Qui trình soạn thảo một bài TNKQNLC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Vật lý: Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương trình dòng điện không đổi trong chương trình vật lý đại cương (Trang 25 - 28)

7.1. Xác định mục đích của bài trắc nghiệm

- Một bài trắc nghiệm có thể có nhiều mục đích. Chẳng hạn bài trắc nghiệm có thể được soạn thảo nhằm phục vụ cho một trong các mục đích sau:

THU VIEN

Trưởng Bei-Hoy Sự- Phạm

-19- `

TP, HO - CHI. MINH

Gide vien husag dầu: Chương Nak Joa Sieh vite: Le Chân Thdo Trang

Thi kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra giữa học kỳ, kiểm tra một chương hoặc một phần đã được học xong.

Phát hiện ra các em HS giỏi hoặc kém.

Kiểm tra thông thường về những kiến thức mà các em HS mới được học.

Chuẩn đoán tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của HS, nhằm giúp qui hoạch

việc giảng day cần thiết sao cho có hiệu quả hơn.

Tập luyện cho HS làm quen với lối thi trắc nghiệm.

- Tuy nhiên một bài trac nghiệm có ích lợi và hiệu quả nhất khi nó được soạn

thảo nhằm phục vụ cho một đích chuyên biệt nào đó. Chẳng hạn nếu bài trắc nghiệm được soạn để thi kiểm tra cuối kỳ thì các câu hỏi phải được soạn sao cho điểm số phân tán khá rộng để xếp hạng và phân loại trình độ HS. nếu bài

trắc nghiệm chỉ nhằm kiểm tra thông thường về những kiến thức mà các em HS

mới được học thì câu trắc nghiệm phải được soạn sao cho hâu hết HS đạt điểm

tối đa nếu chúng thực sự tiếp thu bài học, như vậy mới chứng tỏ sự thành công

trong việc giảng đạy của ta.

- Tóm lại một bài trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích và người sọan trắc nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo được bài trắc nghiệm giá trị, vì chính mục đích này chỉ phối nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm mình dự định soạn thảo.

7.2. Phân tích nội dung môn học và dé ra mục tiêu nhận thức cho từng nội dung:

Gồm các bước sau:

BI. Xác định cấu trúc của chương, phần kiến thức cần khảo sát:

Người sọan trắc nghiệm phải biết số tiết được phân phối cho chương hay phần kiến thức mà mình khảo sát. Chương gồm bao nhiêu bài, mỗi bài được dạy trong bao nhiêu tiết. Ta phải thực hiện công đoạn trên vì việc này giúp cho người sọan

trắc nghiệm biết kiến thức nào là trọng tâm để đặt câu hỏi trắc nghiệm.

B2. Xác định đặc điểm của chương, phan kiến thức cẩn khảo sát:

Các kiến thức trong chương (phan) có liên quan như thế nào. Chương hay phần khảo sát có liên quan đến các chương (phan) khác trong toàn bộ hệ thống

kiến thức mà ta dạy ra sao? Ngoài ra ta phải xác định các kiến thức của chương

được xây dựng dựa trên nền tẳng kiến thức nào?

B3. Tóm tắt nội dung:

Trong bước này người sọan trắc nghiệm phải soạn thảo nội dung kiến thức của chương cần khảo sát.

Dựa trên việc nghiên cứu nội dung phát biểu thành những ý tưởng cốt lõi, những vấn để khái quát, những mối liên hệ, những nguyên lí để lựa chọn ra những nội dung can kiểm tra đánh giá và có thể tóm lược lại bằng một sơ đổ cấu trúc

hình cây, tại mỗi đầu mút của sơ dé là nội dung cẩn kiểm tra đánh giá.

€ftdo eltn hussng dda: Chương Dek Toa Sink vitn: Lt Trdn Thdo Trang

Để làm được diéu trên người soan trắc nghiệm phải đọc kĩ sách giáo khoa và

những sách có liên quan đến kiến thức cần kiểm tra đánh giá để nắm toàn bộ nội

dung, kiến thức trình bày trong phan nghiên cứu. Từ đó xác định loại kiến thức và các kiến thức chủ yếu để kiểm tra đánh giá HS.

B4. Xác định mục tiêu cần đạt được ứng với từng loại kiến thức,

Dù trắc nghiệm được sử dụng cho mục đích nào thì việc đo lường thành quả

học tập cẩn được hiểu là lường mức độ dat đến mục tiêu day học, vì vậy nội dung

và cấu trúc bài trắc nghiệm phải được đặt trên cd sở các mục tiêu dạy học. Tuy

nhiên một bài trắc nghiệm không thể đo lường hết mọi mục tiêu, do đó ta chỉ để cập đến các mục tiêu có thể đo được. Nghĩa là người giáo viên phải xác định được những tiêu chí, kĩ năng , kiến thức HS cần đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo và sau đó xây dựng qui trình và công cụ đánh giá nhằm đo lường xem HS

đó có đạt những tiêu chí đó hay không.

Những lợi điểm khi xác định rõ ràng mục tiê iéu cần đạt:

~ Tạo thuận lợi cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng.

- Mục đích của môn học, nội dung môn học va qui trình đánh giá vừa nhất quán

vừa chặt chẽ với nhau.

- Mục tiêu cho phép người đánh giá xác định hoạt động giảng day và tài liệu học tập nào có hiệu quả.

- Cho thấy rõ ràng sự đối chiếu kết quả đào tạo giữa nội dung giảng viên truyền đạt và nội dung HS tiếp thu và có thể thực hành được

- Mô hình giảng dạy hợp lí phải xác định được trình tự giữa mục tiêu và nội dung,

nghĩa là HS phải làm được A trước khi có thể làm được B.

- Khuyến khích sự tự đánh giá của HS vì HS biết mình phải đạt cái gì.

- Hỗ trợ hiệu quả việc học của HS và giảm bớt lo lắng vì có hướng dẫn và xác

định rõ rang các ưu tiên trong giảng dạy.

- HS hiểu rõ các môn học có liên thông với nhau và gắn với mục đích đào tạo.

Các đặc điểm của mục tiêu:

- Mục tiêu cần phải cụ thể : phải nêu ra kết quả mà nó nhằm đạt được. Các mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc làm sáng tỏ các mục đích, định hướng cho các

hoạt động, hướng dẫn thu thập số liệu và các phương tiện đo đạc, cung cấp cơ

sở cho việc kiểm tra tính hiệu quả của đánh giá.

- Mục tiêu phải có thể do được : để có thể đo được các mục tiêu cần nhầm vào

các kết quả có thể quan sát hoặc thể hiện được.

- Mục tiêu phải có thể đạt được : tránh nêu ra các mục tiêu xa, mơ hé không thể đạt được cho dd đó là rất cần, ví dụ: phát triển óc sáng tạo của HS (rất cần

nhưng không thể đạt được sau một số giờ học ).

¿#12

€itdo vlin huang daa: Chương Dink Toa Sink dưa: Le Tran Thao Trang

- Mục tiêu cẩn phải hướng vào kết quả: mục tiêu chính là các kết quả mà HS

phải đạt được.

- Mục tiêu cần phải giới hạn thời gian : xác định đó là mục tiêu sau vài tiết học, sau một hay nhiều chương hoặc cuối một học kỳ. Những mục tiêu sau khoảng thời gian dai thì bao quát được nhiều tri thức hơn.

Phân loai mục tiêu:

Theo Benjamin S.Bloom mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức có 6 mức độ từ

thấp đến cao như sau:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Vật lý: Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương trình dòng điện không đổi trong chương trình vật lý đại cương (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)