Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn Quế đến khả năng xử lý phân vịt.

Mục đích thí nghiệm: Xác định mật độ trùn Quế phù hợp để xử lý hiệu quả phân vịt.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức sử dụng tỷ lệ trùn lần lượt là 0%, 1,5%, 2%, 2,5% lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức sử

dụng 3kg phân vịt đã ủ 3 tuần với tỷ lệ trùn Quế tăng dần. Tổng cộng có 16 đơn vị thí nghiệm

Cách tiến hành a. Ủ phân vịt

Trải phân vịt lên mặt nền cứng, bổ sung vôi bột (2%), tạo thành đống. Ở giữa đống ủ cắm một đoạn tre thông khí, sau đó phủ lên đống phân một lớp lá chuối che mưa nắng. Cứ 5 -7 ngày tưới nước và đảo đống phân một lần để đảm bảo luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 tuần có thể sử dụng tiếp tục cho trùn Quế xử lý.

b. Xây dựng chuồng nuôi

Sử dụng nền xi măng của chuồng lợn cũ, có bề mặt nghiêng thoát nước. Xây chuồng nuôi bằng gạch, có kích thước 0,6m – 0,4m – 0,3m. Xung quanh rào lưới cẩn thận tránh gà, cóc, chuột và có mái che mưa, nắng.

c. Chuẩn bị và thả trùn

Sau khi vận chuyển trùn từ Tiền Giang về, để riêng cho trùn phục hồi sức do vận chuyển xa, đồng thời loại bỏ con đã chết trong quá trình vận chuyển để tránh ảnh hưởng đến những trùn còn sống.

Thả trùn vào buổi sáng, cho vào chuồng nuôi một lớp sinh khối cũ (giúp trùn thích nghi trước khi đổi môi trường sống và nguồn thức ăn mới), cân trùn tinh theo tỷ lệ đã định ở các nghiệm thức cho lên bề mặt sinh khối. Trùn sẽ từ từ chui xuống.

d. Chăm sóc và cho trùn ăn

Dùng tấm phủ che chắn cho trùn, vì trùn ưa tối và sợ ánh sáng.

Theo dõi trùn hàng ngày, đặc biệt là duy trì độ ẩm khoảng 90%. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, nếu trời nóng quá phải tưới nước cho trùn.

Mỗi lần cho trùn ăn 0,5kg thức ăn pha với nước dạng sền sệt, theo dõi ghi nhận số ngày thức ăn bị trùn ăn hết và mùn hóa. Khi thấy trùn ăn gần hết thì bổ sung thêm thức ăn. Cho ăn đến khi nào hết 3kg phân vịt.

Riêng đối với nghiệm thức đối chứng, không sử dụng trùn thì để tự nhiên, theo dõi nhiệt độ và thời gian 3kg phân vịt hoai và không còn mùi hôi.

e. Thu hoạch trùn

Khi 3kg phân vịt đã được trùn xử lý hết, tiến hành thu hoạch trùn. Trải đều sinh khối trùn ra bề mặt phẳng, trùn sợ nóng sẽ chui xuống dưới, gạt lớp sinh khối bên trên sẽ thu được trùn.

f. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

Nhiệt độ: mỗi tuần đo hai ngày, mỗi ngày đo hai lần vào buổi sáng 8h và chiều 15h bằng nhiệt kế.

Chỉ tiêu cảm quan: lập phiếu đánh giá cảm quan mùi của phân vịt sau khi trùn xử lý theo 4 mức độ: không hôi, hôi rất ít, hôi ít, hôi nhiều; khảo sát ý kiến của 10 người.

Sự phát triển của trùn: cân khối lượng ở các nghiệm thức vào cuối thí nghiệm.

Thời gian phân vịt được phân hủy hết ở từng nghiệm thức (không còn mùi hôi, phân đã mùn hóa).

3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự phát triển của trùn Quế Mục đích thí nghiệm

Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất xơ độn là bã mía đến sự phát triển của trùn Quế từ đó xác định tỷ lệ chất độn phù hợp để trùn phát triển tốt và tăng khả năng xử lý phân .

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, có tỷ lệ chất độn (bã mía) lần lượt là 0%, 30%, 50% và 70%, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, có 16 đơn vị thí nghiệm.

Cách tiến hành a. Ủ thức ăn cho trùn

Trộn phân vịt và bã mía theo tỷ lệ đã định, kết hợp 2% vôi bột theo phương pháp ủ nóng tạo thành đóng ủ dài 1m, rộng 1m, cao 1 - 1,3m có độ ẩm 50 – 60%. Che đậy bằng lá chuối hoặc tấm phủ, sau 3 tuần ủ, có thể sử dung nuôi trùn.

b. Tiến hành nuôi trùn

Cho vào ô nuôi lớp chất nền dày 2 – 3cm, thả trùn có tỷ lệ xử lý phân hiệu quả từ Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trùn đến khả năng xử lý phân vịt lên lớp mặt để trùn từ từ bò xuống. Cách 2 – 3 ngày cho ăn một lần, thường xuyên kiểm tra độ ẩm bằng tay, thỉnh thoảng tưới nước để đảm bảo môi trường nuôi trùn không quá khô.

c. Thu hoạch trùn

Sau 60 ngày, tiến hành thu hoạch trùn, bằng cách: trải đều sinh khối trùn ra nền đất bằng phẳng, để dưới trời nắng. Trùn rất sợ nóng, sẽ chui xuống đáy, gạt bỏ lớp phân trùn bên trên sẽ thu được trùn tinh, đem cân.

d. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Sự phát triển của trùn: tính sinh khối, cân trọng lượng trùn ở các nghiệm thức vào cuối thí nghiệm.

Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng thịt trùn Quế và phân sau cho ăn Đạm tổng số (Phụ lục 2)

Đạm formol (Phụ lục 2) Hàm lượng ẩm (Phụ lục 2) Carbon tổng số (Phụ lục 2) Hàm lượng lân (Phụ lục 2) Hàm lượng IAA (Phụ lục 2)

Chỉ tiêu ColiformsE.coli (Phụ lục 2) 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được trình bày dạng bảng và hình, kết quả được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phân tích thống kê bằng ANOVA oneway, kiểm định Fisher‘s (Minitab 16.0).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)