Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến chất lượng thịt trùn Quế

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến chất lượng thịt trùn Quế

4.3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng vật chất khô của thịt trùn Quế

21,59a

23,41a 24,90a

22,88a

2 8 14 20 26

0 30 50 70

Hàm lưng vật chất khô (%)

Tỷ lệ bã mía (%)

Hình 5. Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng vật chất khô trung bình của thịt trùn

Ghi chú: Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Qua Hình 5 cho thấy hàm lượng vật chất khô của thịt trùn Quế khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Sự không khác biệt này có thể do hàm lượng ẩm của thịt trùn không khác biệt giữa các nghiệm thức dẫn đến không có sự khác biệt về vật chất khô của thịt trùn. Theo báo cáo của Grant (1955), nước chiếm 75 – 90% khối lượng cơ thể trùn Quế. Vì vậy, để đảm bảo sự sống sót của trùn, cần ngăn chặn sự mất nước cơ thể bằng cách duy trì độ ẩm môi trường, độ ẩm khoảng 85%

được xem là tối ưu cho sự phát triển của trùn Quế (Muyima et al., 1994). Như vậy, tỷ lệ bã mía khác nhau không ảnh hưởng đến hàm lượng vật chất khô của trùn Quế.

4.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng protein tổng số của thịt trùn Quế

58,87b 64,95a

65,67a 66,21a

54 56 58 60 62 64 66 68

0 30 50 70

Hàm lượng protein tổng s(%)

Tỷ lệ bã mía (%)

Hình 6. Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng protein tổng số của thịt trùn Quế

Ghi chú: Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Qua Hình 6 cho thấy hàm lượng protein tổng số trong thịt trùn Quế khác biệt không có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95%) giữa NT 30% bã mía (65,67%) và NT 50% bã mía (64,95) so với ĐC 0% bã mía (66,21), NT sử dụng 70% bã mía có hàm lượng protein tổng số thấp nhất (58,87%) và khác biệt có ý nghĩa so với các NT còn lại. Ở NT 70% bã mía, có lẽ do thức ăn nghèo dinh dưỡng nên trùn phát triển không tốt cả về số lượng và chất lượng thịt trùn. Hàm lượng protein tổng số không có sự khác biệt giữa các NT 0%, 30% và 50% bã mía có thể do ở trùn đều sinh trưởng tốt ở các nghiệm thức này và sử dụng nguồn đạm từ thức ăn tạo thành protein của cơ thể. Như vậy, sử dụng 30% hoặc 50% bã mía đều phù hợp nếu muốn tận dụng nguồn phế phẩm là phân vịt và bã mía để nuôi trùn quế, tùy điều kiện mỗi nơi có thể sử dụng tỷ lệ chất độn 30% (NT 1) hoặc 50% (NT 2) vì trùn tạo ra có hàm lượng protein tổng số không có sự khác biệt.

4.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng đạm amin của thịt trùn Quế

0,59a 0,58a 0,57a

0,43b

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7

0 30 50 70

Hàm lượng đạm amin (mg/kg)

Tỷ lệ bã mía (%)

Hình 7. Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng đạm amin của thịt trùn Quế

Ghi chú: Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Qua Hình 7 cho thấy hàm lượng đạm amin có trong thịt trùn Quế khác biệt không có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95%) giữa NT 30% bã mía (0,58mg/kg) và NT 50% bã mía (0,57mg/kg) với ĐC không sử dụng bã mía (0,59mg/kg), NT có tỷ lệ bã mía 70%

cho hàm lượng đạm amin thấp nhất (0,43 mg/kg) và khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Sự không khác biệt giữa các NT có thể do tốc độ tăng trưởng của trùn nhau trên mỗi loại cơ chất có tỷ lệ phối trộn khác nhau, nhưng hàm lượng protein tổng số trong thịt trùn giữa các NT này cũng không khác biệt nên hàm lượng đạm amin cũng không có sự khác nhau. Mà đạm amin là đạm ở dạng acid amin, vì vậy, thịt trùn có đạm amin càng cao thì sẽ thích hợp làm thức ăn chăn nuôi hoặc trích ly acid amin. Tuy hàm lượng đạm amin ở NT 30% và 50% bã mía không có sự khác biệt so với 0% bã mía, nhưng để vừa tận dụng được phân vịt một cách tiết kiệm vừa kết hợp với nguồn bã mía dồi dào mà trùn tạo thành có hàm lượng dinh dưỡng không khác biệt thì tỷ lệ bã mía là 30% hoặc 50% được xem là thích hợp.

4.3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến tỷ lệ vi sinh vật có hại trong thịt trùn Quế

Bảng 6. Tỷ lệ vi sinh vật có hại trong thịt trùn Quế (Đơn vị MPN/g)

Nghiệm thức Coliforms E.coli

ĐC 92 0

1 36 0

2 74 0

3 92 0

Ghi chú: ĐC = Nghiệm thức đối chứng sử dụng 0% bã mía; NT 1= Nghiệm thức sử dụng 30% bã mía;

NT 2= Nghiệm thức sử dụng 50% bã mía; NT 3= Nghiệm thức sử dụng 70% bã mía.

Cả bốn nghiệm thức đều không có sự hiện diện của E.coli và tỷ lệ Coliforms tương đối thấp ở tất cả nghiệm thức. Điều này cho thấy, mặc dù nguồn thức ăn của trùn Quế là phân vịt, có hàm lượng các vi sinh vật này cao nhưng sau khi qua hệ tiêu hóa của trùn, hầu như giảm đi đáng kể, thậm chí không còn. Nếu sử dụng trùn quế làm thức ăn chăn nuôi, sẽ không đáng lo ngại về tình trạng nhiễm vi sinh vật gây hại cho vật nuôi. Thịt trùn Quế phù hợp với yêu cầu của Tiêu chuẩn ngành (10 TCN 863- 2006), qui định là tổng số vi sinh vật có hại bao gồm Coliforms và E.coli cho phép trong thức ăn của vịt, gà, lợn là 1 – 102 MPN/g.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)