Sự chuyển hoá của thuốc ở trong cây =

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tìm hiểu tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật và một vài quy trình sản xuất thuốc ở công ty Vipesco (Trang 39 - 44)

TÁC ĐỘNG QUA LAI CUA THUỐC BVTY VA DICH HAI

V. 1,1, Sư phân giải của thuốc BYTV ;

V.1.2.5. Sự chuyển hoá của thuốc ở trong cây =

Trong cây , các thuốc BVTV bị chuyển hoá dưới tác động của men theo nhiều cơ chế khác nhau . Các chất chuyển hoá có cấu trúc phân tử có thể phức tạp hay đơn giản hơn các thuốc BVTV , nhưng đều mất hoạt tính sinh học ban đầu .

Cũng có trường hợp , một số trường hợp trong cây bị chuyển thành những chất có

hiệu lực sinh học cao hơn .

Trang- 35 -

Luận văn tốt nghiệp SV thực luện : NGUYEN HOANG HA

V.1.2.6. Sy phân hủy do vi sinh vật đất :

Ở trong đất , các hợp chất hữu cơ bị phân hủy thành các hợp chat vô cơ nhờ các phản ứng oxi hoá , thủy phân , khử oxy xảy ra ở mọi tang đất và tác động quang hoá ở ting đất mặt . Các sản phẩm trung gian phân tích được thường là đường , tỉnh bột, protein , pectin , xenllulose , linhin , resin , sáp , tanin .. và mức độ khó phân hủy của các sản phẩm

này tăng lên thứ tự trên ,

Tập đoàn vi sinh vật ở trong đất rất phong phú và phức tạp , chúng có thể phần hủy

thuốc BVTV và dùng thuốc như là nguồn định dưỡng cung cấp cacbon , nitd và năng lượng

để chúng xây dựng cơ thể . Quá trình phân hủy của vi sinh vật có thể gồm một hay nhiều giai đoạn, để lại các sản phẩm trung gian và cuối cùng dẫn đến sự khoáng hoá hoàn toàn

sản phẩm .

Mỗi loại thuốc thường chỉ bị một loài vi sinh vật phá huỷ . Nhưng cũng có một số

loài vi sinh vật có thể phân hủy được nhiều thuốc BVTV trong cùng một nhóm hay các

nhóm thuốc khá xa nhau .

Những thuốc dé tan trong nước , ít bị đất hấp phụ thường bị vi khuẩn phá hùy .

Ngược lại , những thuốc khó tan , dễ bị đất hấp phụ lại bị nấm phân hủy . Bản chất của hiện tượng nay còn chưa được tìm hiểu .

Bên cạnh vi sinh vật , trong đất còn có một số enzim ngoại bào (exoenzim ) có khả năng phân hủy thuốc BVTV như men esteraza , dehydrogenaza . Những kết quả nghiên cứu khả nang phân hủy của enzim ngoại bào có trong đất còn rất ít .

Do thuốc BVTV mang tinh độc đối với sinh vật và có khả năng vận chuyển , tổn

du nên có ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái .

Khi phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất . Đó làchưa kể biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất . Người ta cũng ước tính có tới trên 90% thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà là gây nhiễm độc cho đất , nước , không khí và nông

sản .

O trong đất , thuốc BYTV được keo đất và các chất hữu cơ giữ lại. Sau đó sẽ phân tấn và biến đổi theo nhiều con đường khác nhau qua các hoạt động sinh học của đất

và tác động của các yếu tố hoá lý .

Trang- 36 -

Luận vân tốt nghiệp SV thực hiện : NGUYEN HOANG HA

Bay hoi Rửa trôi bề

Thực vắt mat

hấp phụ we

Thuốc hấp phụ trong đất

Chuyển hoá ; Phân hủy sinh

Tuy vậy , tốc độ phân giải này diễn ra tương đối chậm , ước tính từ 0 - 10% / năm .

Như vậy thời gian phân hủy hoàn toàn của thuốc có thể trên 10 năm .

Theo Lichtenstei (1961) một năm sau khi phun DDT còn 80% , Lindan còn 60% ,

sau ba năm DDT còn 50% . Clo hữu cơ có thể tổn tại trong đất từ 4 - 15 năm , cacbamat từ

l ~ 2 năm .

Thuốc bị rửa trôi vào nước gây nhiễm độc nước bể mặt , nước ngắm , sông , biển .

Người ta đã phát hiện thuốc BVTV trong các khu vực nước ngọt và nước vùng ven biển ở

nhiều nơi trên thé giới .

O California ( Mỹ) năm 1980 - 1984 đã phát hiện chất Dibromochloropropane ở

2000 giếng nước ăn trong khu vực 18000 km . Ngoài ra, cũng ở California còn phát hiện

thấy có thuốc BVTV trong nước mưa và sương mù .

Nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi vào không khí , nhất là trong điểu kiện khí

hậu nóng ẩm . Qua nước và không khí , thuốc có thể chuyển đến những vùng rất xa, đóng

góp vào việc gây 6 nhiễm toàn cầu . Do khả năng hoà tan cao trong lipid của thuốc BVTV nên đã phát hiện thuốc trong mô mỡ của động vật và như vậy chúng đã lôi cuốn vào chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái . Khi phun thuốc lên cây , trước hết là các loại động vật ăn cây cd đã bị nhiễm độc . Sau đó , những động vật này lại là con mdi cho các động vật ăn thịt khác . Cứ như vậy , chất độc được truyền đi trong chuỗi thức ăn và qua mỗi mắt xích

của chuỗi thức ăn này chất độc được tích lũy thêm một mức cao hơn .

Trong một tài liệu phân tích , người ta nhận thấy ndng độ DDT trong nước hổ là 0,02 ppm ( đơn vị một phần triệu ) , trong các động vật thủy sinh ở bé là 10 ppm , trong cá

ăn các động vật thủy sinh này là 103 ppm , còn trong các loài cá lớn ăn thịt và trong chim

bói cá đã lên tới trên 2000 ppm , là nỗng độ có thé gây nguy hiểm đến cái chết .

Một sự tích tụ chất độc như vậy xảy ra trong các hệ sinh thái bìa rừng , gây độc hại cho các loài thú rừng và động vật hoang đã , nhiều loài sinh vật có ích có nguy cơ diệt vong

vì thuốc BVTV , làm giảm tính đa dạng sinh hoc và mất cân bằng tự nhiên .

Trang- 37 -

Ở nước ta hiện trang 6 nhiễm môi trường và nông sản do thuốc BVTV đã được phát

hiện và trở thành vấn để cần quan tâm . Theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp và phát triển

Nông Thôn , những năm gắn đây trung bình cả nước mỗi năm sử dụng khoảng 40000 — 50000 tấn thuốc BVTV , mỗi hecta gieo trồng lúa sử dụng khoảng 0,6 — | kg ai (hoạt chất )

, riêng vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2 — 3 kg ai , vùng rau ở Đà Lạt từ 5 — 13 kg ai . Một điểu tra ở Hà Nội cho thấy , đưới đất phục vụ nhu cẩu sinh hoạt và công nghiệp cũng đã nhiễm thuốc BVTV gấp nhiều lần so với mức giới hạn cho phép .

V,2.2,_ Đối với động vật máu nóng :

Các loại thuốc BVTV đều độc đối với người và động vật máu nóng ở các mức độ khác nhau . Người ta chia thuốc BVTV làm hai nhóm chất độc néng độ và chất độc tích lũy Mức độ gây độc của các nhóm chất độc nổng độ phụ thuộc vào lượng thuốc xâm

nhập vào cơ thể . Ở dưới liều chí tử ( LDs ) có thể không bị tử vong , thuốc được phân giải

dan đắn và bài tiết ra ngoài . Thuộc nhóm độc này gồm các chất Pyrethroit , nhiều hợp chất lân hữu cơ , cacbamat , thuốc có nguồn gốc sinh học .

Các loại thuốc thuộc nhóm độc tích lũy gdm những hợp chất Clo hữu cơ , các

chất asen , thủy ngắn , chì ... Các thuốc này có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể , gây nên các biến đổi sinh lý có hại , thậm chí có loại gây rối loạn di truyền .

Trang- 38 -

Ludn văn tốt nghiệp SV thực hiện : NGUYEN 204g HA

Các thuốc BVTV có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều đường như tiếp xúc qua da , ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông sản , nước uống , không khí bị

nhiễm thuốc .

Hau hết các thuốc BVTV đều độc đối với cá , ong mật và chim ở các mức độ

khác nhau .

Độ độc của thuốc với cá được biểu thi bằng chỉ số LC ( néng độ gây chết trung bình đối với thuốc xông hoi) , tính bằng mg hoạt chất / lít HyO hoặc bằng ppm trong một khoảng thời gian nhất định cho cá sống trong nước có thuốc ( 24 , 48 hoặc 72 giờ ). Ngoài

ra , còn biểu thị bằng chỉ số TLM là liều thuốc trung bình mà cá có thể chịu đựng được .

Đối với ong mật , thuờng đùng phương pháp trực tiếp phun thuốc lên cây theo

nồng độ sử dụng rồi thả ong , quan sát phản ứng của ong .

Đối với chim , cũng dùng phương pháp tính LDs qua miệng và qua da .

Trong thực tế , trừ một số ít , còn phẩn lớn thuốc BVTV sử dụng theo nổng độ

hướng dẫn đều không hại với cá , ong và chim .

Thiên địch là danh từ chỉ chung các loài kẻ thù tự nhiên của dịch hại , bao gồm

các động vật kí sinh hoặc bất mỗi ăn thịt ( côn trùng , nhện , bọ rùa , ong kí sinh . chim ..) các vi sinh vật gây bệnh cho sâu , các vi sinh vật đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh . Trong sản xuất nông nghiệp , thiên địch quan trọng dễ thấy nhất là các loại nhện và côn trùng ký sinh hoặc ăn sâu , các vi sinh vật gây bệnh cho sâu . Thiên địch giữ vai trò rất to lớn trong việc khống chế sự phát triển của sâu hại , chúng được coi là những sinh vật có ích, cần bảo vệ ,

Trên ruộng lúa ở Việt Nam , trong số 38 loài sâu hại được theo dõi đã phát hiện có khoảng 300 loài thiên địch , trong đó có 167 loài là côn trùng ăn thịt , khoảng 100 loài

là côn trùng kí sinh , 29 loài nhện bất mỗi , 4 loài vi sinh vật và 1 loài tuyến tròng kí sinh

trên sâu . Chỉ riêng với rẩy nâu , đã xác định được 58 loài thiên địch .

Các loại thuốc trừ sâu nói chung đều độc hại với các loài thiên địch là côn trùng

và nhện . Trong đó , các loại thuốc nhóm độc I và một số thuốc Pyrethroit ( Deltamethyl ,

Cypermethrin ..) độc hại mạnh hơn , do có độ độc tiếp xúc cao.

O Việt Nam , nghiên cứu của viện BYTV cho thấy nhiều trường hợp phun thuốc

Azodrin , Monitor , Methylparathion sau 3 - 5 ngày mật độ bọ rùa và nhện giảm 50 - 90%

và rất chậm phục hồi .

Các thuốc nội hấp nói chung, ít hại thiên địch hơn so với thuốc tiếp xúc do nhanh chóng thấm vào trong cây . Các thuốc có nguồn gốc sinh học , thuốc tác động sinh học được coi là an toàn với thiên địch do thuốc có tính chọn lọc cao . Thuốc trừ bệnh và trừ

cỏ hầu như không gây hại thiên địch . Chất Buprofezin ( Applaud) chỉ tác động chọn lọc với côn trùng bộ cánh đều ( Homoptera ) như các loài rẩy rệp , còn thiên địch chủ yếu lại là nhện và các côn trùng thuộc các bộ khác nên không bị hại bởi thuốc .

Trang- 39 -

Luận văn tốt nghiệp SV thực hiện : NGUYEN HOANG Ha

©©© Khi sử dụng thuốc trừ sâu cần chú ý bảo vệ thiên địch bằng các biện

pháp :

+ chọn sử dụng những loại thuốc ít hại thiên địch .

+ chỉ nên sử dụng thuốc khi sâu hại phát triển tới mức cẩn phòng trừ ( vượt quá

ngưỡng gây hại )

+ không nên phun thuốc khi thiên địch đang tích lũy và phát triển trên ruộng , có khả năng khống chế được sâu hại , Đối với ruộng lúa khi còn nhỏ ( trong vòng 30 ngày sau

khi mọc ) là thời gian thiên địch đang tích lũy , lúa lại đang phát triển mạnh có khả năng đền bù tác hại của sâu , nói chung không nên phun thuốc sâu .

phun thuốc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tìm hiểu tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật và một vài quy trình sản xuất thuốc ở công ty Vipesco (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)