Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn đến khả năng xử lý phân vịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn đến khả năng xử lý phân vịt

4.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn đến thời gian phân hủy phân vịt

27,6a 43,33b

62,33c 70,33d

0 10 20 30 40 50 60 70 80

0 1,5 2,5 3,0

Thời gian phân hủy (ny)

Tỷ lệ trùn Quế (%)

Hình 3. Biểu đồ biểu diễn thời gian phân hủy phân vịt

Ghi chú: Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Qua Hình 3 cho thấy thời gian phân hủy phân vịt khác biệt có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95%) giữa các nghiệm thức (NT) có sử dụng trùn Quế với so với nghiệm thức đối chứng (ĐC) không sử dụng trùn Quế. Thời gian phân vịt phân hủy chậm nhất ở nghiệm thức không sử dụng trùn (70,33 ngày), thời gian này lâu gấp 1,13 lần so với NT sử dụng 1,5% trùn (62,33 ngày) và lâu hơn NT 2,5% trùn gần 1,62 lần (43,33 ngày). NT sử dụng 3% trùn cho thời gian phân hủy phân vịt ngắn nhất (27,6 ngày), và ngắn hơn so với ĐC 0% trùn gần 2,5 lần. Lượng thức ăn trùn Quế tiêu thụ mỗi ngày được ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của trùn (Nguyễn Văn Bảy, 2004) vì vậy khi sử dụng trùn nhiều hơn thì tốc độ ăn nhanh hơn, dẫn đến thời gian phân hủy phân vịt cũng rút ngắn lại. Tỷ lệ trùn ở NT 1,5% trùn và NT 2,5% trùn thấp hơn nên thời gian để trùn ăn hết cùng lượng phân sẽ kéo dài hơn so với NT sử dụng 3% trùn. Thời gian phân hủy của phân vịt để tự nhiên, không có sự tham gia của trùn Quế là dài nhất, điều này phù hợp với báo cáo của Am-Euras (2009), cho rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ trùn Quế có thời gian ngắn gần bằng phân nữa thời gian so với phương pháp tự nhiên.

Trong quá trình phân hủy phân vịt, nhiệt độ trung bình ở NT 1,5% trùn là 25,97ºC, NT 2,5% trùn là 26,1 ºC và ở NT 3% trùn là 26,6ºC. Tuy sử dụng tỷ lệ trùn khác nhau, nhưng nhiệt độ ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng 20 - 30ºC, đây là khoảng nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của trùn, đồng thời quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn nhờ sự hiện diện của các vi sinh vật có trong phân trùn (Edwards, 1998). Đối với nghiệm thức ĐC 0% trùn, nhiệt độ trung bình 38,98ºC, cao hơn so với nhiệt độ ở các NT có sử dụng trùn, điều này có thể do quá trình phân hủy tự nhiên bởi hệ vi sinh vật trong phân vịt sinh ra nhiều nhiệt. Đây cũng là lí do mà phân vịt ủ thông thường không thể sử dụng bón cho cây trồng ngay vì nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Như vậy, với tỷ lệ trùn cao hơn sẽ rút ngắn thời gian xử lý phân vịt, tuy nhiên, để xác định tỷ lệ trùn thật sự tối ưu, cần thử nghiệm thêm một số mức cao hơn. Mẻ ủ phân vịt được xử lý bởi trùn quế không làm tăng nhiệt độ vừa phù hợp cho sự phát triển của trùn vừa cho ra phân sau xử lý có thể bón ngày cho cây trồng mà không sợ nóng chết cậy.

4.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn đến đến tốc độ tăng trưởng của trùn quế Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng của trùn Quế (Đơn vị lần)

Nghiệm thức Tốc độ tăng

1 1,09a

2 1,07a

3 1,06a

Ghi chú: NT 1= Nghiệm thức có 1,5% trùn; NT 2= Nghiệm thức có 2,5% trùn; NT 3= Nghiệm thức có 3% trùn. Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Nhờ có trùn Quế mà thời gian xử lý phân vịt được rút ngắn hơn, đồng thời, phân vịt cũng là nguồn thức ăn cho trùn sinh trưởng và phát triển. Nhờ đó mà khối lượng trùn cũng tăng hơn so với lúc đầu, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của trùn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95%) giữa các nghiệm thức. Điều này có thể do sự khác nhau về tỷ lệ trùn ban đầu không đủ tạo ra sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng với khối lượng cơ chất ít (3kg). Tuy nhiên, đây chỉ là thí nghiệm khảo sát bước đầu về ảnh hưởng của mật độ trùn đến khả năng xử lý phân vịt, nên cần phải tiến hành thí nghiệm tiếp theo để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nguồn thức ăn đến sự tăng trưởng và phát triển của trùn Quế để có thể vừa thu được phân trùn vừa thu được thịt trùn Quế giàu đạm.

4.1.3. Đánh giá cảm quan mùi của phân vịt sau khi đƣợc trùn xử lý

Bảng 5. Đánh giá cảm quan mùi của phân vịt sau khi trùn xử lý

Nghiệm thức Đánh giá cảm quan mùi

ĐC Hôi nhiều

1 Hôi rất ít

2 Hôi ít

3 Hôi rất ít

Ghi chú: ĐC = Nghiệm thức đối chứng 0% trùn; NT 1= Nghiệm thức có 1,5% trùn; NT 2=

Nghiệm thức có 2,5% trùn; NT 3= Nghiệm thức có 3% trùn.

Khi phân vịt được ủ theo cách thông thường, cần thời gian lâu hơn để phân hủy nhưng mùi hôi vẫn còn. Đối với các có sử dụng trùn Quế, ngoài việc rút ngắn thời gian phân hủy phân vịt, mùi hôi của phân vịt ban đầu cũng giảm đi rất nhiều, còn hôi ít hoặc rất ít. Trong hệ tiêu hóa của trùn có rất nhiều vi sinh vật có ít, bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…trong đó, có các vi khuẩn hiếu khí giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh đồng thời làm giảm mùi hôi của phân (J. N. Parle, 1962). Nhờ vậy, sử dụng trùn Quế với tỷ lệ phù hợp vừa có thể rút ngắn thời gian hoai mục phân vịt, vừa giảm được mùi hôi của phân ủ. Cũng theo một báo cáo khác của Lunt et al. (1994), có thể dùng phân trùn hòa với nước tưới, vừa giảm bớt mùi hôi vừa tăng hiệu suất ủ phân thông thường, nhờ có vi khuẩn hiếu khí làm trung hòa mùi vị và phân hủy nhanh chóng xác các vật chất hữu cơ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)