Điều tra đánh giá về nguồn nước cấp, hiện trạng khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn huyện Ba Bể

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG nước SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN BA bể – TỈNH bắc kạn (Trang 66 - 87)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Điều tra đánh giá về nguồn nước cấp, hiện trạng khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn huyện Ba Bể

3.2.1. Đánh giá chung v ngun nước cp sinh hot nông thôn.

Các nguồn nước sinh hoạt được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bao gồm:

Nước mưa, nước mặt ở các sông suối và hồ đập, nước ngầm ở các giêng và mạch lộ Tất cả các nguồn nước trên đều có ở Ba Bể và cũng được khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt theo các mức độ khác nhau ở các vùng nông thôn khác nhau trên địa bàn huyện.

Nguồn nước mặt lớn nhất là hồ Ba Bể với lưu lượng nước khá, ngoài việc là khu du lịch và khu bảo tồn thì đây còn được coi là nơi cung cấp nước chính cho việc sản xuất và đời sống của phần lớn người dân trong huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều con sông, suối lớn, nhỏ nằm ở các xã, hệ thống ao hồ và các phai đập giữ nước nằm rải rác trên toàn huyện, cùng với hệ thống kênh rạch đã cung cấp một lượng nước khá lớn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.2.1.1. Nước mưa

Lượng mưa trung bình năm ở huyện Ba Bể là 1580 mm, vào loại khá phong phú. Tuy nhiên, nước mưa được khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt còn chưa được phổ biến, chưa khai thác ở quy mô rộng. Trên địa bàn huyện, theo số liệu thống kê có 340 hộ sử dụng nước mưa chiếm tỷ lệ 3,53%. Việc sử dụng nước mưa phục vụ nhu cầu ăn uống sinh hoạt ở nông thôn theo hình thức đơn giản và trực tiếp.

Bản chất nước mưa là nước sinh hoạt có chất lượng khá tốt, thường là siêu nhạt (độ khoáng hoá từ 0.01 - 0.2g/l), nhưng do điều kiện kinh tế người dân nông thôn huyện Ba Bể có nhiều hộ nghèo không có nhà kiên cố để hứng nước mưa. Phần lớn nước mưa sử dụng được hứng từ mái lá, mái fibrôximăng, mái tôn....nên chất lượng nước hứng được chưa tốt, dụng cụ chứa nước phần lớn là bể xi măng hoặc lu phục vụ chủ yếu cho cho việc ăn uống và sinh hoạt. Việc khai thác nước mưa để sử dụng trong mùa khô là rất cần thiết. Đặc biệt, tại các vùng địa hình cao, núi đá nguồn nước mặt và nước ngầm việc tích trữ nước vào mùa khô là cần thiết trong khí đó mùa mưa lại có lượng mưa khá lớn, kéo dài nên việc tích trữ và sử dụng nước mưa phục vụ sinh hoạt tại các vùng nông thôn là khá phù hợp và thuận tiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 57  3.2.1.2. Nước mặt ở các sông suối và hồ đập

Nước sông ở huyện Ba Bể có trữ lượng khá lớn nhưng lại phân phối không đều trong năm, và trong từng vùng. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn hàng năm thường xuyên gây ra lũ lụt ngập úng làm ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng lớn cho việc sử dụng nước sinh hoạt và còn là nguyên nhân gây dịch bệnh. Sông, suối ở huyện Ba Bể khá dày đặc nhưng lại ngắn, dốc, nước thoát nhanh nên vào mùa khô lượng nước trên các sông hạ thấp, gây khan hiếm lượng nước, thậm chí nhiều con sông bị cạn trong mùa khô. Số hộ dân sử dụng nước sông trực tiếp cho sinh hoạt tập trung nhiều ở những xã vùng cao đầu nguồn của các con sông, suối và thường sử dụng trực tiếp, không qua xử lý. Theo số liệu thống kê có 204 hộ dân nông thôn sử dụng trực tiếp nguồn nước sông phục vụ ăn uống và sinh hoạt. Huyện Ba Bể có Hồ Ba Bể có diện tích mặt nước rộng khoảng 500 ha, các đập công trình, đập tràn Chợ Lèng, Bó Lù, Tà Ha, các phai kênh mương dẫn nước. Nước trong hồ khá trong có thể đóng góp quan trọng cho việc cấp nước ăn uống và sinh hoạt vùng nông thôn.

3.2.1.3. Nước dưới đất

Hiện tại chưa có điều kiện điều tra kỹ để đánh giá về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sơ bộ các giếng nước ở một số vùng trong huyện cho thấy mực nước ngầm nằm ở độ sâu khoảng 20 - 30m, chất lượng nước khá tốt, khai thác đảm bảo dùng cho sinh hoạt của các khu dân cư trong huyện. Hầu hết nhân dân nông thôn trong huyện sử dụng nước ngầm mạch nông. Khoảng 60-70% hộ dân trong tỉnh sử dụng nguồn nước này cho ăn uống sinh hoạt qua công trình khai thác là giếng đào và giếng khoan. Các tầng nông mùa mưa thì đủ nước dùng nhưng về mùa khô nhiều vùng thiếu nước

Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng khá và chất lượng tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, lượng mưa trong năm phân bố không đều nên trong sản xuất nông nghiệp còn gặp phải một số khó khăn. Vì vậy trong tương lai cần phải khảo sát kỹ về trữ lượng nước, có kế hoạch khai thác hợp lý, kết hợp với việc khai thác bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 58  Đồng bào dân tộc ít người sử dụng nước ngầm xuất lộ ra từ các khe núi hay sườn đồi, tập trung khai thác một số vùng thiếu nước quanh năm bằng các hệ thống ống, kênh dẫn nước về nơi sử dụng. Nước mạch lộ có lưu lượng nhỏ hơn các nguồn nước khác nhưng lại phân bố khá nhiều, chất lượng tốt ít bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Song nếu quá trình dẫn nước về nơi sử dụng bằng các kênh mương dẫn không đảm bảo, có thể làm chất lượng nước suy giảm.

Tóm lại, ước tính mức dùng nước chung cho vùng nông thôn trong tỉnh vào khoảng 45 - 50l/ngày/ người, tất cả các loại nguồn nước ít, nhiều đã được khai thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Theo kết quả đánh giá của người dân,hầu hết các mẫu nước sử dụng đạt chất lượng chiếm tỷ lệ khá, các mẫu nước đạt chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ lớn và còn nhiều mẫu điều tra đánh giá chất lượng nước thuộc loại kém có màu, mùi, vị không đạt tiêu chuẩn. Để khai thác và sử dụng tốt nguồn nước, hạn chế những thiệt hại gây ra bởi thiên tai, và ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động kinh tế cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững tài nguyên nước trong toàn tỉnh.

3.2.2. Đánh giá cht lượng nước sinh hot trên địa bàn huyn Ba B

Để thực hiện việc đánh giá thực trạng NSH trên địa bàn huyện Ba Bể, chúng tôi đã tiến hành lấy 15 mẫu NSH tại các xã trên địa bàn nghiên cứu, vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện ở 3.13 . Các mẫu được lấy, bảo quản và phân tích theo hướng dẫn của tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường nước. Kết quả phân tích được so sánh với Quy chuẩn số 02:2009/BYT ngày 17/6/2009 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 59  Bảng 3.13. Vị trí lấy mẫu NSH huyện Ba Bể

STT KH mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

1 NSH1

Nước GĐ sâu 9m hộ gđ ông Hà Văn Thao Thôn Pục, xã Thượng Giáo

419815.12 2481622.21

2 NSH2

Nước từ HTTC lộ mạch gđ bà Mạch Thị ThắmThôn Kéo Pợi, xã Cao Trĩ

413923.72 2483814.85

3 NSH3 Nước vòi từ bể cấp NSHTT

Thôn Nà Cọ, xã Khang Ninh 410978.02 2481017.34 4 NSH4 Nước từ vòi GK độ sâu 20m

Thôn Cốc Kè, xã Cao Thượng 410449.38 2486385.54 5 NSH5 Nước bể cấp NSHTT Thôn Nà

Nghề, xã Nam Mẫu 405841.92 2480714.91

6 NSH6 Nước suối tại Thôn Nà Đốc 2,

xã Địa Linh 424951.22 2481319.78

7 NSH7 Nước GĐ Độ sâu 5m Thôn Pắc

Pìn, xã Bành Trạch 426461.83 2487670.88

8 NSH8

Nước GĐ độ sâu 8m gđ ông Triệu Quốc BànThôn Nà Ma, xã Phúc Lộc

431446.87 2488426.96

9 NSH9 Nước lộ mạch Thôn Cốc Lùng,

xã Hà Hiệu 433259.61 2480639.30

10 NSH10 Nước GĐ độ sâu 4m hộ gđ ông

Bàn Văn Sơn Xã Yến Dương 423365.07 247564915 11 NSH11 Nước vòi GK dộ sâu 25m Thôn

Nà Quang, xã Chu Hương 428803.29 2477236.92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 60 

STT KH mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

12 NSH12 Nước vòi GK sâu 30m Thôn

Khuổi Diễn, xã Mỹ Phương 432504.30 2469298.05 13 NSH13 Nước từ HTT lộ mạch Thôn Nà

Hai, xã Quảng Khê 417171.54 2474893.07

14 NSH14

Nước GĐ sâu 13m hộ gđ ông Hoàng Minh Thu Thôn Duống, xã Hoàng Trĩ

413017.35 2468163.92

15 NSH15

Nước GĐ sâu 8m hộ gd bà Bế Thị HoaThôn Tần Lượt, xã Đồng Phúc

419890.65 2469373.66

Các mẫu được lấy sau khi phân tích sẽ được so sánh với Quy chuẩn số 02:2009/BYT của Bộ y tế ngày 17/6/2009 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

Kết quả phân tích hàm lượng các thông số ô nhiễm trong môi trường nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể được thể hiện tại bảng 3.14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 61  Bảng 3.14. -Kết quả phân tích chất lượng môi trường NSH trên địa bàn huyện Ba Bể

Kí hiệu mẫu

Chỉ tiêu

pH Độ đục COD Fe As NH3 Clo Độ cứng theo

CaCO3 Coliform E.Coli

‐  NTU mg/l MPN/100ml NSH1 7,64 6,0 5,2 0,17 0,016 0,047 KPH 157 30 0

NSH2 7,52 7,0 5,4 0,13 0,015 0,021 KPH 162 10 0 NSH3 7,31 6,5 4,8 0,13 0,025 0,009 KPH 138 10 0 NSH4 7,34 6,0 4,2 0,14 0,018 0,025 KPH 132 50 0 NSH5 7,13 5,5 4,4 0,19 0,017 0,020 KPH 162 40 0 NSH6 7,15 6,0 5,4 0,17 0,012 0,034 KPH 171 20 0 NSH7 7,12 7,5 5,2 0,22 0,015 0,028 KPH 151 30 0 NSH8 7,15 6,5 5,2 0,15 0,015 0,031 KPH 141 30 0 NSH9 7,03 7,0 5,2 0,13 0,012 0,044 KPH 141 20 0 NSH10 7,24 6,5 5,5 0,12 0,015 0,042 KPH 145 40 0 NSH11 7,15 7,0 5,9 0,21 0,011 0,036 KPH 153 10 0 NSH12 7,32 6,0 5,2 0,22 0,017 0,051 KPH 142 30 0 NSH13 7,46 6,0 4,2 0,17 0,018 0,026 KPH 161 20 0 NSH14 7,47 6,5 5,4 0,18 0,015 0,022 KPH 142 20 0 NSH15 7,05 7,0 4,6 0,17 0,013 0,017 KPH 154 10 0

QC 02:2009/BYT 6,0-8,5 5 4(2) 0,5 0,05 3 0,3-0,5(1) 350(1) 150 20

Ghi chú:

- “-”: Không quy định;

- “ KPH”: Không phát hiện;

- QCVN 02:2009/BYT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt cột II (Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

- (1): QCVN 02:2009/BYT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt cột I (Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước) - (2): QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 62  Kết quả phân tích chất lượng NSH trên địa bàn huyện Ba Bể cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo cột II-QCVN 02:2009/BYT. Trong đó, pH dao động từ 7,03 – 7,63; hàm lượng As: 0,011 – 0,028mg/l; Fe 0,13 – 0,22 mg/l; NH3: 0,009 – 0,051mg/l; Vi khuẩn Coliform: 10 – 50 MPN/100ml; chỉ tiêu độ cứng theo CaCO3 không quy định trong cột II của quy chuẩn nhưng vẫn thấp hơn so với giới hạn cho phép của cột I và đạt141 – 164mg/l; không phát hiện chỉ tiêu Cl dư và vi khuẩn E.Coli trong mẫu phân tích. Tuy nhiên chỉ tiêu Độ đục, COD có hàm lượng cao, đa số các vị trí đã vượt quá giới hạn cho phép so với quy định.

3.2.3. Hin trng khai thác s dng nước sinh hot nông thôn trên địa bàn huyn Ba B.

Hiện nay, nước phục vụ sinh hoạt nông thôn huyện Ba Bể được khai thác từ các nguồn nước tự nhiên bao gồm: nước giếng đào, giếng khoan (sử dụng tập trung hoặc hộ gia đình), nước lộ mạch, nước sông suối và hồ đập, nước mưa. Do tính chất nguồn nước lấy vào để sử dụng nên sẽ có các hệ thống cấp nước tương ứng phù hợp với nguồn nước cấp.

Loại công trình cấp nước chủ yếu đang sử dụng tại huyện Ba Bể bao gồm CTCN nhỏ lẻ và CTCN tập trung:

- CTCN nhỏ lẻ gồm có:

+ Giếng đào nông cấp nước cho các hộ gia đình nông thôn, được các hộ gia đình sử dụng phổ biến, độ sâu của giếng từ (5 - 15) m. Thông thường mỗi giếng phục vụ 1 hộ gia đình tương đương 4- 5 người, dụng cụ lấy nước là gàu xách tay, bơm tay hoặc bơm điện.

+ Giếng khoan bơm tay hoặc bơm điện cấp nước cho các hộ gia đình. Việc khai thác nước từ các giếng khoan phục vụ cho sinh hoạt hiện nay đang phổ biến.

Chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợ đã áp dụng công nghệ giếng khoan lắp bơm tay. Đây là nguồn nước tốt hầu như đảm bảo vệ sinh khi dùng cho ăn uống và cho sinh hoạt

+ Bể, lu chứa nước mưa hoặc nước sông cho các hộ gia đình vùng ven sông, vùng núi cao không đào được giếng.

+ Hệ thống tự chảy dẫn nước lộ mạch chảy ra từ các khe núi, sườn núi về hộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 63  gia đình: nó là nguồn nước phổ biến và được sử dụng nhiều trong các sinh hoạt hàng ngày. Nguồn nước ở xa và ở thế cao hơn so với bản, để lấy nước ăn, người dân dùng hệ thống máng tre để đưa nước về bản. Các máng nước này thường được chế tạo từ những đoạn tre to vừa, thẳng dài. Người ta đục các mắt để thông các dóng tre với nhau tạo thành dòng cho nước chảy, các máng tre được bắc liền kề, nối tiếp. Hệ thống máng này được đỡ bằng hệ thống các cọc gỗ có chạc đôi và các thanh tre buộc vào nhau theo hình dấu nhân không cân. Tuỳ theo nguồn nước mạnh hay ít mà người ta chia nó thành một hay vài chỗ cho nước chảy ra để người dân sử dụng.

Ngày nay, bên cạnh hệ thống máng tre, người dân còn dùng ống cao su dẫn nước về bản. Có khi hai ba hộ chung nhau một đường dây, họ lấy đầy nước vào các đồ chứa(thùng, phi, chậu, chum, bể nước nhựa (do nhà nước cấp hỗ trợ). Cũng có khi mỗi gia đình một đường dây, kéo nước từ đầu nguồn về từng gia đình

+ Công trình cấp nước tập trung lấy từ khe núi, sườn núi, suối núi vùng cao:

là loại công trình cấp nước tập trung cho thôn Nà Kiêng, thôn Nà Mơ, Thôn Nà Niêng, thôn Khuổi Luông, thôn Pác Nghè xã Khang Ninh; thôn Nà Đông xã Chu Hương; thôn Nặm Dài, thôn Khâu Qua, thôn Nà Nghè xã Nam Mẫu; thôn Nà Cà, Nà Phiêng, Booj Vẽ, Nà Nầu xã Mỹ Phương: thôn pàn Han, Nà Nộc, Nà Còi Xã Bành Trạch; thôn Phiêng khăm, Phiêng Pài, Phiêng Phàng xã Yến Dương…. Đặc trưng vùng này là khó đào được giếng, xa nguồn nước nên phải tận dụng nguồn nước từ các mạch chảy ra từ trong khe núi, sườn núi, suối...

Theo số liệu thống kê từ bộ chỉ số Nước sạch và VSMT tỉnh Bắc Cạn: Năm 2013, huyện Ba Bể có 38.689 người dân nông thôn sử dụng nước HVS, đạt tỷ lệ 87%; số người sử dụng nước HVS đáp ứng theo QCVN 02:2009 BYT là 7044 người dân nông thôn, đạt 15.84%.

3.2.3.1 Khai thác nước mưa

Khai thác nước mưa được người dân nông thôn huyện Ba Bể sử dụng phổ biến trong mùa mưa. Số hộ sử dụng nước mưa tập trung số người miền miền xuôi di cư lên sinh sống, hình thức khai thác chủyếu là dung lu, bể để hứng nước mưa qua mái ngói, mái lợp fibrôximăng mái bê tông, dung tích nhỏ, phụ thuộc vào kinh tế gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 64  Bể chứa nước để đựng nước mưa có dung tích từ 2 - 12m3. Tổng số hộ sử dụng nước mưa toàn huyện hiện nay khoảng 340 hộ chiếm 3.53% tổng các hộ sử dụng nước, thuộc 6 xã, trong đó nhiều nhất tại xã Hà Hiệu 107 hộ chiếm 31,47%

các hộ sử dụng nước mưa trong toàn huyện, xã Mỹ Phương 71 hộ chiếm 20,88 %, xã Đại Linh 56 hộ chiếm 16,47 %. Xã Chu Hương 52 hộ chiếm 15,28%, xã Quảng Khê 36 hộ chiếm 10,59%, Xã Năm Mẫu 18 hộ chiếm 5,29%. Các xã còn lại điều tra thống kê không thấy có hộ nào sử dụng nước mưa. Điều này cho thấy tỷ lệ các hộ dân khai thác, sử dụng nước mưa thấp so với các nguồn nước khác.

Bảng 3.15. Hiện trạng khai thác sử dụng nước mưa ở huyện Ba Bể STT Xã Số hộ dân sử dụng

nước mưa Tỷ lệ (%)

1 Xã Mỹ Phương 107 31,47 2 Xã Phúc Lộc 71 20,88 3 Xã Hà Hiệu 56 16,47 4 Xã Địa Linh 52 15,28

5 Xã Yến Dương 36 10,59 6 Xã Chu Hương 18 5,29

Tổng 340 100

3.2.3.2 Khai thác nước dưới đất

Nước dưới đất huyện Ba Bể, được khai thác từ rất lâu đời, phát triển nhất là trong các năm gần đây. Nước dưới đất được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản,công nghiệp và tưới.

Việc khai thác nước dưới đất phát triển không đồng đều ở các xã trong huyện. Khoảng 60% các xã thấp huyện Ba Bể khai thác nguồn nước cấp cho sinh hoạt nông thôn là từ nguồn nước dưới đất. Tuỳ theo điều kiện địa chất thuỷ văn tỷ lệ khai thác nước dưới đất để cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt của nông thôn ở các vùng có sự khác nhau. Các vùng nước dưới đất có chất lượng tốt và phong phú thì tỷ lệ người dân khai thác và sử dụng nước ngầm cho ăn uống, sinh hoạt là khá cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 65  Khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt cho nông thôn hiện nay có hai hình thức chủ yếu giếng đào và giếng khoan.

Giếng đào hay còn gọi là giếng khơi chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ. Khả năng phục vụ 1 đến 2 hộ gia đình, dụng cụ lấy nước là gầu kéo tay, tời quay tay và bơm điện để khai thác nước.

Giếng đào thường được sử dụng ở các tầng chứa nước nằm nông, thường được đào thủ công. Các giếng thường có đường kính từ 0,8 - 1,2 m, chiều sâu từ 3 - 5 m đối với trũng thung lũng, 6 - 8 m (đối với vùng gò,đồi), 8 - 25 m (đối với vùng núi).

Giếng đào sâu nhất là 25 m quan sát thấy ở xã Cao Thượng, giếng nông nhất là 2m ở xã Khang Ninh

Bảng 3.16. Hiện trạng khai thác nước giếng đào ở huyện Ba Bể

STT Xã Số

giếng đào (GĐ)

Số hộ dân sử dụng GĐ

1 Xã Bành Trạch 309 324

2 Xã Phúc Lộc 268 293

3 Xã Hà Hiệu 367 380

4 Xã Địa Linh 350 347

5 Xã Yến Dương 295 311

6 Xã Chu Hương 350 350

7 Xã Mỹ Phương 337 341

8 Xã Thượng Giáo 568 578

9 Xã Cao Trĩ 275 275

10 Xã Khang Ninh 436 448

11 Xã Cao Thượng 494 527

12 Xã Nam Mẫu 285 312

13 Xã Quảng Khê 375 379

14 Xã Hoàng Trĩ 159 164

15 Xã Đồng Phúc 357 359

5.225 5.388

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG nước SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN BA bể – TỈNH bắc kạn (Trang 66 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)