Nước là một trong những tiêu chí quan trọng để chọn nơi cư trú: Các dân tộc miền núi phía Bắc xem nguồn nước là một trong ba yếu tố chính để chọn nơi định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 cư. Do đó việc sử dụng hợp lý nguồn nước tự nhiên hoặc khai thác tại chỗ trong sinh hoạt hàng ngày đã trở thành một nét đặc sắc. Nguồn nước được sử dụng với hai chức năng chính phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống. Sử dụng nước thành một vòng tuần hoàn khép kín. Nước lấy từ suối → sử dụng sinh hoạt → thấm vào đất → tự lọc → thấm trở lại suối...
Tại một số vùng cao,do điều kiện nguồn nước thiếu thường phải dùng gùi, ống để lấy nước do đó yếu tố tiết kiệm đã trở thành bản năng của người dân tộc – qua khảo sát thực tế cho thấy lượng nước mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày chỉ bằng 25-30% người Kinh. Bệnh từ vệ sinh môi trường kém do nhiễm bẩn nguồn nước trước đây người dân tộc cao hơn, hiện nay cũng đã khắc phục cơ bản. Hình thức tắm suối, rồi suối tự làm sạch cũng là một nét độc đáo trong sử dụng nước tái tạo tuần hoàn.
Ngoài ăn, uống, nấu nướng, tắm giặt hàng ngày, một số dân tộc tận dụng sức nước để sinh sống, sản xuất như làm cối giã gạo, guồng quay, chạy máy thuỷ điện nhỏ hay cao hơn nữa nước còn dùng để tưới cây cối.... Một số nơi lợi dụng địa hình dốc dẫn nước từ sông suối về tận nhà, tận nương để sử dụng như người Pà Thẻn, Mường...
Sử dụng nước mưa trong sinh hoạt cũng là một truyền thống lâu đời, ngườn nước mưa được thu từ mái nhà bằng mắng chảy vào các chum vại, sau đó đươạc lắng lọc Bằng các lớp cát sỏi tự nhiên rồi đưa vào sử dụng ăn uống hàng ngày.
Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường lấy từ sông, suối, nước mưa, nước mỏ, ao hồ hoặc đào giếng. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân ra thành hai nhu cầu sử dụng khác nhau: dùng để ăn (nấu nướng, nước nước lã hoặc đun nước sôi, pha chè) và dùng để tắm, giặt cùng các mục đích khác (vận hành cối giã gạo, chạy máy phát điện). Tuỳ theo từng địa bàn cư trú, các loại nguồn nước sẵn có ở từng địa phương, tập quán và thói quen của từng nơi mà người ta có thể khai thác và sử dụng các nguồn nước nói trên vào mục đích khác nhau. Theo đó, ở nhiều nnơi, nước ăn và nước tắm gịăt được người dân lấy từ bến nước chung của bản. Cách sử dụng nước này khá phổ biến đối với hầu hết người dân vùng núi.Ngoài dùng để ăn, người ta cũng sử dụng luôn nguồn nước này để tắm giặt. Đương nhiên, vị trí tắm giặt bao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 giờ cũng phải ở cuối nguồn. Người dân thường lấy nước vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Nước được hứng vào các ống nứa, vầu vác về nhà hoặc nay có thêm thùng tôn, thùng nhựa để chứa. Cũng có nơi, người ta phân ra thành hai nguồn nước ăn và nước dùng để tắm giặt. Nước ăn chủ yếu lấy từ đầu nguồn từ khe suối được coi là đảm bảo vệ sinh hơn hoặc chỉ dùng nguồn nước mỏ (nước mạch ngầm). Còn nước dùng cho nhu cầu tắm giặt thì thì chủ yếu sử dụng nước sông, suối. Để có nước sử dụng, người ta nạo vét, kè đá quây xung quanh một vũng nước đầu nguồn, lắp hệ thống máng dẫn đưa nước về tận nhà. Nguồn nước sử dụng có thể lấy từ một nơi chung của cả làng hoặc cũng có thể từng gia đình lấy một nơi riêng. Ngoài để ăn, người ta thường sử dụng để tắm giặt luôn ngay tại nhà.
Nếu như trước kia, người dân nông thôn miền núi có tập quán và thói quen sử dụng nguồn nước lộ thiên sẵn có, thì ở nhiều nơi, sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954), nhờ tác động của phong trào “ăn chín, uống sôi”, nhiều nơi đã chuyển từ thói quen uống nước lã sang uống nước sôi. Theo đó, phong trào đào giếng và ăn nước giếng cũng được phổ biến ngày càng sâu rộng. Có thể nói, cho đến nay, đa số người dân đã phổ biến việc dùng nước giếng để ăn, tắm giặt. Có nơi đã sử dụng nguồn nước sạch từ kinh phí và ngân sách hỗ trợ của các dự án Nhà nước, quỹ của UNICEP, các tổ chức quốc tế như PAM, OXFAM… Các bể nước công cộng được xây dựng ở nhiều làng bản, nhu cầu sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh của họ được cải thiện đáng kể.
Không chỉ cung cấp nước cho sản xuất, cho nhu cầu sinh hoạt của con người và gia súc, nguồn nước ở các khe suối còn được một số dân tộc miền núi tận dụng để vận hành cối giã gạo. Người ta dựng lều có mái che hoặc không có mái che rồi làm cối ngay cạnh bờ sông, suối, sau đó đắp phai hướng dòng chảy vào một lối để lợi dụng sức nước làm quay quạt giã gạo. Buổi sáng, người ta chỉ cần đổ thóc vào cối rồi cho vận hành, đến chiều mang thúng ra để gạt lấy phần thóc đã giã, sàng sẩy là có gạo nấu ăn. Với cách thức này, người ta đã tiết kiệm được đáng kể công sức mệt nhọc của người phụ nữ để dành vào các công việc khác.
Khoảng trên chục năm trở lại đây, ở nhiều địa phương khi điện lưới chưa tới người dân đã sử dụng máy phát điện loại nhỏ (máy Trung Quốc công suất từ 0,5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 đến 1-1,5 kw) chạy bằng sức nước. Bà con lợi dụng nguồn nước của các khe suối, đắp thành đập nhỏ, hướng dòng chảy vào để vận hành máy lấy điện thắp sáng, phục vụ sinh hoạt, chạy Radio, Video, Ti vi, quạt điện và phục vụ dệt vải cũng như việc học hành của con cái. Trong nhiều năm tới, những thôn bản thuộc vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng cung cấp nguồn điện lưới Quốc gia, thì thủy điện nhỏ vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống sinh hoạt của người dân.
Hình 1.1 Lợi dụng địa hình dốc tự nhiên đưa nước tự chảy về tận nhà để sử dụng của người PàThẻn.
Hình 1.2 Đào giếng lấy nước sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng người Dao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Hình 1.3 Dùng guồng đưa nước về ruộng và về làng để phục vụ sản xuất, sinh
hoạt của người Tày.