, 77% sinh viên bày tỏ sự đồng tình với cách học “ghi nhớ
Trang 34
SVTH: Vũ Tbị Kim am, “Luận in tốt nghiệp
thuốc lòng thật nhiều bài giảng và sách giáo khoa" ở kỳ thi viết còn 63% sinh viên cũng bày tỏ tương tự ở kỳ thi trắc nghiệm. Đối với luận điểm 5, số sinh viên
chon cách “chi học giáo trình và các bài ghi chép trên lớp” cho hai bài thi là khá
cao, 87% ở bài thi viết, 78% ở bài thi trắc nghiệm. Còn ở luận điểm 6, có đến 93%
sinh viên trình bày rằng họ tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến môn học khi ôn tập chuẩn bị cho bài thi viết và 85 % sinh viên ở kỳ thi trắc nghiệm. Qua phản ánh của luận điểm 9, gần một nửa sinh viên chọn cách học để ứng phó với cả kỳ
thi viết lẫn thi trắc nghiệm.
Tuy nhiên, luận điểm 1, "Tôi tổng kết lại tất cả các nội dung kiến thức mà không cẩn hiểu rõ", là luận điểm diễn tả nhiều nhất chiến lược học theo chiểu
rộng lại được sinh viên bày tỏ manh hơn trong bài thi trắc nghiệm. Có 57% sinh viên chọn cách học này khi chuẩn bị cho bài thí trắc nghiệm so với 30% sinh viên chọn cách học này khi chuẩn bị cho bài thi viết.
Kết quả cho thấy sinh viên sử dụng chiến lược học theo chiéu rộng khi
chuẩn bị cho kỳ thi viết lẫn kỳ thi trắc nghiệm, nhưng sinh viên có xu hướng học theo chiều rộng nhiều hơn đối với bài thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chon.
Nhóm các luận điểm diễn tả chiến lược học theo chiéu sâu gồm luận điểm
2,4.7, 8 và 10.
Ở luận điểm 2: * Tôi cố gắng thống nhất giữa lý luận và các bài tập áp
dụng, ví dụ thực tiễn để hiểu rõ nội dung”, có đến 97% sinh viên chọn chiến lược
học này cho cả hai bài thi. Đặc biệt, ở luận điểm 4: "Tôi không thuộc lòng tất cả nội dung của giáo trình mà cố gắng hiểu tường tận các ý tưởng và nguyên lý chính để áp dụng giải quyết vấn dé”, thì 100% sinh viên chọn cách học này để làm bài
viết so với 95% sinh viên chọn cách học này khi làm trắc nghiệm.
Đối với các luận điểm 7: "Trao đổi với bạn", và 8: “Trao đổi với thấy ", các
xinh viên cho điểm 4 và 5 ở phương pháp đánh giá bằng thi viết (luận điểm 7:
X7%; luận điểm 8: 43%) cao hơn so với thi trắc nghiệm (luận điểm 7: 85%; luận
Trang 35
SVTH: Va Thj KimOanb "Luận năn tố nghiệp
điểm 8: 42.5%) là không đáng kể. Điều đáng ghi nhân ở đây là sinh viên chọn
cách trao đổi với thầy thấp hơn nhiều so với cách trao đổi với bạn, mức độ chênh
lệch giữa hai chọn lựa là hơn 40%.
Cuối cùng, các sinh viên cho thấy ý kiến cách biệt rõ ràng hơn ở luận điểm 10: “Ngoài việc hiểu bài, tôi phải nghiên cứu sâu hơn nội dung môn học *. Có 93% sinh viên chọn cách học sâu để chuẩn bị cho kỳ thi viết trong khi chỉ 68%
sinh viên chọn cách học sâu cho kỳ thi trắc nghiệm.
Vậy sinh viên có chiến lược học theo chiều sâu khi chuẩn bị thi viết lắn khi
chuẩn bị thi trắc nghiệm, nhưng chiến lược học sâu lại được thể hiện trong bài thí
viết nhiều hơn trong bài thi trắc nghiệm.
Tóm lại, sinh viên chọn cả chiến lược học sâu lin chiến lược học rộng cho hai kỳ thi viết và kỳ thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, chiến lược học sâu được thể hiện
nhiều hơn trong bài thi viết và chiến lược học rộng được thể hiện nhiều hơn trong
bai thi trắc nghiệm.
Phân tích nhận thức của sinh viên về tính chất của các hình thức đánh giá Phần thứ hai của phiếu thăm dò ý kiến sinh viên gồm 10 luận điểm nói lên tính chất của để thi.
Nói về chất lượng của dé thi là các luận điểm 1, 2, 4, 6, 7 và 9. Trong đó, luận điểm 1 diễn tả tính chất tiêu cực, được sinh viên không đồng tình.
© Luận điểm 1: Để thi vừa qua chỉ hỏi vé những sự kiện đơn giản, học thuộc lòng tốt thì có thể làm bài một cách dễ dàng.
Có 53.3% sinh viên chọn thang điểm | (hoàn toàn không đồng ý) và (không
đồng ý) đối với để thi viết, còn ở dé thi trắc nghiệm thì có đến 62.5%, nghĩa là
sinh viên không công nhận tính chất này trong cả hai bài thi.
Ở các luận điểm 2, 4, 6, 7 và 9:
© Luận điểm 2: Đòi hỏi tôi không chỉ học thuộc lòng các sự kiện mà còn
phải có khả năng suy luận.
Trang 36
SVTH: Viti TbỊ Kim Oanh —— Luận vdn tốt nghiệp.
© Luan điểm 4: Phải hiểu sâu nội dung môn học mới có thể trả lời tốt các
câtu hỏi.
e Luan điểm 6: Phải đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến môn học
mii có thể trả lời tốt các câu hỏi.
© Luan điểm 7: Phải học toàn bộ chương trình, không dám bỏ bớt một phian nào.
© Luan điểm 9: Đòi hỏi tôi phải có khả năng giải quyết vấn để nhanh và
nh:a y bén.
Simh viên chọn thang điểm 4 (đồng ý) và 5 (hoàn toàn đồng ý) khoảng từ
60% đến 80% đối với để thi viết; nhưng ở để thi trắc nghiệm thì số sinh viên đồng
ý lại lên đến 90%. Điều này chứng tỏ rằng sinh viên đánh giá cao chất lượng của
cả hai để thị, đặc biệt là dé thi trắc nghiệm.
Diễn tả tính công bằng của để thi là các luận điểm 3, 5 và 8.
© Luận điểm 3: Dễ đoán mò.
e Luận điểm 5: Dễ gian lận, quay cóp.
e Luan điểm 8: Khó học tủ, đoán trước đề.
Sint viên đều phản bác các luận điểm này ở cả hai bài thi, ý kiến phản đối
chiếm tỉ l@ cao, trên 70%.
Biểtu thị độ tin cậy của kết quả thi là luận điểm 10.
e ILuận điểm 10: Tôi có thể yên tâm với những điểm số đáng tin cậy,
không phụ thuộc chủ quan của người chấm bài.
Sinlh. viên rất tin tưởng vào điểm số của cả hai bài thi, đặc biệt là bài thi
trắc nghiệ:m. Có đến 95% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng sinh viên yên tam ở diém số của bài thi trắc nghiệm vi không phụ thuộc vào chủ quan của người cham bài. Trong khi đó bài thi viết chỉ có 70% sinh viên tán đồng.
Trang 37
SVTH: Va Thi Kim Oanh Luận van tốt nghiệp
Tóm lại, các sinh viên đều có nhận thức tích cực về tính chất của các dé thi.
Ho đều cho rằng, cả bài thi trắc nghiệm lẫn bài thi viết đã thoát ra khỏi những khuyết điểm thông thường mà một dé thi thường gặp phải như:
e Chỉ hỏi về những sự kiện đơn giản, học thuộc lòng tốt thì có thể làm bài
một cách dễ dàng.
eô Dễ đoỏn mũ.
và ô Dễ gian lận, quay cúp.
Kết quả thống kê định tính phiếu thăm dò ý kiến sinh viên được trình bày ở
phu lục B.