Tài nguyên nước và đặc điểm kinh tế xã hội nông thôn huyện Ba Bể

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG nước SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN BA bể – TỈNH bắc kạn (Trang 39 - 66)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tài nguyên nước và đặc điểm kinh tế xã hội nông thôn huyện Ba Bể

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Bể là huyện niền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 68.412ha. Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông Phía Bắc Giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng

Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản.

Dân số toàn huyện theo thống kê năm 2013 có 48.329 nghìn người, trong đó có khoảng 95% là người dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Huyện có địa hình đặc trưng miền núi cao, độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, nghiêng dần từ Đông - Bắc xuống Tây - Nam với 3 dạng địa hình phổ biến:

+ Địa hình núi đá vôi gồm các xã Nam Mẫu, Quảng Khê, Cao trĩ, Hoàng Trĩ với độ cao trên 1.000m (cao nhất là đỉnh Phia Bjooc - 1502m) xen kẽ giữa các thung lũng hẹp tạo thành những vách dựng đứng, cheo leo. Độ cao trung bình từ 600 - 1000m, độ dốc bình quân từ 250 - 300.

+ Địa hình núi đất gồm các xã phía Nam, độ cao trung bình từ 300 - 400m.

Vùng này chủ yếu là núi đất nhưng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các sông suối và các thung lũng nhỏ.

+ Địa hình trũng thấp (khu vực trung tâm huyện) có độ cao trung bình từ 200 - 300m, có diện tích khoảng 10.000ha nằm xen kẽ giữa các dãy núi, ven sông suối tạo thành những dải ruộng, những cánh đồng trồng lúa màu của nhân dân trong huyện.

Địa hình trong huyện như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác cấp nước sạch và VSMT nông thôn, điển hình là sự khác nhau về các nguồn nước có thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 30  khai thác trên địa bàn, sự phân bố nguồn nước không đều và tập quán sử dụng cũng như mô hình của các công trình VSMT không đồng nhất, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên tại chỗ.

3.1.1.3 Thảm thực vật

Theo kết quả thống kê huyện Ba Bể có 57693.63 ha rừng. Trong đó diện tích rừng sản xuất có 37806.45 ha; rừng phòng hộ có 10952.71 ha; rừng đặc dụng có 8934.47 ha. Thành phần rừng tự nhiên của huyện bao gồm rừng nguyên sinh (tập trung chủ yếu ở khu vực hồ Ba Bể) còn lại là rừng non mới tái sinh, rừng hỗn giao tre nứa và một số diện tích rừng nghèo mới được khoanh nuôi tái sinh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều loại cây gỗ quý hiếm như Lim, Sến Táu, Đinh..

tập đoàn cây này đang dần được khôi phục do chính sách giao đất giao rừng của địa phương được thực hiện khá tốt. Ngoài ra, diện tích rừng trồng cũng phát triển khá tốt với tập đoàn chính là cây luồng, keo và cây bản địa, diện tích rừng trồng hiện dùng làm nguyên liệu cho nhà máy giấy, ngoài ra còn phục vụ việc xây dựng và làm chất đốt cho nhân dân. Trong tương lai cần chú trọng đầu tư vào trồng rừng để giảm diện tích đất trống, đồi núi trọc và tăng thêm diện tích che phủ tạo cảnh quan môi trường xung quanh. Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn trong việc tăng thu nhập từ vườn rừng, bảo vệ đất và cân bằng môi trường sinh thái.

Nhìn chung rừng của Ba Bể hiện nay đang phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan đồi núi. Do diện tích rừng ngày càng được khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật trước đây có nguy cơ mất trắng giờ phát triển trở lại làm đa dạng cho sự phát triển của tự nhiên.

3.1.1.4 Khí hậu

Ba Bể nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm chung của khí hậu miền bắc nước ta được chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh.

Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC - 23oC, vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá. Bên cạnh đó là huyện miền núi nằm ở vĩ độ cao nên khí hậu có pha trộn tính nhiệt đới và ôn đới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 31 

™ Chế độ mưa

Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng 1250 - 1600 mm. Lượng mưa 5 tháng mùa mưa chiếm tới 75 - 80% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa 7 tháng mùa khô chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng mùa khô từ tháng X đến tháng IV thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ với lượng mưa trần từ 20 - 80mm. Mùa này thường có gió mùa Đông Bắc, tiết trời khô hanh, ít mưa, gây hạn hán, rét đậm kéo dài, xuất hiện băng giá và sương muối gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng IX, thậm chí có năm mùa mưa kéo dài đến tận tháng X. Lượng mưa lớn nhất thường vào 2 tháng VII và tháng VIII, mưa lớn tập trung thường tạo nên lũ quét gây rất nhiều thiệt hại cho sản xuất, đời sống và sinh hoạt.

Bảng 3.1 Lượng mưa trung các bình tháng năm 2013 tại trạm Chợ Rã- Ba Bể

Đơn vị: mm

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Lượng

mưa 10,6 11,7 70,0 33,1 295,6 160,7 386,0 327,8 131,0 54,1 22,0 79,0 1581,6 Nguồn: Trạm Khí Tượng thủy văn Chợ Rã huyện Ba Bể

™ Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC - 23oC, vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 20 oC (tháng 12/1958), nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50 oC (tháng 6/1958).

Bảng 3.2 Nhiệt độ bình quân các tháng năm 2013

Đơn vị: oC

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Trạm Chợ Rã

14,1 18,5 22,5 23,8 26,5 27,5 27,2 27,3 25,3 22,2 20,4 1,31

Nguồn: Trạm Khí Tượng thủy văn Chợ Rã huyện Ba Bể

™ Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối lớn, độ ẩm trung bình nhiều năm thường lớn hơn 84%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 32  Thời kì mưa độ ẩm cao đạt 89%, biến động ẩm trong các tháng khá ổn định, chênh lệch không quá 5%.

Bảng 3.3 Độ ẩm tương đối trạm Chợ Rã- Ba Bể năm 2013(%)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Trung

bình năm

87 88 84 84 85 86 89 88 88 85 85 83 86

Nguồn: Trạm Khí Tượng thủy văn Chợ Rã huyện Ba Bể

™ Bốc hơi

Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 650 - 750 mm. Lượng bốc hơi bình quân tháng lớn nhất vào tháng III, IV đạt trên 70 mm/tháng. Vào các tháng I, II lúc này thời kì mùa đông, ít nắng sương giá nên lượng bố hơi giảm xuống có lúc chỉ bằng 1 nửa lượng bốc hơi mùa mưa

Bảng 3.4 Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng, năm Trạm Chợ Rã(mm)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Trung

bình năm 35,0 39,2 87,4 72,9 65,6 62,0 44,2 51,4 44,2 51,9 41,5 40,4 63,57

Nguồn: Trạm Khí Tượng thủy văn Chợ Rã huyện Ba Bể

™ Số giờ nắng

Bình quân số giờ nắng khoảng 1483 h/năm. Tại Chợ Rã- Ba Bể số giờ nắng tháng biến đổi từ 19 giờ vào tháng 1 đến 185 giờ vào tháng 6

Bảng 3.5 Tổng số giờ nắng tháng, năm Trạm Chợ Rã(giờ)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 19 61 127 131 178 185 142 170 121 135 83 131 1483

Nguồn: Trạm Khí Tượng thủy văn Chợ Rã huyện Ba Bể Ở Ba Bể, hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc, năng lượng bức xạ đạt 110 kcal/cm2.Với các đặc trưng khí hậu như vậy, sự ảnh hưởng đến vấn đề cấp nước sạch là rõ ràng, nhất là các yếu tố về lượng mưa, độ bốc hơi. Khả năng vào mùa khô sẽ thiếu nước ở một số thôn bản nếu không có biện pháp khai thác và dự trữ thích hợp, ngược lại mùa mưa rất có thể sẽ gây ngập lụt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 33  3.1.1.5. Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn huyện Ba Bể bao gồm các sông: Chợ Lèng, Bó Lù, Tà Han, sông Năng và hồ Ba Bể. Hệ thống thủy văn của Vườn Quốc gia Ba Bể nhận nước từ các sông Tà Han, Bó Lù và Chợ Lèng ở phía Nam của Vườn Quốc gia với tổng diện tích lưu vực là 454km2. Ba con sông, suối này đổ nước vào hồ, sau khi được điều tiết, một phần nước hợp lưu với sông Năng ở phía Bắc hồ, tiếp tục chảy về sông Gâm.

Sông Năng là phụ lưu của lưu vực sông Gâm, được bắt nguồn từ xã Công Bằng huyện Ba Bể chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến xã Bành Trạch thì đổi hướng theo hướng Đông Nam- Tây Bắc. Chiều dài toàn bộ sông chảy qua tỉnh là 70 km, diện tích lưu vực sông Năng đến thác Đầu Đẳng là 1.890 km2. Vào mùa lũ, ngoài 3 con sông, suối ở phía Nam, nước từ sông Năng có thể chảy vào hồ và mực nước ở hồ có thể dâng lên từ 2 - 3m. Khi nước lũ sông năng giảm xuống, nước trong hồ lại tiếp tục chảy vào sông Năng. Hồ Ba Bể nằm ở độ cao 150m so với mặt biển, có diện tích 450ha, độ sâu trung bình của hồ Ba Bể là 17m đến 23m, chỗ sâu nhất đạt đến 29m. Hồ Ba Bể có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước trong khu vực: Mùa cạn nước từ hồ đổ ra sông Năng ở phía bắc, khi lũ lớn nước sông Năng dâng cao chảy vào hồ làm cho nước hồ ứ lại. Hồ Ba Bể có khả năng điều tiết hơn 40 triệu m3 nước cho sông Năng và sông Gâm. Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên trên núi duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, là một hồ kiến tạo tự nhiên lớn. Do cơ chế kiến tạo địa chất và thủy văn đặc biệt nằm trong vùng đá vôi, nhưng hồ Ba Bể không bị mất nước và đây chính là điều kỳ thú độc đáo của hồ Ba Bể.

Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong huyện Ba Bể cũng phân bố không đều trong năm. Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng. Qua tính toán dòng chảy trung bình nhiều năm cho thấy độ sâu dòng chảy năm lưu vực sông Năng tại trạm Đầu Đẳng đạt 708mm/nam thời đoạn (1956- 1976) và có giá trị tăng lên 723 mm/năm thời đoạn (1960- 2010). Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông Năng huyện Ba Bể trên bảng 3.6 và 3.7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 34  Bảng 3.6. Một số đặc trưng dòng chảy năm lưu vực sông Năng

Trạm F(km2) Qo(m3/s) Xo Yo(mm) Wo(106 m3) Cv

Đầu Đẳng 1890 37,4 1450 619,0 1178,6 0,2

Bảng 3.7 Dòng chảy trung bình năm của sông Năng tại trạm Đầu Đẳng Đơn vị: m3/s 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 12,2 10,5 14,0 25,3 46,1 74,0 92,1 81,1 60,2 41,9 27,0 17,4 42,7

Nguồn nước ngầm ở huyện Ba Bể thể hiện ở nước khe nứt, nước lỗ hổng.

Nguồn nước này tương đối dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới cho các loại hình sản xuất kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, vùng địa hình núi đá và vùng núi cao nước ngầm phân bố sâu khó khai thác. Vì vậy, cần có kế hoạch cân đối và khai thác sử dụng nước hợp lý.

3.1.2 Tài nguyên nước và cht lượng nước trên địa bàn huyn Ba B 3.1.2.1 Tài nguyên nước

a. Tài nguyên nước mưa.

Ba bể nằm trong vùng có lượng mưa tương đối, lượng mưa trung bình nhiều năm(thời đoạn 1961- 2010) tại trạm Chợ Rã huyện Ba Bể là 1.488 mm/năm. Lượng mưa năm lớn nhất đạt 2.141mm( năm 1986) lớn gấp 2,1 lần lượn mưa năm nhỏ nhất 1.174 mm( năm 1992) và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa bắt đầu tù tháng 5 tới tháng 9 với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1.174 mm chiếm 78,9% tổng lượng mưa toàn năm. Nhìn chung lượng mưa trung bình nhiều năm biến động từ 1.250 mm đến 1600 mm.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tổng lượn mưa nhỏ chỉ chiếm 21,1% lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 10 và tháng 4 là hai tháng chuyển tiếp mùa lượng mưa nhìn chung khá hơn các tháng còn lại.

b. Tài nguyên nước sông, hồ

Nằm trong vùng mưa tương đối nên dòng chảy năm của các sông suối trong huyện Ba Bể cũng khá dồi dào tuy nhiên phân phối rất không đều trong năm, phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Lượng nước mùa lũ chiếm 70- 75%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 35  tổng lượng nước cả năm. Mùa lũ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng tập trung dòng chảy khá lớn, lũ lớn nhất thường tập trung vào tháng 7 và 8. Lưu lượng lớn nhất đã quan trắc được tại Đầu Đẳng là 942 m3/s tương đương đỉnh lũ 500 l/s.km2.Lưu lượng trung bình mùa lũ là 71,7 m3/s tươnng ứng mô đun 37,9 l/s.km2 .Mùa kiệt kéo dài 8 tháng và tổng lượng chiếm khoảng 25 -30% tổng lượng dòng chảy cả năm.Mô đun dòng chảy mùa kiệt trung bình 10,3 m3/s. Mô đun dòng chảy năm bình quân khoảng 19,79 l/skm2, tương đương với lớp dòng chảy 619,0 mm. Mức đảm bảo nước tính trung bình theo đầu người tại lưu vực sông Năng theo số liệu là 11837 m3/người, cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước (4750 m3/người). Tổng lượng dòng chảy năm của sông Năng ước đạt 1190.106m3 . Trên địa bàn huyện có Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên với tổng diện tích lưu vực khoảng 454 km2, có diện tích 450ha, độ sâu trung bình của hồ Ba Bể là 17m đến 23m, chỗ sâu nhất đạt đến 29m. Hồ Ba Bể có khả năng điều tiết hơn 40 triệu m3 nước cho sông Năng và sông Gâm. Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên trên, do cơ chế kiến tạo địa chất và thủy văn đặc biệt nằm trong vùng đá vôi, nhưng hồ Ba Bể không bị mất nước và đây chính là điều kỳ thú độc đáo của hồ Ba Bể.

Huyện Ba Bể hiện có 104 công trình thủy lợi, trong đó có 85 công trình hồ chứa, đập dâng, kênh mương. Các công trình hồ chứa đã đưa vào khai thác chủ yêu là các hồ có dung tích nhỏ từ 0,2- 0,6.106m3, các đập có diện tích tưới tiêu lớn nhất là đập Pù Mắt xã Chu Hương xấy dựng năm 1983 có nhiệm vụ tưới cho 120 ha và đập Tà Chù xã Chu Hương có nhiệm vụ tưới cho 100ha..

Các hồ chứa (tự nhiên và nhân tạo), đập dâng và các công trình thủy lợi là một phần không thể thiếu của các lưu vực sông và thực tế cho thấy, dòng chảy của các con sông trong lưu vực đang được kiểm soát bởi các hồ chứa và đập nước.

Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các LVS, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên, gây tác động đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.

Khi thực hiện các nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước huyện Ba Bể gặp phải khó khăn do rất thiếu số liệu đo đạc. Cụ thể là trên địa bàn huyện chỉ có 1 trạm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 36  khí tượng tại Chợ Rã- Ba Bể số đo mưa tại khu vực và 1 trạm thủy văn Đầu Đẳng tại Xã Quảng Khê số liệu đo lưu lượng dòng chảy của sông Năng.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sau này, cần xây dựng thêm ít nhất một trạm đo mưa ở xã vùng núi cao của huyện,

một số trạm đo lưu lượng trên các sông và tiến hành đo đạc cả đặc trưng bùn cát tại các trạm thủy văn

c. Tài nguyên nước ngầm.

Ơ Ba Bể,có một tầng chứa nước lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ không phân chia (q), phân bố dọc theo thung lũng sông Năng (tính cả sông Phó Đáy… đáng kể nhất ở trung tâm huyện Ba Bể, Bạch Thông với diện tích điểm lộ ra 66 km2), một số diện tích nhỏ hẹp phân bố dọc các thung lũng giữa núi. Chiều dày thường từ một vài mét tới 30,5m, mực nước tĩnh thường từ 1,5m- 10m trong, không mùi, vị nhạt. theo kết quả phân tích cho thấy độ PH= 7,45-8,21, độ tổng khoáng hóa M từ 0,15- 0,27g thuộc nước siêu nhạt. chất lượng khá đối với các mục tiêu cấp nước cho sinh hoạt. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt, một lượng nhỏ từ các tầng chưa nước nằm cao hơn chảy xuống.

Ở Ba Bể, các tầng chứa nước khe nứt được chia làm 2 nhóm - Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước):

- Các tầng chứa nước có năng suất thấp không thể khai thác liên tục (tầng nghèo nước):

Hiện tại chưa có điều kiện điều tra kỹ để đánh giá về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm ở các lỗ khoan, các giếng nước ở một số vùng trong huyện cho thấy mực nước ngầm đã cho chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng cho sinh hoạt của các khu dân cư trong huyện.

Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng khá và chất lượng tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, lượng mưa trong năm phân bố không đều nên trong sản xuất nông nghiệp còn gặp phải một số khó khăn. Vì vậy trong tương lai cần phải khảo sát kỹ về trữ lượng nước, có kế hoạch khai thác hợp lý, kết hợp với việc khai thác bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG nước SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN BA bể – TỈNH bắc kạn (Trang 39 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)