Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng IAA trong phân trùn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 41 - 44)

1,77ab

2,13a

1,43b

0,64c

- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

0 30 50 70

Hàm lưng IAA tăng (mg/kg)

Tỷ lệ bã mía (%)

Hình 12. Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi hàm lƣợng IAA của phân trùn

Ghi chú: Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Theo Franhenberger (1995), trong phân trùn có các vi khuẩn, nấm, tảo…có khả năng sản xuất chất kích thích sinh trưởng thực vật như Auxin, Cytokinin, Gibberellin,…Vì vậy, phân sau khi cho trùn ăn, có hàm lượng IAA cao hơn so với ban đầu. Qua Hình 12 cho thấy, sự thay đổi hàm lượng IAA trong phân trùn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95%) giữa NT 30% bã mía và ĐC 0% bã mía, và khác biệt có ý nghĩa giữa NT 50%, 70% bã mía so với NT 30% bã mía. Hàm lượng IAA ở NT 70% bã mía tăng ít nhất (0,64mg/kg), có thể do tỷ lệ phối trộn không thích hợp cho sự phát triển của trùn nên hệ vi sinh vật có khả năng tổng hợp IAA cũng kém, vì vậy hàm lượng IAA tăng ít. Phân trùn ở NT 50% bã mía có hàm lượng IAA tăng nhiều hơn so với NT 70% bã mía, có thể do trùn ở nghiệm thức này phát triển tốt hơn nên IAA tăng nhiều hơn. Hàm lượng IAA tăng 2,13mg/kg ở NT 30% bã mía và 1,77mg/kg ở ĐC0% bã mía, sự khác biệt giữa hai nghiệm thức này không có ý nghĩa, có thể do ở cả hai nghiệm thức, trùn đều sinh trưởng và phát triển tốt nên khả năng tổng hợp IAA của vi sinh vật gần như nhau, nên IAA tăng không khác biệt.

0,95c 2,16b

2,86a 2,65ab

- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

0 30 50 70

Hàm lượng IAA (mg/kg)

Tỷ lệ bã mía (%)

Hình 13. Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng IAA trong phân trùn

Ghi chú: ĐC = Nghiệm thức đối chứng sử dụng 0% bã mía; NT 1= Nghiệm thức sử dụng 30% bã mía;

NT 2= Nghiệm thức sử dụng 50% bã mía; NT 3= Nghiệm thức sử dụng 70% bã mía. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

IAA là hoocmon kích thích tăng trưởng thực vật, giúp cho sự kéo dài của tế bào, trong phân trùn có hàm lượng IAA cao sẽ rất phù hợp để bón cho cây trồng. Hàm lượng IAA trong phân trùn khác biệt có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy 95%) giữa các NT sử dụng 30%, 50% và 70% bã mía, khác biệt không có ý nghĩa giữa NT 30% và 50% bã mía so với ĐC 0% bã mía. Hàm lượng IAA trong phân trùn ở NT 70% bã mía thấp nhất (0,95mg/kg), tiếp theo là ở NT 50% bã mía (2,16mg/kg), sự khác biệt giữa các NT có tỷ lệ bã mía 30%, 50% và 70% có thể do ở tỷ lệ phối trộn bã mía và phân vịt khác nhau nên ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn và cả hàm lượng IAA trong phân trùn. Tương tự như hàm lượng nitơ và lân tổng số, trùn ở NT 0% và 30% bã mía phát triển tốt tương đương nhau nên hàm lượng IAA trong phân trùn cũng không có sự khác biệt. NT sử dụng 30% bã mía được xem là phù hợp vì có thể tận dụng được bã mía cùng với phân vịt mà phân trùn tạo thành có hàm lượng IAA khác biệt không có ý nghĩa so với ĐC 0% bã mía.

4.4.5 . Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến tỷ lệ vi sinh vật có hại trong phân trùn

Bảng 8. Tỷ lệ vi sinh vật có hại trong phân vịt và phân trùn (Đơn vị MPN/g)

Mẫu phân Coliforms E.coli

Phân vịt 1,1.107 1,5.105

ĐC 1,5.103 74

1 2,4.103 72

2 7,5.103 74

3 1,1.104 1,1.102

Ghi chú: ĐC = Nghiệm thức đối chứng sử dụng 0% bã mía; NT 1= Nghiệm thức sử dụng 30% bã mía;

NT 2= Nghiệm thức sử dụng 50% bã mía; NT 3= Nghiệm thức sử dụng 70% bã mía

Sự hiện diện của những vi sinh vật có hại như Coliforms và E.coli trong phân sẽ gây ô nhiễm cho đất và cây trồng sau khi sử dụng, đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ bón cho các loại rau ăn than, lá. Qua Bảng 10 cho thấy trong phân vịt có hàm lượng Coliforms và E.coli đều cao hơn so với phân sau khi được trùn Quế xử lý, kết quả này phù hợp với báo cáo của Trần Dương Xuân Vĩnh (2009) và Tăng Thanh Nhân cho rằng tỷ lệ E.coli sau thí nghiệm đều giảm so với nguyên liệu ban đầu. Theo Nair (2007), quá trình phân hủy vật chất hữu cơ nhờ trùn Quế sẽ làm giảm mầm bệnh cũng như sự lưu tồn của những vi sinh vật gây hại. Tuy tỷ lệ Coliforms và E.coli giữa các nghiệm thức đều thấp hơn so với nguồn phân vịt ban đầu nhưng vẫn còn cao vượt mức qui định vể sự tồn tại cho phép đối với các vi sinh vật có hại trong phân hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (sô 452/TT-ĐPB- ngày 29/04/2008) (theo qui định là bằng không). Nguyên nhân có thể do việc nuôi trùn kết hợp với việc bổ sung thức ăn vào thường xuyên, vì vậy sẽ bị nhiễm vi sinh vật từ nguồn thức ăn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân vịt (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)