Biên
3.1. Kết qủa đạt được
Dựa trên tình hình chung của nền kinh tế mà đánh giá thì trong giai đoạn vừa rồi tình hình huy động vốn của Chi nhánh Sacombank Long Biên là khá tốt. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện các NHTM nói chung cũng như của các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động vốn hấp dẫn thì Sacombank Long Biên vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng bao gồm cả khách hàng là các doanh nghiệp. Trong thời gian tới Chi nhánh cần phát huy hơn nữa thế mạnh này bởi việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi của
các TCKT, doanh nghiệp là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay...
Trong giai đoạn 2009-2011 Sacombank Long Biên đã đạt được những kết quả khả quan:
- Tổng nguồn vốn huy động tăng, cao trong toàn hệ thống Sacombank. Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra của ban lãnh đạo Sacombank.
- Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng lớn hơn loại tiền gửi không kỳ hạn.
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn. Nguồn vốn này nói chung phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
Có được kết quả trên là do Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp sau: - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong dân cư. Ngân hàng đã từng bước mở rộng mạng lưới phục vụ, mở ra thêm 2 phòng giao dịch đó là phòng giao dịch Yên Viên và phòng giao dịch Đông Anh. Mạng lưới tiết kiệm được bố trí thuận tiện ở những nơi dân cư đông đúc tạo thuận tiện cho người gửi tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình thức huy động tiền gửi như:
- Tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn khác nhau (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) bằng nội tệ và ngoại tệ, kỳ phiếu có mục đích.
- Chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích người gửi tiền.
- Khuyến khích mở tài khoản, thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng các chương trình quay số trúng thưởng.
- Phát hành tận nơi hàng ngàn thẻ thanh toán và thẻ tín dụng cho các khách hàng.
Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh rất coi trọng công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã trang bị hàng loạt công nghệ hiện đại như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động, máy POST,... Đó là bước nhảy vọt về hoạt động ngân hàng nói chung, công tác huy động vốn nói riêng. Bên cạnh đó Sacombank Long Biên còn tuyển chọn khá kỹ lưỡng đội ngũ kỹ sư tin học và công nghệ sẵn sàng ứng phó với mọi vấn đề xảy ra.
Chi nhánh đã ứng dụng rất thành công các biện pháp kinh tế để khuyến khích khách hàng thường xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản như giảm chi phí thanh toán qua ngân hàng, những đơn vị có số dư cao và thường xuyên ổn định trong tài khoản này sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi. Đối với khách hàng lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng sẽ giảm lãi suất tiền vay.
3.2. Những vấn đề tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi nhánh còn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục, đó là:
- Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tuy lớn nhưng cơ cấu chưa hợp lý, thiếu tính ổn định. Nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn nhưng luôn biến động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao. Nguồn tiền gửi dân cư có tăng nhưng tương đối không ổn định.
- Cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cho vay tiêu dùng… đã được dịch chuyển theo hướng tích cực, nhưng tốc độ còn chậm, tỷ trọng dư nợ còn thấp, vốn tín dụng vẫn còn tập trung vào một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu.
- Các sản phẩm dịch vụ mới (sản phẩm thẻ) triển khai chậm, thiếu đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng còn ít, uy tín sản phẩm không cao. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trường. Tỷ trọng thu phí dịch vụ tuy có tăng song còn thấp so với tổng thu nhập, nguồn thu chủ yếu vẫn là khoản thu từ lãi điều hòa vốn, đầu tư và cho vay.
- Trình độ, năng lực đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Mặc dù đã đưa ra nhiều chương trình tiếp thị rầm rộ nhưng công tác tiếp thị chưa có hiệu quả.
3.3. Nguyên nhân chủ yếu
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
• Ban lãnh đạo Chi nhánh vẫn chưa linh hoạt thay đổi các chiến lược và các chương trình huy động vốn trong từng thời điểm. Hầu hết các chương trình mở ra với quy mô lớn rầm rộ nhưng chưa khai thác được triệt để nhu cầu khách hàng.
• Công nghệ ngân hàng ở Chi nhánh đã được hiện đại hoá nhưng chưa hoàn thiện nên khi thanh toán trên tài khoản khách hàng đôi khi bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến khách hàng. Thêm vào đó, chưa hoàn thiện được mô hình giao dịch một cửa nên qui trình mở và sử dụng tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh còn phức tạp, tốn kém thời gian, giảm năng suất của bản thân ngân hàng và tăng
chi phí đối với khách hàng gửi tiền. Hiện nay Sacombank đã bắt đầu đưa vào dịch vụ E-banking nhưng vẫn con nhiều đối tượng khách hàng chưa hiểu rõ về dịch vụ này và giao dịch trực tiếp qua phòng giao dịch nên gây sự mất thời gian cho khách hàng.
• Trình độ cán bộ chưa toàn diện mang tính chất chuyên môn hoá cao theo từng lĩnh vực như kế toán, ngân quỹ, kế toán tổng hợp… dẫn đến khi nộp hay thiếu tiền, khách hàng phải trải qua rất nhiều công đoạn rất mất thời gian. Bên cạnh đó có nhiều cán bộ mới tuy có nhiệt tình say mê công việc, nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế.
• Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu người gửi tiền của cán bộ làm công tác huy động vốn dân cư còn thụ động. Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu sâu sát các nhu cầu từng khách hàng cũng như chưa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại Chi nhánh. Công tác điều hành kế toán thanh toán còn nặng nề về giải quyết sự vụ. Công tác kế toán chi tiết vẫn còn một số sai sót, bộ phận kế toán tổng hợp chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
Có thể nói hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua chưa khai thác hết tiềm năng là do mạng lưới hoạt động chưa linh hoạt, chỉ mới tập trung tại một số khu dân cư nên không thể khai thác hết được nguồn vốn nhàn rỗi này.
Khách hàng rút tiền với lượng tiền lớn tại các quĩ tiết kiệm nhỏ lẻ thường phải báo trước hoặc chờ đợi lâu gây trở ngại cho công tác huy động vốn. Chi nhánh chưa quan tâm đầy đủ đến công tác marketing và dịch vụ ngân hàng chưa thực sự phong phú. Công tác tuyên truyền, quảng cáo chủ yếu tập trung ở tạp chí chỉ mang tính chất chuyên ngành nên hình ảnh của Chi nhánh chưa đến được với toàn bộ người dân.
3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân bên trong thì hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh còn chịu nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Đó là bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt, việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn có chi phí thấp gặp phải nhiều khó khăn. Nền kinh tế ít nhiều bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế 2008 nên lòng tin vào sự tăng trưởng kinh tế cũng như đối với ngân hàng suy giảm rõ rệt.
Một điều nữa đó là thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của người dân Việt Nam một sớm một chiều không thể thay đổi. Trình độ dân trí còn thấp,
hiểu biết về hoạt động ngân hàng còn ít đã hạn chế hoạt động giao dịch với ngân hàng. Ngoài ra, với điều kiện kinh tế của Việt Nam đang bước những bứơc chậm chạp như hiện nay, thu nhập cộng đồng dân cư nhìn chung còn thấp, chỉ đủ cho tiêu dùng nên tỷ lệ tích luỹ chưa nhiều.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK CHI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK CHI
NHÁNH LONG BIÊN