So sánh cấu trúc hệ thống tòa án Anh và Mỹ

Một phần của tài liệu đề thi luật so sánh (Trang 36 - 93)

Email: ngochoavn@gmail.com

“Character is like a tree and reputation its shadow. The shadow is what we think it is and the tree is the real thing.”

"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có 1 lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận với những năm tháng sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn với dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho lý tưởng cao đẹp nhất ...."

- Hệ thống pháp luật (thuật ngữ mang tính quy ước): nhiều HTPL quốc gia, độc lập với nhau nhưng có chung một số điểm nhất định.

- Dòng họ pháp luật: Các HTPL có tương đồng nguồn gốc.

- Truyền thống pháp luật: Các HTPL có tương đồng về văn hóa, hệ tư tưởng.

Có 6 tiêu chí cơ bản để phân nhóm:

1. Về nguồn gốc pháp luật: chia làm 04 nhóm

Trang

Có 4 nguồn gốc pháp luật lớn: Châu Âu lục địa, Anh – Mỹ, XHCN và Hồi giáo. Mà nếu như khái niệm ở bên trên (các HTPL có tương đồng về nguồn gốc thì gọi là dòng họ pháp luật), thì

chúng ta phải gọi là “Dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa”, “dòng họ pháp luật Anh – Mỹ”,

“dòng họ pháp luật XHCN” và “dòng họ pháp luật hồi giáo”, nhưng sao chúng ta vẫn hay dùng

“Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa”, “Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ”, “hệ thống pháp luật XHCN” và “hệ thống pháp luật hồi giáo”???

2. Về hình thức pháp luật: chia làm 2 nhóm

Ta chia thành hình thức pháp luật thành văn và hình thức pháp luật bất thành văn.

+ Bất thành văn bao gồm: tập quán pháp và tiền lệ pháp (còn gọi là án lệ) nhưng hiện nay tập quán pháp ít được sử dụng nên hình thức pháp luật bất thành văn được gọi ngắn gọn là “án lệ”.

- Ngày nay, các HTPL đang có sự kết hợp cả hai hình thức pháp luật trên vì mỗi hình thức có ưu điểm và nhược điểm riêng. Cho dù ở một HTPL, hình thức pháp luật thành văn chiếm ưu thế

tuyệt đối thì vẫn có sự tồn tại của án lệ hoặc ngược lại (không tồn tại duy nhất một hình thức pháp luật ở một HTPL).

- So sánh hình thức pháp luật thành văn và bất thành văn dựa vào “tính linh hoạt” và “tính toàn diện”.

+ Án lệ: thẩm phán có quyền giải thích luật khi có hiện tượng XH mới phát sinh, thẩm phán đưa ra quy tắc pháp lý mới để giải quyết nên linh hoạt hơn.

+ Hình thức pháp luật thành văn: bao quát, bao trùm nhiều vấn đề xã hội, mang tính toàn diện hơn, điều chỉnh nhiều vấn đề hơn trong khi án lệ chỉ mang tính chất của từng vụ việc cụ thể, riêng lẻ.

3. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư:

- Luật công: một bên tham gia là Nhà nước (phương pháp quyền uy, mệnh lệnh);

- Luật tư: giữa các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận.

Trang

Tức là, Luật công liên quan đến lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng, luật tư liên quan đến lợi ích của cá nhân.

Tuy nhiên Chỉ có hệ thống pháp luật châu Âu lục địa mới có sự phân chia thành luật công và

luật tư vì có sự phân quyền cát cứ trong hệ thống chính trị (pháp luật không tập trung trong tay nhà vua và còn phân chia cho quý tộc. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của trường phái pháp luật tự nhiên: bên cạnh luật pháp do Nhà nước ban hành còn có pháp luật tự nhiên tồn tại cùng với con người : quyền tự nhiên của con người là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm...

- Các hệ thống pháp luật khác không có sự phân chia thành luật công và luật tư.

4. Vai trò làm luật của thẩm phán (hay của cơ quan tư pháp): chia làm 2 nhóm

- Các quốc gia mà thẩm phán chỉ có duy nhất chức năng xét xử ( hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, XHCH).

- Các quốc gia mà ở đó thẩm phán bên cạnh chức năng xét xử còn có chức năng thứ 2 là lập pháp, sáng tạo ra pháp luật (hệ thống pháp luật Anh Mỹ), tức là tạo ra các án lệ.

5. Mối tương quan giữa luật tố tụng và luật nội dung:

- Luật tố tụng giữ vai trò quan trọng: ví dụ nhưng trong HTPL Anh – Mỹ quan niệm pháp luật chỉ tham gia can thiệp khi có tranh chấp xảy ra, trình tự thủ tục hình thức đơn kiện được xem xét trước, coi trọng thủ tục pháp lý. Đây là nguyên nhân hình thành các án lệ và các trát (writ), pháp luật được hình thành chủ yếu từ con đường xét xử.

- Luật nội dung: Qui định khuôn khổ cho hành vi trong xã hội khi có hành vi xảy ra thì xem xét hành vi này có được pháp luật điều chỉnh hay không.

6. Trình độ pháp điển hóa:

Pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó không những tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm

Trang

lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn bổ sung các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng.

Nếu hiểu theo cách này thì những hệ thống pháp luật theo hình thức án lệ sẽ có trình độ pháp điển hóa thấp vì hầu như các án lệ không quy định thời hiệu, cho đến khi có một án lệ mới thay thế, số lượng án lệ nhiều, đồ sộ. Các quốc gia theo hệ thống pháp luật thành văn sẽ có trình độ

pháp điển hóa cao hơn vì có hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng.

Cách sử dụng thuật ngữ: án lệ, tiền lệ pháp và thông luật:

Có thể thấy, các thuật ngữ tiền lệ pháp, án lệ và Thông luật đều có nội dung khá tương tự nhau (thậm chí có thể sử dụng để thay thế cho nhau). Nhưng tùy vào ngữ cảnh khác nhau thì sử dụng khác nhau.

Nếu chúng ta xem xét nó dưới góc độ là hình thức pháp luật (là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, cách thức mà giai cấp thống trị nâng ý chí của mình thành luật), xem xét nó trong mối tương quan với tập quán pháp và văn bản pháp và xem xét ở một mức độ rộng rãi thì ưu tiên sử dụng thuật ngữ tiền lệ pháp (Precedent).

Nếu chúng ta xem xét ở mức độ hẹp hơn hay đơn thuần chỉ là những bản án cụ thể của Tòa án (được áp dụng cho những vụ việc có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này) cũng như xem xét với tư cách là một nguồn của pháp luật thì ưu tiên sử dụng thuật ngữ án lệ (Case Law).

Pháp luật hồi giáo

Điều kiện để xếp 1 quốc gia vào hệ thống pháp luật hồi giáo: phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, Coi đạo Hồi là quốc đạo

Thứ hai, Lấy các quy phạm trong kinh thánh để làm quy phạm pháp luật. Trong đó, kinh Koran là nguồn luật tối cao, bất di bất dịch.

Trang

Trong đó, Nhà nước chỉ là đầy tớ của pháp luật (chứ không lập pháp), phụng sự kinh Koran, không được thay đổi bất cứ điều gì trong kinh Koran. Trong lĩnh vực thương mại thì tập quán được sử dụng nhiều hơn; Trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì bên không phải là

người Hồi giáo được quyền chọn luật áp dụng.

Các bạn tham khảo thêm một số bài viết ở đây:

1. So sánh 2 hệ thống Pl: Common v Civil Law (http://www.wattpad.com/146939-so-s%C3%A

… l-law#!p=1);

2. Dân luật (http://www.wattpad.com/115391-civil-law?p=2#!p=1);

3. Án lệ trong Civil Law - Dân luật và luật thành văn trong Common Law - thông luật:

http://www.wattpad.com/146954-%C3%A1n-l … %83n-trong

“Character is like a tree and reputation its shadow. The shadow is what we think it is and the tree is the real thing.”

BÀI 4: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA ANH Giai đoạn trước năm 1066

Từ thế kỉ I đến thế kỉ V: Anh chịu sự đô hộ của đế chế La Mã như La Mã không để lại dấu tích gì đáng kể, kể cả về mặt pháp luật.

Sau thời kì này, nước Anh thoát khỏi sự đô hộ của đế chế La Mã, lãnh thổ Anh chia thành nhiều miền phong kiến khác nhau, đứng đầu là các lãnh chúa phong kiến và bị chia làm nhiều vương quốc nhỏ: Chính trị mang tính phân quyền cát cứ cao độ (phân tán quyền lực): Hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu là ảnh hưởng từ các qui tắc tập quán và thực tiễn của các bộ lạc người Giecmanh.

Về pháp luật Luật La Mã hầu như không áp dụng ở Anh, nguồn luật áp dụng là các tập quán địa phương, chưa có hệ thống pháp luật thống nhất, tồn tại nhiều vùng, miền khác nhau với nhiều tập quán khác nhau (tập quán của vùng nào áp dụng cho vùng đó).

Trang

Về tư pháp : do 2 tòa xét xử là “Tòa địa hạt” và “Tòa 100” nhưng hoạt động xét xử không thường xuyên, không thể xử lý toàn bộ các tranh chấp; chỉ nguyên đơn được quyền kháng cáo;

phương thức xét xử sử dụng các yếu tố siêu nhiên, thần thánh, tùy nghi.

Kết luận: Trước năm 1066, nước Anh chưa có một hệ thống pháp luật thống nhất. Luật tập quán chiếm ưu thế gần như tuyệt đối

Giai đoạn năm 1066 đến năm 1485 Đây là giai đoạn hình thành Thông Luật.

Người Norman giành thắng lợi thống trị nước Anh. William I vốn là một người Pháp lên ngôi vua, bắt đầu thực hiện cuộc cải cách.

- Hiện trạng lúc bấy giờ: Chế độ phong kiến ở nước Anh đang diễn ra tình trạng phân quyền cát cứ cao độ, quyền lực chủ yếu nằm rải rác ở các lãnh chúa phong kiến;

- Trọng tâm cuộc cải cách: xây dựng nước Anh thành nước phong kiến tập quyền cao độ, tập trung về tay nhà vua;

- Cải cách trong quản lý nhà nước:

+ William tiến hành tịch thu đất đai, tuyên bố quyền sở hữu đất đai của mình trên toàn quốc;

+ Tiến hành phân chia lại đất đai của các lãnh chúa phong kiến cho các hoàng thân của mình nhưng đảm bảo cho không ai có thể tập trung đất đai nhiều hơn nhà vua.

+ Thành lập ra hội đồng cố vấn bao gồm những người thân tín và có tri thức. Nhà vua sẽ thực hiện việc quản lý đất nước thông qua sự tư vấn của hội đồng cố vấn, vừa có chức năng kiểm soát việc nộp thuế, vừa có chức năng xét xử các vi phạm liên quan đến việc nộp thuế.

- Cải cách trong lĩnh vực tư pháp :

+ William giữ vai trò chánh án tối cao nhưng chỉ giải quyết các vấn đề làm cho hoàng gia lo ngại như thuế, an ninh quốc gia, các tranh chấp giữa các lãnh chúa.

Trang

+ Thành lập hệ thống tòa án phong kiến thay thế cho các tòa án địa phương. Nhưng những vấn đề của địa phương vẫn tiếp tục do các tòa địa hạt và tòa 100 giải quyết. Đối với những vụ việc này, vua không thể can thiệp được.

Cải cách về lĩnh vực pháp luật: tuyên bố giữ nguyên toàn bộ hệ thống pháp luật đã tồn tại ở

nước Anh, không sửa đổi gì hết (đây là Luật Anh cổ).

Kết luận: Cuộc cải cách của William đã làm cho nước Anh từ một nước phân quyền trở thành một nước tập quyền tập trung cao độ. Chính sự cải cách này đã tạo nền móng cho sự ra đời của Thông luật Anh

Sự ra đời của Thông luật Anh Các điều kiện để common law ra đời : 1. Phải có hệ thống tòa án tập trung

2. Phải có đội ngũ thẩm phán và luật sư có kinh nghiệm 3. Phải có tuyển tập các bản án

* Về điều kiện thứ 1:

- Từ hội đồng cố vấn ban đầu chỉ kiểm soát, quản lý việc thu thuế; sau đó chuyển thành Tòa án về thuế và cuối cùng thành tòa án hoàng gia chuyên giải quyết các vụ việc về thuế.

- Lấy lý do tài chính làm lý do cơ bản để tăng sự can thiệp của hoàng gia vào các quan hệ pháp luật hình sự và dân sự có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế.

- Cuối cùng, từ thẩm quyền đặc biệt chuyên giải quyết các vụ việc tài chính của quốc gia trở thành thẩm quyền chung giải quyết phạm vi rộng rãi các vụ việc. Từ hội đồng cố vấn của nhà vua, 3 tòa án trung ương được dần dần hình thành với đội ngũ thẩm phán có tri thức và được quyền thay mặt nhà vua để xét xử

Trang

• Tòa án tài chính chuyên giải quyết các vụ việc liên quan đến thuế

• Tòa án thẩm quyền chung có thẩm quyền giải quyết các vụ việc thông thường giữa các cá nhân và giám sát các tòa án truyền thống cấp dưới ( hệ thống tòa án hoàng gia )

• Tòa nhà vua có thẩm quyền giải quyết các vụ việc chính trị đặc biệt nghiêm trọng

* Về điều kiện thứ hai:

Ban đầu các Tòa án hoàng gia hoạt động không hiệu quả do phương tiện giao thông hạn chế. Để

tăng cường ảnh hưởng của Tòa án hoàng gia lên hoạt động xét xử, vua Henry II đã đưa ra hình thức xét xử lưu động trên phạm vi toàn lãnh thổ. Các thẩm phán đi khắp đất nước để thực hiện việc xét xử và trở lại London vào mùa đông.

Trong quá trình xét xử, các thẩm phán hoàng gia giải quyết tranh chấp theo 1 cách thức đặc biệt:

phụ thuộc vào cách thức họ hiểu và nhận thức như thế nào về tập quán địa phương (nhưng phải gải thích theo hướng có lợi cho hoàng gia). Sau đó họ được luân chuyển địa phương mỗi năm để

tìm hiểu những tập quán mới, cạnh tranh với các tòa án ở địa phương như tòa án giáo hội, tòa án của lãnh chúa phong kiến

Do đó, đội ngũ thẩm phán ngày càng có kinh nghiệm, có chuyên môn qua thực tiễn xét xử, phương thức xét xử ưu việt đã làm cho uy tín của các tòa án hoàng gia bắt đầu được thiết lập.

* Về điều kiện thứ ba:

Các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thành London và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các thẩm phán khác.

Hoạt động xét xử phải được ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ chi tiết, sau đó được tổng hợp và lưu lại dưới dạng viết để nhà vua dễ dàng tập hợp và kiểm soát hoạt động của thẩm phán, nâng tập quán địa phương được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ nước Anh.

Ưu điểm:

Trang

- Nguồn luật được áp dụng là các tập quán địa phương nhưng giải thích theo hướng có lợi cho hoàng gia: vừa trấn an dân chúng và lãnh chúa phong kiến vừa tạo ảnh hưởng của hoàng gia lên hoạt động xét xử.

- Khi có tranh chấp xảy ra giữa hai lãnh địa thì tòa án lưu động của hoàng gia trở thành tòa án trung gian để giải quyết một cách hiệu quả và khách quan.

- Nhà vua đã không cần dùng quyền lực của mình để bãi bỏ các tòa án địa phương mà chính sự ưu việt của tòa án hoàng gia đã mang lại thắng lợi cho nó trong cuộc cạnh tranh với các tòa án địa phương.

Với những ưu việt như trên, số lượng các vụ việc mà tòa án hoàng gia giải quyết ngày càng nhiều và đến thế kỷ 15, các tòa án hoàng gia đã thay thế hoàn toàn cho các tòa án địa phương của lãnh chúa phong kiến. Khi các vụ việc ngày càng nhiều, càng đa đạng các thẩm phán không chỉ áp dụng các tập quán của địa phương cũng như các tri thức của bản thân mà còn dùng đến kinh nghiệm xét xử của mình thông qua các bản án đã xét xử.

Trong quá trình xét xử lưu động khắp đất nước, các thẩm phán sẽ làm quen với các tập quán khác nhau. Sau khi thực hiện việc xét xử vào mùa hè các thẩm phán lại trở về London vào mùa đông.Tại đây họ đã gặp gỡ và cùng nhau trao đổi các kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử. Những trao đổi của họ thường xoay quanh những vụ án mà họ đã xử, những tập quán mà họ đã áp dụng, những phán quyết mà họ đã đưa ra. Trong quá trình thảo luận, họ sẽ phân tích điểm mạnh điểm yếu của các tập quán khác nhau, được áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự. Sự học hỏi như vậy giữa các thẩm phán đã tạo ra 1 tiền lệ khi xét xử các thẩm phán thường tự nguyện tham khảo các phán quyết đã có trước đó để xét xử nếu có sự tương tự về mặt tình tiết.

Càng về sau, thẩm phán hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên các qui định pháp luật giống nhau trên khắp đất nước. Luật common có nghĩa là luật chung thay thế cho các tập quán địa phương đã ra đời vào thế kỷ 13 nhưng phải đến thế kỷ 15 một hệ thống luật chung hoàn thiện mới ra đời.

Nguyên tắc stare decissis – nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ – là nguyên tắc xương sống tạo tiền đề cho sự tồn tại và ổn định của thông luật Anh: việc áp dụng pháp luật sẽ căn cứ vào những

Trang

Một phần của tài liệu đề thi luật so sánh (Trang 36 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(601 trang)
w