Giai đoạn suy thoái

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm của doanh nghiệp khi sản phẩm:thương hiệu vận Động qua các giai Đoạn trong chu kỳ sống của nó (Trang 35 - 38)

III. Phân tích chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm Nokia 1100

3.4. Giai đoạn suy thoái

Năm 2014, Nokia đứng bên bờ vực phá sản. Không còn lựa chọn nào khác, Nokia phải bán lại mảng kinh doanh điện thoại di động cho Microsoft với giá chỉ 7 tỷ USD.

Nokia X và Nokia XL chạy Android

Ít năm sau đó, Microsoft cho ra mắt Nokia X và Nokia XL chạy Android. Tuy nhiên, do thời gian phát triển quá ngắn nên cặp đôi Android Nokia được cho là khá tụt hậu so với các hãng điện thoại khác như Samsung, Huewei… vốn đã tối ưu cực kỳ tốt cho hệ điều hành Android.

Nhiều năm sau, Microsoft không chi nhiều ngân sách cho việc sản xuất điện thoại để tập trung vào các sản phẩm khác như Windows, Office, Xbox, Surface…

3.4.2. Tình hình triển khai

- Nokia 1100 chỉ có thể nghe, gọi, nhắn tin, chơi một số trò chơi đơn giản như bắt sâu, xếp hình, với màn hình đen trắng, không thể nghe nhạc, truy cập Internet, chụpảnh, quay video…với những chức năng còn hạn chế như thế này không thể đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Nhiều loại điện thoại mới ra đời với nhiều tính năng vượt trội, hiện đại, kiểu dáng đa dạng, mẫu mã đẹp, có thể nghe nhạc, chụp ảnh, truy cập Internet và nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn…

Samsung galaxy Y Iphone 4

Trong phân khúc điện thoại thông minh, Nokia đang chịu sức ép của các đối thủ đứng sau là BlackBerry và iPhone của Apple - được nhiềungười ưa chuộng khi thu nhập của họ đang ngày càng tăng lên, hãng bị chỉ trích vì chậm đưa ra các model cải tiến có màn hình chạm. Nắm bắt được tình hình đó Nokia cần có chiến lược phát triển sản phẩm mới, cho ra đời những chiếc điện thoại có thể thay thế Nokia 1100, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hãng cho ra liên tiếp rất nhiều các mẫu điện thoại được cải thiện nhiều về thiết kế như Nokia 1200,1202, Nokia N9…

và đã đạt được nhiều thành công mới.

 Doanh số: Doanh số của Nokia 1100 giảm rõ rệt khi có nhiều loại điện thoại ra đời nên Nokia đã quyết định hạn chế sản xuất Nokia 1100, chuyển sang sản xuất những loại điện thoại mới có nhiều tính năng vượt trội hơn.

3.4.3. Các bước triển khai

- Chiến lược chung: Loại bỏ sản phẩm, rút sản phẩm Nokia 1100 ra khỏi thị trường.

- Mục tiêu: Thanh lý đẩy nhanh tiêu thụ hết hàng tồn, không bị ứ đọng sản phẩm khi doanh nghiệp rút sản phẩm khỏi thị trường.

- Khách hàng: Dù trong giai đoạn suy thoái, nhưng dòng điện thoại này vẫn rất được lòng người Việt, được công nhận là một mẫu điện thoại “huyền thoại”.

Tuy nhiên, yêu thích là một chuyện, bỏ tiền để sở hữu lại là chuyện khách hàng cần cân nhắc nhiều vấn đề. Nokia sẽ tập trung hướng tới những khách hàng yêu thích và chấp nhận sản phẩm lỗi thời, bỏ qua những vấn đề về bảo hành, linh kiện sửa chữa trong tương lai bởi khi dừng sản xuất thì Nokia cũng không còn trách nhiệm cho các vấn đề xảy ra sau này.

3.4.4. Chiến lược marketing mix

- Sản phẩm: Đầu năm 2008 Nokia 1100 đã ngừng sản xuất, số lượng Nokia được bán trên thị trường cũng không còn nhiều. Tại thời điểm này, Nokia tập trung vào việc thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn và ngừng hẳn việc sản xuất để hoàn toàn “xóa sổ” chiếc điện thoạiNokia 1100. Đã có 250 triệu sản phẩm được bán ra trên toàn thế giới từ khi chiếc điện thoại Nokia 1100 ra đời từ năm 2003 đến nay.

- Giá cả: Giá từ nhà sản xuất cho tới nhà phân phối đều liên tục hạ xuống mức thấp nhất để đẩy mạnh tiêu thụ. Tuy nhiên, do cơn sốt Nokia tại thị trường Việt Nam vẫn chưa hạ nhiệt nên đối với những khách hàng không mua được

sản phẩm chính hãng, họ chấp nhận bỏ số tiền lớn hơn số tiền ban đầu để sở hữu chiếc điện thoại “quốc dân”này.

Giá (triệu đồng)

2,3

0,9 0,5

2003 2006 2008 Năm

Biểu đồ thể hiện giá cả của điện thoại nokia 1100

- Phân phối: Nokia xóa dần sản phẩm khỏi các điểm phân phối đi kèm với việc tiếp tục duy trì các nhà phân phối quen thuộc bằng việc đưa ra những ưu đãi để “trấn an” những lo ngại của các đơn vị cung ứng khi quyết định dừng sản xuất một mẫu điện thoại đang được ưa thích. Sẽ có những vấn đề đặt ra như dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng, sửa chữa linh kiện…

thuộc trách nhiệm của ai và được giải quyết ra sao khi Nokia từ chối mọi trách nhiệm về một chiếc điện thoại đã dừng sản xuất, vấn đề linh kiện thay thế không thể giải quyết. Điều này là một vấn đề không nhỏ cho các đơn vị phân phối chính hãng của Nokia, vì vậy để giải quyết Nokia đã phải đưa ra rất nhiều ưu đãi và quyền lợi trong hợp tác để duy trì sự hợp tác ổn định.

- Xúc tiến: Công cụ này không được chú trọng trong giai đoạn hiện tại, chủ yếu Nokia tích cực cập nhập tin tức về việc ngừng sản xuất Nokia 1100 trên các nền tảng tin tức báo chí, mạng xã hội hoặc tại điểm bán…nhằm tạo hiệu ứng truyền thông thúc đẩynhu cầu mua sản phẩm khi hạ giá sâu và thu hút sự chú ý của dư luận cho các hoạt động ra mắt sản phẩm mới tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống của sản phẩm của doanh nghiệp khi sản phẩm:thương hiệu vận Động qua các giai Đoạn trong chu kỳ sống của nó (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)