Kinh nghiệm về phương pháp hợp tác nhóm nhỏ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học: Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và phương pháp đóng vai trong dạy học môn hóa lớp 10 nâng cao nhắm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 125 - 129)

3.5. NHUNG BAI HOC KINH NGHIEM

3.5.1. Kinh nghiệm về phương pháp hợp tác nhóm nhỏ

3.5.1.1. Kinh nghiệm lựa chọn nội dung học nhóm

Việc vận dụng phương pháp này chỉ đạt hiệu quả cao khi GV biết lựa chọn nội

dung:

© Quan trọng, cần khắc sâu cho HS, có liên quan đến những nội dung khác mà HS

sẽ học sau này. Các trọng tâm của môn học gắn với thi, kiểm tra.

VD: Bài Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; Phản ứng oxi hoá khử; Khái

quát nhóm oxi...

¢ _ Hấp dẫn, bổ ích và gắn lién với đời sống thực tế.

VD: Bài Oxi; Clo; Ozon và Hidropeoxit ...

e Vừa sức đối với HS. Điều đó sé phát huy được kha năng tư duy sáng tạo của HS.

Nếu quá khó hay quá dé thì việc sử dụng phương pháp này trong day học sẽ mang tính hình thức, không phát huy được tác dụng vốn có của nó. Mặt khác, nội dung đưa ra thảo luận nhóm phải dựa trên nền tang kiến thức mà HS đã được học ở những tiết học trước.

VD: Khi day bài Khái quát nhóm Oxi, GV dựa trên nến kiến thức của bài Khái

quát nhóm Halogen hoặc bài Lưu hùynh dựa trên nền kiến thức của bài Oxi để phát triển thêm.

3.5.1.2. Kinh nghiệm về việc chia nhóm

© © trường phổ thông, việc chia nhóm học tập là một việc làm rất khó khăn do số

lượng HS trong một lớp quá đông, bàn ghế không đi chuyển được, nội dung cẩn

chuyển tải trong một tiết học quá nhiều trong khi thời gian chỉ có 45 phút.... Diéu đó đòi hỏi người GV phải có sự chuẩn bị chu đáo, tính toán hợp lý để việc chia nhóm

không mất nhiều thời gian và không gây Ổn ào ảnh hưởng đến các lớp học khác.

e© Số lượng thành viên trong một nhóm không quá nhiều. Tuy nội dung cẩn thảo

luận mà mỗi nhóm chỉ nên có từ 2 đến 4 HS. Để thực hiện tốt, GV có thể tiến hành

như sau:

- Nhóm ghép đôi: Có 3 cách

+Cách !: Hai HS ngồi gần nhau lập thành một nhóm. Đây là cách đơn giản nhất, thực hiện nhanh, không gây ổn ào.

+Cách 2: GV cho HS đếm số lặp lại theo chu kỳ 1-2. Các HS cùng số ngồi cùng một dãy. Cứ 2 HS ngồi cạnh nhau lập thành một nhóm. Cách này không chỉ

tạo không khí thi dua giữa các nhóm với nhau mà còn giữa các nhóm mang số | và

số 2 (thuộc hai dãy bàn khác nhau).

SVTH: .#26„x Th Aida Œ4/ 120

Pharong pháp hyp tác nhém nhd vi đáng vai... GVHD: SS. Seah Uin Béu

+Cách 3: GV cho HS đếm số chin - lẻ. Hai HS mang số chin kế tiếp nhau ghép thành một nhóm, tương tự như vậy với 2 HS mang số lẻ (VD:1-3; 2-4). Cách

này khác với cách 2 ở chỗ cặp số chẩn và lẻ ngồi xen kẽ nhau. Dé tránh gây ổn ào,

GV nên qui định vị trí ngồi cho từng nhóm trước khi đếm số.

- Nhóm 4 HS: Có 3 cách

+Cách 1: Các HS ngồi cùng một bàn lập thành một nhóm

+Cách 2: Lập nhóm bằng bộ bài Tây. Bốn HS bốc cùng một con bài sẽ lập

thành một nhóm. GV phải kiểm tra số lá bài thật cẩn thận trước khi cho HS bốc thăm và quy định bàn ngồi theo các lá bài đã chọn.

+Cách 3: GV cho HS đếm số lặp lại theo chu kỳ 1-2-3-4. Các HS cùng số ngồi

cùng một bàn. GV đánh số thứ tự từng bàn để tránh lộn xộn.

Để tăng cơ hội hợp tác cho HS, GV có thể sử dụng nhiều hình thức đếm số như đếm theo chiểu từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên

trên, hoặc đếm theo đường chéo...

Tuy từng nội dung bài học và đặc điểm của từng lớp mà GV sử dụng lính hoạt một trong các cách trên để chia nhóm. Ngoài ra, GV có thể chia theo số thứ tự trong

danh sách lớp hoặc cho HS bốc thăm ngẫu nhiên. Tuy nhiên, hai cách này mất

nhiều thời gian.

© Trong hoạt động học tập theo nhóm ghép đôi, có thể xảy ra hai trường hợp: 2HS giỏi hoặc 2HS yếu kết hợp thành một nhóm. Điều này cũng ảnh hưởng phẩn nào đến hiệu quả hoạt động của nhóm, cũng như làm hạn chế tác dụng của phương pháp. Do đó, GV nên thay đổi cấu trúc của nhóm trong các bài học khác nhau hoặc giữa các nội dung trong cùng một bài học vừa tránh được sự nhàm chán, thay đổi tư duy giúp HS lâu mệt mỏi hơn, vừa tạo cơ hội để mỗi HS có thể hợp tác, trao đổi với

nhiều người hơn. Để việc thay đổi này không mất nhiều thời gian, cách ghép đôi thứ

3 (đã trình bày ở trên) được xem là cách tốt nhất.

3.5.1.3. Kinh nghiệm về tổ chức hoạt động nhóm

e GV phải hướng dẫn cho HS thực hiện các công việc cụ thể trong mỗi hoạt động,

thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc HS tích cực thảo luận nhóm, không làm việc riêng.

Nếu có nhóm nào đó gặp khó khăn, GV có thể tham gia vào với tư cách chỉ đạo

thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó.

© Qui định thời gian hợp lý cho mỗi công việc. Điều này GV phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành giảng dạy trên lớp. Bên cạnh đó, GV cẩn thiết phải thiết kế phiếu ghi bài cho HS để hạn chế đến mức thấp nhất việc ghi chép, dành nhiều

thời gian cho thảo luận nhóm.

SVTH: .12„gŠx Ti Kihdnl Chi 121

Phurong pễõp ủợp tõc nhĩm nấử od đúng vai... GVHD: IS. aah Uia Ribu

se Dé bài giảng sinh động, GV nên sử dung xen kẽ nhiều hình thức hợp tác nhóm

nhỏ như: trả lời phiếu học tập. cùng nhau làm thí nghiệm hoặc mô tả thí nghiệm...

Bên cạnh đó, GV cần phối hợp một cách linh hoạt phương pháp hợp tác nhóm nhỏ với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại ... để phát huy hết trí lực của

HS.

se GV phải theo dõi quá trình làm việc của các nhóm bằng cách đến gan HS tìm

hiểu xem chúng đang làm gì để kịp thời góp ý hoặc gợi ý khi cần thiết. Đây cũng là

cách làm tăng mức độ tập trung của HS vào vấn để đó. Mức độ gần gũi càng cao thì

mức độ tập trung của HS càng lớn, từ đó làm tăng hiệu quả của việc thảo luận

nhóm.

e© Khi HS tỏ ra không tích cực hợp tác, GV cân thúc đẩy động lực học tập của HS bằng cách giới hạn vẻ thời gian. Ví dụ, GV có thể nói: “ Các nhóm sẽ hoàn thành phiếu học tập này trong vòng 5 phút. Sau 5 phút, cô sẽ đi kiểm tra từng nhóm và

mời bất kỳ nhóm nào đó trình bay”. Mặt khác, nếu nhận thấy HS tập trung quá cao độ thì GV nên chủ động dẫn dắt HS giải quyết vấn dé từ mức độ thấp nâng dần lên

mức độ cao hơn.

© Sau khi có một nhóm trình bày kết quả, GV nên cho các nhóm khác nhận xét để

tạo không khí thi đua học tập giữa các nhóm. Đồng thời, qua đó, GV sẽ nắm được

mức độ hiểu vấn để của HS để chỉnh sữa, bổ sung cho hoàn thiện.

e Sau mỗi hoạt động nhóm, GV cẩn rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn để cân lĩnh hội vừa giúp HS nắm vững kiến thức của bài, vừa hoàn thiện các kỹ

năng để các lần thảo luận nhóm sau đạt hiệu quả cao hơn. Kết thúc hoạt động, GV nên nhấc lại những ý chốt của bài học và cho HS thời gian để ghi chép lại.

3.5.1.4. Kinh nghiệm về việc thu hút sự chú ý của HS vào các hoạt động

Để thu hút được sự chú ý của HS ngay từ đầu tiết học, GV có thể thực hiện

một số biện pháp sau:

e Đưa ra vấn dé mà HS đã nhận thức được ở các tiết học trước có liên quan đến

tiết học này để cả lớp suy nghĩ, nhớ lại hoặc thực hành trong thời gian kiểm tra bài

cũ.

© Đưa ra mục tiêu giáo dục ngay từ đầu tiết học để HS biết những lợi ích khi đạt

được mục tiêu học tập. HS sẽ nâng cao khả năng học tập của mình nếu như chúng biết hôm nay chúng sẽ học những gì và tại sao nó lại quan trọng, cần thiết đối với

chúng.

e Tiến hành các hoạt động liên tục theo kế hoạch đã vạch ra sẵn, tránh tỏ ra ling

túng, gượng gạo khi quên giáo ấn.

SVTH: Nguyen Thi .⁄4áaÁ Chi 122

Phurong phap hyp tác nhém nhd ois đóng vai... GVHD: IS. Sah Vin Bébu

3.5.1.5. Kinh nghiệm về việc kích thích học sinh phát biểu ý kiến

Thực tế cho thấy HS ở các bậc học càng cao thì càng "ngại" phát biểu ý kiến, có thể do một số nguyên nhân sau:

— Tính nhút nhát, dụt dè, không quen nói trước đám đông

~ Thiếu kiến thức về vấn để cần thảo luận.

— Không biết chắc ý kiến của mình đúng hay sai

— Ngai người khác cho mình là non kém, ngốc nghếch.

~ Sợ bị chỉ trích, chế giéu.

~ Tâm trạng buồn chán, có chuyện không vui.

Do đó, GV cần có những biện pháp nhằm hạn chế những nguyên nhân trên. Cụ thể đó là:

— Chia nhóm nhỏ để giảm bớt áp lực cho HS. Điều đó có nghĩa là mọi HS đều

có trách nhiệm đưa ra câu trả lời và mỗi đáp án đúng hoặc sai đều là kết quả

chung của cả nhóm.

— Nâng dẫn yêu cầu từ thấp đến cao.

— Dùng câu hỏi dễ cho người có trình độ kiến thức hạn chế.

— Tạo không khí thân thiện, cởi mở, thoải mái để HS cảm thấy hứng thú trong

học tip.

— Kip thời biểu dương những tiến bộ dù nhỏ.

— Làm cho câu trả lời sai trở nên có ý nghĩa. Khi một học sinh đưa ra câu trả lời

sai, không chỉ có một điều chúng không biết mà là hai điều:

+ Chúng không biết câu trả lời chính xác của câu hỏi.

+ Chúng không biết câu hỏi mà câu trả lời sai của chúng là đáp án của câu hỏi

đó.

Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản để dẫn chứng cho diéu này. GV đưa ra câu hỏi:

“ Oxi thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?” và một HS trả lời “nhóm IV„”. HS đó không biết thực tế là nguyên tử C có Z = 6, có 4e ở lớp ngoài cùng và nguyên tử O có Z = 8, có Ge ở lớp ngoài cùng. Do đó, GV cần phải làm theo cách sau

đây:

+ Để cao câu trả lời của HS bằng cách: “Em sẽ đúng nếu cô hỏi Cacbon vì

Cacbon có Z = 6, có cấu hình e là 1s”2s?2p”". Câu nói này đã ngụ ý với HS rằng:

“Các em đã đưa ra một điều quan trọng, rất tiếc là các em đã đặt nó sai vị trí”.

+ Sau đó đưa ra cho HS một sự trợ giúp: “Oxi có Z = 8, vậy nguyên tử O

thuộc nhóm nào?”

SVTH: Nguyin Thi .⁄4ỏằõ Chi 123

Phwong phap hyp tỏc nỏm nẹủ vd đỏng vai... GVHD: 7S. .Z2ÿx4 Ulin Bu

3.5.1.6. Kinh nghiệm về sự thành công trong hoạt động nhóm

e Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành

viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia. Do đó,

GV cần chọn những vấn dé sao cho có thể huy động được tất cả HS tham gia, tránh

trường hợp trong nhóm chỉ có 1-2 HS làm việc.

e Tuy nhiên phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi

thời gian hạn định của tiết học cho nên GV phải biết tổ chức lính hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học. Cần nhớ rằng trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của

HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện

năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cẩn tránh khuynh hướng hình thức và để phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học: Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và phương pháp đóng vai trong dạy học môn hóa lớp 10 nâng cao nhắm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)