- Phân tích lợi nhuận trước thuế:
2.3.1.2. Phân tích tình hìnhkhả năng thanh toán
Nhìn vào bảng số liệu bên trên, ta thấy tổng tài sản lưu động và nợ phải trả của công ty tăng dần qua các năm và tổng tài sản lưu động luôn thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta thấy tình hình kinh doanh của công ty qua các năm có tiến triển. Tuy nhiên, các khoản phải thu và hàng tồn kho còn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động. Điều này không tốt lắm, đôi khi vốn bằng tiền của công ty không đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong khi đó các khoản phải thu, hàng tồn kho hay tài sản ngắn hạn khác có tính lỏng (thanh khoản) kém hơn vốn bằng tiền, bởi vì công ty có thể gặp rủi ro trong khâu thu hồi nợ, hoặc đã xuất dùng hết hàng tồn kho cho các bộ phận phòng, nhà hàng, bếp… nhưng vẫn chưa thu được tiền cung cấp dịch vụ. Vì vậy, công ty xem xét lại công tác thu hồi nợ để làm giảm bớt rủi ro bằng cách làm các khoản phải thu.
- Hệ số thanh toán tổng quát:
Hệ số thanh toán tổng quát cho biết cứ một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản lưu động tài trợ, nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là tốt.
Tuy nhiên, hệ số này chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán của công ty do trong tổng số nợ cần thanh toán có những khoản nợ chưa đến hạn như nợ dài hạn nên nhu cầu thanh toán không cấp bách bằng các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho tất cả các khoản nợ phải trả thì khả
năng thanh toán của công ty được đánh giá không chính xác. Vì vậy, chúng ta cần phân tích
thêm những hệ số khác có liên quan đến khả năng thanh toán để biết rõ hơn về tình hình tài chính của công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ lưu động:
Hệ số thanh toán nợ lưu động hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. tổng tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn hạn dưới một năm, còn tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn dưới một năm. Vì vậy, dùng tài sản lưu động để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp.
Nhìn vào bảng số liệu ở trên, ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2009 là 25,52 lần; năm 2010 hệ số này là 15,07 lần giảm 10,45 lần so với năm 2009; sang năm 2011 hệ số này là 9,37 lần, giảm 5,7 lần so với năm 2010. Nhìn chung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ rằng khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là rất cao.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh có nghĩa là tất cả tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền (không kể đến hàng tồn kho) được sử dụng để chi trả nợ ngắn hạn bởi vì hàng tồn kho có tính lỏng (thanh khoản) kém hơn do hai nguyên nhân hàng tồn kho có khi bị ứ đọng không xuất dùng cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ được, có khi xuất được hàng tồn kho cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu tiền ngay nên cũng không giải quyết được khoản vốn cần gấp.