Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản pci (Trang 32 - 39)

VLĐ đầu kỳ Tr.đồng 16.250,34 18.410,27 172.700,15VLĐ cuối kỳ Tr.đồng 18.410,27 172.700,15 299.084,61 VLĐ cuối kỳ Tr.đồng 18.410,27 172.700,15 299.084,61 VLĐ bình quân Tr.đồng 17.330,31 95.555,21 235.892,38 DTT về bán hàng Tr.đồng 46.696,20 1.145.466,85 1.466.617,47

Vòng quay VLĐ Vòng 26,93 11,99 6,22Kỳ luân chuyển Ngày 13,37 30,03 57,90 Kỳ luân chuyển Ngày 13,37 30,03 57,90

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu bảng báo cáo KQKD và bảng CĐKT)

Từ bảng 2.7 ta thấy số vòng quay vốn lưu động năm 2008 là 26,93 vòng, năm 2009 giảm còn 11,99 vòng và năm 2010 là 6,22 vòng. Việc giảm số vòng quay vốn đã làm tăng thời gian luân chuyển vốn lưu động từ 13,37 ngày năm 2008 lên 57,9 ngày năm 2010. Đây là kết quả không khả quan mà ban lãnh đạo công ty cần quan tâm để

cso biện pháp giải quyết kịp thời, nâng cao hiệu qảu sử dụng vốn của công ty.

b.Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 261,1 8

5.952, 66

17.722, 07

VLĐ bình quân Tr.đồng 17.330, 31

95.555, 21

235.892, 38

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ Tr.đồng 0,0 2

0,0 6

0,0 8

( Nguồn : Tính toán dựa trên số liệu bảng báo cáo KQKD và bảng CĐKT)

Chỉ tiêu tỷ suât lợi nhuận vốn lưu động là chỉ tiêu biểu thị mỗi đơn vị tài sản bỏ vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Được đo bằng tổng lợi nhuận trước (sau) thuế với VLĐ bình quân. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo lợi ích cuối cùng, do đó sự đánh giá hiệu quả thông qua điều này là chính xác và thực tế. Thể hiện trong bảng số liệu trên, chỉ tiêu này năm 2009 cao hơn năm 2008 là 0,04 đồng. Nghĩa là lợi nhuận sinh ra từ một đồng vốn lưu động trong kinh doanh của công ty năm 2009 tăng 0,04 đồng so với năm 2008 và năm 2010 tăng 0,02 đồng so với năm 2009. Như vậy ta thấy tình hình sử dụng vốn của công ty khá hiệu quả, là dấu hiệ đáng mừng.

c.Tốc độ thu hồi các khoản phải thu

Bảng 2.9 : Tốc độ thu hồi các khoản phải thu

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DTT về bán hàng và cung cấp

dịch vụ Tr.đồng 466,696.20 1,145,466.85 1,466,617.47

KPT đầu kỳ Tr.đồng 198,240.55 214,952.65 419,768.78

KPT cuối kỳ Tr.đồng 214,952.65 419,768.78 565,370.03

KPT bình quân Tr.đồng 206,596.60 317,360.72 492,569.41

Vòng quay các KPT Vòng 2,26 3,61 2,98

Kỳ thu tiền trung bình Ngày 159,36 99,74 120,91

(Nguồn : Tính toán dựa trên số liệu bảng báo cáo KQKD và bảng CĐKT)

Năm 2008 vòng quay các khoản phải thu đạt 2,26 vòng, năm 2009 tăng lên 3,61 vòng, năm 2010 lại xuống còn 2,98 vòng. Theo đó, nếu như năm 2008 công ty mất 159,36 ngày thu hồi được nợ thì năm 2009 chỉ mất 99,74 ngày, giảm 59,62 ngày và năm 2010 lại tăng nhẹ 120,91 ngày, tăng 21,17 ngày. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty có chiều hướng tốt, đặc biệt là năm 2009.

Từ số liệu trong bảng 2.9 ta tính toán được: so với năm 2009 thì doanh thu tăng 144,81%, trong khi đó khoản phải thu bình quân tăng 54%. Năm 2010 thì doanh thu tăng 27,95% trong khi khoản phải thu bình quân tăng 55%. Như vậy, trong ba năm khoản phải thu đều tăng và tỷ trọng trong tổng tài sản lưu động cũng tăng dần từ 55,8% lên 83,59%. Năm 2009, công tác quản lý, thu hồi nợ của công ty khá tốt, nhưng sang năm 2010 thì không được khả quan. Doanh thu tăng 27,95% nhưng khoản phải thu lại tăng đến 55%, tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Điều này cho thấy vốn của công ty đang bị chiếm dụng nhiều hơn, tức công ty cấp tín dụng cho khách hàng nhiều hơn. Mặt khác, khoản phải thu ở đây chủ yếu là trả trước cho khách hàng. Công ty đang có chiến lược đầu tư vào hoạt động xuất khẩu gạo, cà phê. Khoản phải thu tăng có thể hiểu là công ty đang cấp tín dụng cho khách hàng nhằm tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài. Song trong tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng của lạm phát, giá cả tăng, ban lãnh đạo cũng cần nghiên cứu, xem xét, tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều.

c.Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

GVHB Tr.đồng 438.545,00 1.081.287,85 1.282.456,26

HTK đầu kỳ Tr.đồng 150.232,05 141.373,50 115.091,02

HTK cuối kỳ Tr.đồng 141.373,50 115.091,02 100.373,10

HTK bình quân Tr.đồng 145.802,78 128.232,26 107.732,06

Vòng quay HTK Vòng 3,01 8,43 11,90

Số ngày 1 vòng quay Ngày 119,69 42,69 30,24

(Nguồn : Tính toán dựa trên số liệu bảng báo cáo KQKD và bảng CĐKT)

Nhận thấy vòng quay hàng tồn kho tăng mạnh qua ba năm. Năm 2008 là 3,01 vòng, năm 2009 tăng 8,43 vòng và đạt 11,9 vòng năm 2010. Vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số ngày 1 vòng quay giảm, tức vốn của doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu dự trữ. Kết hợp bảng số liệu 2.1 và 2.6 ta nhận thấy :

- Hàng tồn kho là khoản vốn trong khâu dự trữ, giá trị khoản mục này giảm dần trong ba năm. Xét giá trị cuối mỗi năm thì năm 2008 có tổng giá trị hàng tồn kho là 141.373,50 triệu đồng, năm 2009 giảm 26.282,48 triệu đồng tương đương 18,59% và giảm 14.717,92 triệu, giảm 12,79% năm 2010.

- So với năm 2009, giá vốn hàng bán tăng 642.742,85 triệu đồng, tăng 146,56%,trong khi giá trị hàng tồn kho bình quân giảm 12% nên đã làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty nâng cao, rút ngắn được thời gian một vòng luân chuyển hàng tồn kho, giảm vốn ứ đọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Năm 2010, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 18,6%, hàng tồn kho bình quân giảm 16%, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 28,04%. Có thế nhận xét rằng, công ty quản lý vốn khá tốt, tiết kiệm chi phí, quản trị hàng tồn kho khá hiệu quả; đây là một thành tích của công ty.

2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, trước hết ta đi xem xét, phân tích cơ cấu tài sản cố định của công ty qua ba năm 2008, 2009 và 2010 qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.11: Cơ cấu tài sản cố định

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 So với năm 2008 So với năm 2009

Gia tri % Gia tri % Gia tri % Mức tăng % Mức tăng %

Tổng TSCĐ 96.253,75 100,00 97.013,69 100,00 98.743,32 100,00 759,94 0,79 1.729,63 1,78 TSCĐ hữu hình 70.257,82 72,99 69.013,19 71,14 64.257,82 65,08 (1.244,63) (1,77) (4.755,37) (6,89) Nguyên giá 76.003,61 76.003,61 76.003,61 - - - - Giá trị HMLK (5.745,79) - (6.990,42) (11.745,79) (1.244,63) 21,66 (4.755,37) 68,03 TSCĐ vô hình 25.995,93 27,01 25.461,77 26,25 23.995,93 24,30 (534,16) (2,05) (1.465,84) (5,76) Nguyên giá 26.894,63 26.894,63 26.894,63 - - - - Giá trị HMLK (898,70) (1.432,86) (2.898,70) (534,16) 59,44 (1.465,84) 102,30 Chi phí XDCB dở dang - - 2.538,72 2,62 10.489,57 10,62 2.538,72 - 7.950,85 313,18

Nhìn chung, lượng vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định của công ty qua năm tăng không đáng kể. Cơ cấu tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, không có tài sản cố định thuê tài chính. TSCĐ hữu hình của đơn vị bao gồm các loại máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; dụng cụ quản lý nhà cửa, vật kiến trúc. TSCĐ vô hình bao gồm quyền sử dụng đất, giấy tơ có giá, bản quyền và các TSCĐ vô hình khác.

Trong ba năm thì TSCĐ hữu hình vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hơn 65% tổng TSCĐ. So với năm 2008 thì tổng giá trị TSCĐ năm 2009 tăng 759,94 triệu đồng ( tăng 0,79%), tỷ trọng TSCĐ hữu hình giảm 1,77%; TSCĐ vô hình giảm 2,05%. So với năm 2009 thì tổng TSCĐ tăng 1.729,63 triệu đồng (tăng 1,78%) nhưng TSCĐ hữu hình lại giảm 6,89%; TSCĐ vô hình giảm 5,76%. Nguyên nhân TSCĐ năm 2010 vẫn tăng mặc dù TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình đều giảm là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng. Công ty đang xây dựng 1 vài công trình làm văn phòng giao dịch mới.

Với cơ cấu TSCĐ như trên, ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty thông qua một số chỉ tiêu sau:

a.Vòng quay vốn cố định

Bảng 2.12: Vòng quay vốn cố định

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

VCĐ đầu kỳ Tr.đồng 95.167,58 96.253,75 97.013,69

VCĐ cuối kỳ Tr.đồng 96.253,75 97.013,69 98.743,32

VCĐ bình quân Tr.đồng 95.710,67 96.633,72 97.878,51

DTT về bán hàng

và cung cấp dịch vụ Tr.đồng 466.696,20 1.145.466,85 1.466.617,47

Vòng quay VCĐ Vòng 4,88 11,85 14,98

( Nguồn: Tính toán dựa trên sô liệu bảng báo cáo KQKD và bảng CĐKT)

Chỉ tiêu vòng quay vốn cố định của công ty tăng dần. Năm 2009 là 11,85 vòng tăng 6,97 vòng; năm 2010 tăng 3,13 vòng đạt 14,98 vòng. Vòng quay vốn tăng chứng tỏ khả năng luân chuyển vốn khá hiệu quả. Đây là một thành tích trong công tác quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Để có kết quả sát thực hơn về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cần phải xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định bởi đây là chỉ tiêu được xây dựng dựa trên kết quả cuối cùng là lợi nhuận. Kết quả đó được tính toán và thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

LN trước thuế Tr.đồng 261.18 5,952.66 17,722.07

VCĐ bình

quân Tr.đồng 95,710.67 96,333.72 97,878.51

TSLN VCĐ Tr.đồng 0.003 0.062 0.181

( Nguồn : Tính toán dựa trên số liệu bảng báo cáo KQKD và bảng CĐKT)

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy vốn cố định bình quân của công ty năm 2009 tăng 1% trong khi lợi nhuận ròng thu được là 5.952,66, tăng 2.179% so với năm 2008 nên hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2009 của công ty tăng 2.164%. Sang năm 2010, tỷ suất lơi nhuận đạt 0,181, tăng 193%. Do đó, có thể kết luận công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả.

2.2.3.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ta phân tích các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.14: Bảng chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DTT Tr.đồng 466.696,20 1.145.466,85 1.466.617,47

VKD đầu kỳ Tr.đồng 111.417,92 114.664,02 269.713,84

VKD cuối kỳ Tr.đồng 114.664,02 269.731,84 379.827,93

VKD bình quân Tr.đồng 113.040,97 192.197,93 324.770,89

LN từ bán hàng Tr.đồng 25.011,85 56.952,89 171.681,57

Vòng quay VKD Vòng 4,13 5,96 4,52

TSLN VKD Tr.đồng 0,22 0,30 0,53

a.Vòng quay vốn kinh doanh

Qua các số liệu tính toán ở trên, ta thấy năm 2008 vòng quay vốn kinh doanh của công ty là 4,13 vòng tức là với một đồng vốn công ty sẽ thu được 4,13 đồng doanh thu. Năm 2009, chỉ tiêu này tăng lên 5,96 vòng, tuy nhiên đến năm 2010 lại giảm xuống chỉ còn 4,52 vòng. Nguyên nhân có thể do vốn kinh doanh bình quân tăng mạnh (tăng 69%) trong khi doanh thu thu về chỉ tăng 28%. Như vậy, năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã giảm sút.

b.Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh cuả công ty theo số liệu ở trên cho thấy với cùng một đồng vốn bỏ ra thì năm 2010 sẽ thu về lợi nhuận nhiều hơn năm 2008 và năm 2009. Cụ thể là với một đồng vốn kinh doanh năm 2008 tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận, năm 2009 tạo ra 0,3 đồng và năm 2010 tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tố độ tăng vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này thể hiện bản chất của hiệu quả kinh doanh, nói lên thực trạng tình hình kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tốt.

c.Hiệu suất sử dụng tổng vốn

Bảng 2.15: Hiệu suất sử dụng tổng vốn

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 466.696,20 1.145.466,85 1.466.617,47

DT HĐTC 1.709,41 14.518,99 18.789,46

DT và TN khác - 12.815,61 12.986,26

Tổng DT 468.405,61 1.172.801,45 1.498.393,19

Tổng vốn bình quân 412.538,60 569.380,50 1.432.351,54 Hiệu suất sử dụng tổng vốn 1,14 2,06 1,05

(Nguồn : Tính toán dựa trên bảng báo cáo KQKD và bảng CĐKT)

Qua bảng tính trên ta thấy, năm 2009 hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty không được tốt. Nếu như năm 2008, một đồng vốn đưa vào phục vụ các hoạt động của công ty tạo ra 1,14 đồng doanh thu, năm 2009 lại tăng vọt lên 2,06 đồng và giảm mạnh xuống còn 1,05 đồng năm 2010. Có thể nhận thấy công ty bỏ vốn quá nhiều, cần có kế hoạch tốt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản pci (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w