Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 33 - 35)

2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Sacombank Chi nhánh Long Biên

2.3. Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá

Bảng 2.10: Tình hình phát hành giấy tờ có giá Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giấy tờ có giá 228.468 311.827 220.209 1. Kỳ phiếu 58.723 79.328 44.512 2. Trái phiếu và các giấy tờ có giá 169.745 232.499 175.697

khác

(Nguồn: Phòng kế toán hành chính Chi nhánh Sacombank Long Biên) Xét về nguồn huy động kỳ phiếu: về cơ bản chính là hình thức ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn cho những mục đích đã định.

Lãi suất kỳ phiếu lớn hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm, vì thế lượng vốn huy động từ nguồn này khá nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động từ phát hành GTCG. Cụ thể năm 2009, tổng nguồn huy động từ phát hành GTCG đạt 228.448 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động được qua phát hành kỳ phiếu chỉ là 58.723 triệu đồng (chiếm 25,7%). Năm 2010 nguồn huy động từ kỳ phiếu vẫn giữ ở mức ổn định chiếm khoảng 25,44% tổng nguồn huy đông thông qua GTCG. Với lãi suất khá linh hoạt kỳ phiếu đã thực sự tạo chủ động cho ngân hàng. Tuy nhiên đặc điểm của kỳ phiếu là lãi suất cao nên chỉ khi nào thực sự cần vốn vay hay có thể đảm bảo lợi nhuận thì ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu.

Nhìn chung kỳ phiếu ngân hàng chiếm 1 tỷ trọng nhỏ nhưng giúp ngân hàng tăng tính chất đa dạng hoá hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với một chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn.

• Xét nguồn huy động Trái phiếu:

Về lý thuyết Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong khoảng thời gian nhất định. Giống như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu cũng dùng nguồn vốn huy động được để đầu tư vào những mục tiêu nhất định, có thời hạn dài. Hiểu một cách đơn giản hơn thì khi phát hành trái phiếu tức là ngân hàng đi vay với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi. Hình thức huy động vốn qua trái phiếu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng huy động GTCG. Chỉ tính riêng năm 2009, nguồn huy động từ trái phiếu và các giấy tờ có giá khác là 169.745 triệu đồng (chiếm 74,3% tổng nguồn huy động từ GTCG). Qua đó ta thấy tình hình huy động vốn qua phát hành trái phiếu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và khả quan.

• Xét nguồn huy động thông qua Chứng chỉ tiền gửi:

Chứng chỉ tiền gửi là giấy biên nhận có lãi suất về khoản tiền gửi tại một ngân hàng hay các tổ chức ký thác khác trong một thời gian xác định và chúng có thể được chuyển nhượng trong thời gian hiệu lực. Từ định nghĩa chứng chỉ tiền gửi ta thấy rõ tính linh hoạt của chứng chỉ tiền gửi.

Thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi Chi nhánh có thể huy động vốn một cách chủ động không phụ thuộc vào lượng tiền gửi của khách hàng. Khả năng chuyển nhượng loại giấy tờ này lại cao hơn đã tạo nên sự hấp dẫn hơn so với

các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác. Do vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn nữa đối với hình thức huy động vốn bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w