Tiền gửi doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 29 - 31)

2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Sacombank Chi nhánh Long Biên

2.1.Tiền gửi doanh nghiệp

Nói đến tiền gửi doanh nghiệp là nói đến một lượng tiền gửi có quy mô lớn, có tính chất tạm thời. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có những thời điểm doanh nghiệp nắm giữ một lượng vốn rất lớn nhưng lại chưa thể đua vào sản xuất kinh doanh được, thì lượng tiền đó sẽ được các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng. Tình hình tiền gửi của doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Vốn huy động 981.217 1.491.010 1.310.720 2. Tiền gửi doanh

nghiệp

620.129,14 4

1.107.522,228 896.925,69 6

kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn 76.911,684 230.248,938 151.651,00 6 Tỉ trọng/ Vốn huy động 63,2% 74,28% 68,43%

(Nguồn: Phòng kế toán hành chính Chi nhánh Sacombank Long Biên) Từ số liệu trên ta thấy nguồn tiền gửi của Doanh nghiệp vào Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2010 nhưng đến năm 2011 giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế hàng loạt doanh nghiệp gặp phải khó khăn dẫn tới phá sản hàng loạt. Hệ luỵ của suy thoái kinh tế làm cho các ngân hàng chao đảo khi mà nguồn vốn ngày càng khó huy động hơn. Đặt ra một vấn đề nữa cũng không kém phần nan giải đó là huy động vào nhưng lại không dám cho vay vì tỷ lệ rủi ro khi cho vay trong giai đoạn này khá cao. Vậy làm thế nào để có thể huy động được một lượng vốn phù hợp đòi hỏi ban lãnh đạo Chi nhánh phải cân nhắc thật cẩn thận.

Một điều nữa cũng dễ nhận thấy đó là trong cả 3 năm thì lượng tiền gửi không kỳ hạn cũng đều chiếm ưu thế. Như đã phân tích ở phần trước đối tượng khách hàng của Sacombank Long Biên trong giai đoạn này tập trung vào các doanh nghiệp thương mại có vòng quay vốn lưu động ngắn vì thế tiền gửi không kỳ hạn chiếm ưu thế cũng là điều dễ hiểu.

Mặt khác nguồn tiền này hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn đang được khai thác nhất vì đối với các đơn vị, nguồn tiền này luôn biến động. Tiền gửi không kỳ hạn được chú trọng vì bộ phận này có tính chất như đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của ngân hàng.

Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán: Séc, UNC, UNT, chuyển tiền… Bên cạnh đó, ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, Chi nhánh đã có những biện pháp thu hút lượng tiền gửi này bằng cách: đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng chính sách đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn. Đơn cử đó là chính sách tặng những món quà có giá trị cao như máy tính bảng IPad, điện thoại IPhone, ưu đãi về lãi suất…

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 29 - 31)