Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản pci (Trang 44 - 50)

d. Khả năng sinh lời của tổng vốn

3.2 Một số giải pháp chủ yếu

Để khắc phục những tồn tại trong sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian qua, đông thời thực hiện mục tiêu của công ty trong thời gian tới, cần phải có một hệ thống các giải pháp chủ yếu:

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

3.2.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản PCI trong thời gian tới trước hết công ty cần chuyển đổi lại cơ cấu vốn, tăng tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn, bổ sung thêm nguồn vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định đáp ứng đầy đủ nhu cầu về móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho thi công, thiết kế. Kết hợp với việc đầu tư mở rộng loại hình kinh doanh làm tăng hiệu quả và tiến độ thực hiện kế hoạch của công ty.

Trong công tác quản lý tài sản cố định công ty nên tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho từng bộ phận riêng, các dự án khác nhau, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn cho các bộ phận, các dự án nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định. Sử dụng đòn bẩy lợi ích kinh tế để nâng cao công suất sử dụng tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh, có hình thức thưởng, phạt rõ rang, nghiêm minh cho các trường hợp quản lý, sử dụng tài sản cố định có hiệu quả cao hay vi phạm nguyên tắc quản lý, bảo dưỡng làm hư hỏng, giảm công

suất và hiệu quả hoạt động của tài sản cố định.

Đối với vấn đề khấu hao tài sản cố định Công ty cần chú ý lựa chọn sử dụng phương pháp khấu hao hợp lý ví dụ như: áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho những tài sản quan trọng, thời gian làm việc lớn, cường độ làm việc cao để có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh và bảo đảm phản ánh đúng mức độ tài sản cố định. Thường xuyên đánh giá lại tài sản vào cuối kỳ hoạt động do giá cả tài sản luôn biến động, nhiều máy móc thiết bị hiện đại hơn ra đời dẫn đến tình trạng hao mòn vô hình nhanh chóng làm giảm nguyên giá tài sản cố định.

Tăng cường đầu tư, mua sắm, đổi mới TSCĐ, nhanh chóng xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng hoặc không sử dụng được nhằm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư cho TSCĐ mới. Trước khi nhập trang thiết bị, máy móc công nghệ Công ty phải xác định được trình độ tiên tiến của trang thiết bị, máy móc cũng như công nghệ đó bằng cách thuê các chuyên gia hoặc công ty tư vấn có đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kỹ thuật, trình độ máy móc, trang thiết bị và công nghệ, có khả năng đánh giá mức độ phù hợp của chúng với điều kiện thực tế về thời tiết, khí hậu, địa lý nơi dự định đặt máy móc, trang thiết bị, công nghệ đó… nhằm tránh tình trạng nhập phải trang thiết bị, máy móc, công nghệ lạc hậu không phù hợp, khong sử dụng có hiệu quả, không đáp ứng được mong muốn về kỹ thuật, chất lượng, gây lãng phí nguồn vốn như không ít các doanh nghiệp gặp phải. Bên cạnh đó Công ty cần phải có kế hoạch sử dụng tài sản cố định một cách hợp lý nhằm khai thác hết công suất của tài sản cố định, nâng cao hiệu quả làm việc.

3.2.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động

 Xây dựng cơ cấu vốn lưu động hợp lý

Cũng như vốn cố định, trước khi đi sâu vào phần tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động điều cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động và tỷ trọng vốn lưu động trong cơ cấu vốn cho hợp lý. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Công ty muốn hoạt động không thể thiếu vốn tiền tệ. Do vậy, việc chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sản xuất kinh doanh của Công ty.

tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của Công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Để phát triển hoạt động xuất khẩu,nhu cầu vốn để nhập lượng hàng lớn cũng tăng lên. Việc này đòi hỏi Công ty phải huy động vốn lớn đáp ứng cho nhu cầu thu mua hàng, tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình họat động của Công ty.

Công ty nên xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu nhập lượng hàng lớn để có hàng dự trữ khi các đại lý lấy nhiều hàng. Từ đó, có biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời. Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho kinh doanh, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho Công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.

Ngoài ra, Công ty cần chủ động phân phối nguồn huy động được sao cho phù hợp cho từng bộ phận và dự án của Công ty. Khi thực hiện Công ty căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng thực tế của Công ty.

Trong thực tế nếu phát sinh nhu cầu thêm vốn, Công ty cần đáp ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động được liên tục. Nếu thừa vốn Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt, đầu tư mở rộng kinh doanh, góp vốn liên doanh, cho đơn vị khác lấy hàng theo hình thức trả nợ dần để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước làm cơ sở, cùng với dự định về kinh doanh của Công ty trong kỳ kế hoạch và ngân sách dự kiến về biến động của chính mình.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của kế hoạch hoạt động kinh doanh. Cũng như đối với các kế hoạch khác, kế hoạch huy động và sử dụng vốn phải được lập sát, toàn diện đồng bộ để làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng vốn của Công ty được hiệu quả hơn.

Các khoản phải thu tuy có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả nhưng nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thực trạng các khoản phải thu của công ty giai đoạn 2008- 2010 cho thấy khoản phải thu chủ yếu là trả trước cho người bán ngày một gia tăng và ở mức cao. Vốn lưu động của Công ty bị chiếm dụng khá lớn trong khi đó Công ty đang thiếu vốn để đầu tư. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để Công ty vừa được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực kinh doanh hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu tốt nhất là:

+ Không chấp nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho mà trước khi quyết định bán chịu hay không Công ty nên phân tích khả năng tài chính của khách hàng và đánh giá khoản tài chính được đề nghị. Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng nhằm xác định liệu khoảng tài chính này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Để làm được điều này Công ty phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu về tài chính đảm bảo như: Phẩm chất, khả năng tài chính, năng lực trả nợ, vốn khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng. Công ty chỉ nên bán chịu cho khách hàng khi được cái lớn hơn cái đã mất.

+ Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết.

Giải pháp thu hồi nợ: Tiến hành sắp xếp, phân loại các khoản phải thu theo thời gian và mức độ rủi ro đồng thời thẩm định lại tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Có như vậy Công ty mới có thể theo dõi được thời hạn của khoản nợ, lập kế hoạch thu hồi nợ đúng hạn trong hợp đồng. Ngoài ra Công ty phải thường xuyên theo dõi số dư của các khoản phải thu trên cơ sở đó Công ty có tính hành đòi nợ tiếp hay không.

 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho.

Hàng tồn kho giảm dần qua ba năm, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TSLĐ năm 2008 là 36,7%, năm 2009 là 21,3% và đến năm 2010 giảm xuống chỉ còn

14,84%. Như vậy, công tác quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp khá tốt. Trong những năm tới, công ty cần phát huy hơn nữa việc quản lý hàng tồn kho, tránh bị ứ đọng vốn trong khâu dữ trữ.

 Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý.

Việc xác định chính xác mức dự trữ tiền mặt tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa vo cùng quan trọng. Bản thân tiền mặt là loại tài sản không sinh lời, do vậy phải dự trữ một lượng vừa đủ cho các hoạt động kinh doanh và đảm bảo bảo khả năng thanh toán nhanh. Công ty cũng nên xây dựng kế hoạch dự báo nhu cầu vốn bằng tiền cho tháng, quý hoặc năm để dự đoán chính xác nhất luồng tiền ra, vào của doanh nghiệp.

III.2.2 Nâng cao tỷ suất sinh lời ROA,ROE

Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời phản ánh khả năng sinh lời của đồn vốn. Trong những năm qua, các chỉ số ROA,ROE của doanh nghiệp còn thấp, doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao các chỉ số này bằng cách:

-Tăng doanh thu của doanh nghiệp. Cụ thể cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, có chính sách ưu đãi hợp lý.

-Đầu tư vào các hoạt động có khả năng sinh lời cao và phù hợp với năng lực của công ty.

-Tiết kiệm chi phí, cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

3.2.3 Điều chỉnh kết cấu nguồn hợp lý

- Điều chỉnh kết cấu giữa hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu

Hiện nay công ty đang kinh doanh với một cơ cấu vốn chư thật sự hợp lý, tỷ trọng của nguồn vốn vay quá lớn, đặc biệt là ngồn vốn vay ngắn hạn.Vì vậy cần điều chỉnh giảm tỷ trọng nguồn này xuống đồng thời tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong phương hướng hạt động của công ty cũng đã đưa ra biện pháp để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu để hạn chế sự phụ thuộc vào các chủ nợ và tăng khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Làm được điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay dễ dàng hơn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

- Cần phải điều chỉnh kết cấu giữa nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Thực trạng sử dụng vốn cảu công ty chủ yếu là dùng nguồn vốn ngắn hạn trong khi

nguồn dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. Cần có kế hoạch huy động vốn hiệu quả, an toàn hơn đặc biệt là nguồn dài hạn.

2.3.4 Cần có kế hoạch huy động vốn kinh doanh hiệu quả hơn

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dư định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn cảu công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu qảu cao nhất.

Từ năm 2008- 2010 nguồn hình thành vốn của công ty chủ yếu là nợ phải trả, điều này chứng tỏ công ty chưa có sự độc lập về mặt tài chính, điều đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để đảm bảo tổ chức và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, theo cá nhân em khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn cần chú trọng một số vấn đề sau :

-Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu hàng hóa phục vụ hoạt động xuất khẩu. Từ đó có biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời tránh tình trạng lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của công ty.

-Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.

Trong thực tế, nếu phát sinh nhu cầu thêm vốn, công ty cần đáp ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động được thực hiện liên tục. Nếu thừa vốn cần có biện pháp xử lý linh hoạt, đầu tư mở rộng kinh doanh, góp vốn liên doanh liên kết đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước là cơ sở, cùng với dự định về kinh doanh của công ty trong kỳ kế hoạch và ngân sách dự kiến về biến động của chính công ty.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của kế hoạch hoạt động kinh doanh. Cũng như đối với các kế hoạch khác, kế hoạch huy động và sử dụng vốn phải được lập sát, đúng, toàn diện đồng bộ để làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng vốn của công ty được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản pci (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w