III. Phân tích chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm Nokia 1100
3.2. Giai đoạn phát triển
Nokia 1100 được nhiều người biết đến và tin dùng, trở thành một trong những chiếc điện thoại bán chạy nhất thế giới với hơn 200 triệu chiếc được bán ra. Nokia 1100 cũng được cải tiến thêm một số tính năng như đèn pin, loa ngoài và nhạc chuông.
3.2.2.Tình thế triển khai
- Nokia 1100 xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 2004.
- Trong quý III/2005 hãng điện thoại Phần Lan bán được 15 triệu sản phẩm, lợi nhuận tăng 29%.
- Trong giai đoạn 2005-2007, một mình Nokia 1100 gần như “chấp” tất cả những đối thủ Motorola, Sony, Panasonic hay Siemens cùng phân khúc khi liên tục dẫn đầu thị trường. Nokia nhanh chóng vươn lên trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu chiếm khoảng 40% trong quý 2 năm 2008, tăng 38% so với quý 2 năm 2007, theo báo cáo tài chính của công ty này.
3.2.3. Các bước triển khai
- Nokia 1100 không còn là một chiếc điện thoại, mà đã trở thành một trào lưu tiêu dùng trên thị trường di động. Mặc dù đối thủ cạnh tranh lúc này là O2, Motorola, Samsung…nhưng doanh số bán ngày càng gia tăng một cách vững chắc. Khi doanh thu đang ngày càng tăng, ngày càng có nhiều khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm. Nokia bắt đầu thực hiện những chính sách về cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho khách hàng. Các chính sách về quan hệ công chúng được chú trọng nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
3.2.4. Định vị sản phẩm trên thị trường
Vào năm kế tiếp – 2004, Nokia tiếp tục cho ra mắt chiếc điện thoại “thỏi son” – Nokia 7280 với thiết kế thời trang, màn hình 65 nghìn màu, độ phân phải 208×104 px, bộ nhớ trong 50MB, pin700 mAh, và các công nghệ tân tiến khác như ra lệnh bằng giọng nói, tùy chỉnh theme (giao diện)…
Nokia N series
Các dòng flagship tiếp theo được Nokia cho ra mắt vào năm 2005 bao gồm với N70, N90 và N91 với nhiều cải tiến về thiết kế, chức năng camera, dung lượng lưu trữ, dung lượng bộ nhớ, thời lượng pin, loa… Các sản phẩm này được xem là biểu tượng đỉnh cao của công nghệ thời bấy giờ.
Vào năm 2007, báo cáo kinh doanh của Nokia cho thấy doanh nghiệp sở hữu gần 50% thị phần điện thoai di động trên thế giới. Doanh thu của nó là khoảng 150 tỷ đô la và nó có khoảng một triệu nhân viên.
3.2.5. Chiến lược marketing mix - Sản phẩm
Nokia không ngừng nâng cao, cải tiến cả về tính năng và mẫu mã tạo ra những điểm mới mẻ cho điện thoại. Nokia 1100 ra đời với các tính năng ưu Việt: Nghe nhạc, gửi tin nhắn, hỗ trợ tốt băng tần viễn thông ở các quốc gia trên khắp thế giới.Thiết kế nhỏ gọn, pin trâu, độ bền rất cao, cho dù người dùng có vô tình đánh rơi hay sử dụng trong một số môi trường khắc nghiệt về độ ẩm, nhiệt độ nhưng chiếc điện thoại này vẫn hoạt động bền bỉ. Tính năng đèn pin ( torchlight/flashlight ) của Nokia 1100 được mọi người hay sử dụng nhất. Tại nhiều ngôi làng nghèo tại Ấn Độ và một số quốc gia kém phát triển, người ta còn dùng Nokia 1100 như một đèn chiếu sáng vì giá điện đắt đỏ.
Giai đoạn này, Nokia tiếp tục cho ra đời hàng loạt mẫu điện thoại mới như 1112, 1200, 1280, 1600, 1610,.. với đa dạng cả về kiểu dáng, chức năng để đáp ứng nhucầu của từng phân khúc khác nhau và lần lượt đạt được doanh số ấn tượng khôngkém Nokia 1100.
- Giá cả: Giá bán của Nokia 1100 khi vừa ra mắt đạt mức cao nhất là 2.290.000, khi sản phẩm tiến đến giai đoạn tăng trưởng, doanh thu ổn định và tăng lên nhanh chóng, chi phí doanh nghiệp bỏ ra giảm dần, giá thành của Nokia 1100 không còn cao như lúc vừa ra mắt. Với giá bán 950.000 VNĐ tại thị trường Việt Nam (năm 2006). Mức giá bình dân cho một chiếc điện thoại tích hợp nhiều tính năng nổi bật thời bấy giờ đã giúp cho Nokia nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng.
- Phân phối: Nokia tiếp tục mở rộng hệ thống sản xuất của mình trên toàn thế giới và phân phối ồ ạt nhằm đáp ứng lượng tiêu thụ này càng tăng lên. Nokia hướng đến nhiều thị trường mới nổi khác như Trung Quốc, Ấn Độ (năm 2006) và nhanh chóng nhận được sự chú ý cao nhờ độ bền và khả năng hoạt động.
- Xúc tiến bán
Trong giai đoạn này, Nokia cũng đẩy mạnh triển khai các hoạt động quảng cáo và đặc biệt là quan hệ công chúng nhằm quảng bá và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Năm 2006, hãng Nokia tại Anh đã cộng tác với công ty tổ chức âm nhạc hàng đầu thế giới, Live Nation, cho ra mắt một dịch vụ âm nhạc mobile trực tiếp độc quyền, đó là Ticket trush, một chương trình mang lại cho các fan âm nhạc cơ hội mua vé những chương trình âm nhạc và lễ hội ưa thích của họ – đó là những show cháy vé.
Năm 2006 cũng là năm mà Nokia tài trợ cho chương trình năm thứ ba “X- Factor của ITV – một chương trình đặt ra thử thách cho các nhân tố âm nhạc với những giám khảo nổi tiếng như Simon Cowell, Sharon Osbourne và Louis Walsh.
Nokia cũng phát triển lĩnh vực làm phim với cuộc thi làm những đoạn phim ngắn trên điện thoại Nokia, cuộc thi này đã thực hiện được bốn năm.Từ khi ra đời, cuộc thi này đã tạo ra trào lưu mới cho các nhà làm phim – chỉ kể một câu chuyện trong 15 giây – và đã tạo ra một vị trí cho Nokia trong thị trường tài trợ phim đông đảo. Năm 2007, Nokia đã ký một bản thông cáo quốc tế, cùng với hơn 150 tổ chức toàn cầu khác, trước thềm Hội nghị thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc tháng 12 năm 2007 tại Bali, Indonesia. Bản thông cáo này thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới phát triển các chính sách và biện pháp cho lĩnh vực kinh doanh nhằm góp phần xây dựng một nền kinh tế có lượng carbon thấp để đối phó với sự thay đổi khí hậu.