Ảnh hưởng của 4 dòng vi khuẩn và phân lân hóa học lên đặc tính

Một phần của tài liệu Phân lập và khảo sát các đặc tính của vi khuẩn nội sinh trong cây lúa trồng trên đất ở tỉnh phú yên (Trang 132 - 139)

4.8. Hiệu quả cố định đạm và hòa tan lân khó tan của vi khuẩn nội sinh trên cây lúa trồng trong điều kiện nhà lưới

4.8.2. Ảnh hưởng của 4 dòng vi khuẩn và phân lân hóa học lên đặc tính

Dựa vào khả năng hòa tan lân khó tan trong dung dịch và hiệu quả tác động của vi khuẩn lên sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng trong ống nghiệm, 4 dòng vi khuẩn được tuyển chọn tiến hành thí nghiệm bổ sung vào hạt lúa và trồng lúa ở điều kiện nhà lưới. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúa bao gồm chiều cao cây lúa, số chồi/bụi, chiều dài rễ, khối lượng khô của rễ và cây ở giai đoạn 48 ngày được thể hiện ở Bảng 4.18.

- Chiều cao của cây lúa: các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với mỗi mức phân lân đều có chiều cao cây lúa trội hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Tất cả 4 dòng vi khuẩn chỉ cần bổ sung 20 kg P2O5/ha đều cho chiều cao cây cao hơn và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 80P2O5-0VK (71,3 cm). Trong khi đó giữa các mức phân lân, khi tăng từ 20 kg P2O5/ha đến 60 kg P2O5/ha thì chiều cao cây tiếp tục tăng. Giữa các dòng vi khuẩn thì các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn có chiều cao cây cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

- Số chồi/bụi: sự tương tác giữa các dòng vi khuẩn với các mức phân lân có số chồi dao động từ 6,06 - 10,06 chồi/bụi và khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong các nghiệm thức không bón phân lân chỉ có nghiệm thức bổ sung dòng vi khuẩn TAL4 có số chồi/bụi cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Ở mức phân lân 40 kg P2O5/ha, cả 4 dòng vi khuẩn đều cho chồi/bụi khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức 80P2O5-0VK (8,31 chồi/bụi). Số chồi/bụi biến thiên theo chiều thuận khi tăng mức phân lân từ 0 kg P2O5/ha đến 80 kg P2O5/ha. Giữa các dòng vi khuẩn, thì tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều cho số chồi/bụi cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Điều này cho thấy hiệu quả tác động hữu hiệu của các dòng vi khuẩn đã làm tăng số chồi/bụi.

- Chiều dài và trọng lượng khô của rễ: ở mỗi mức phân lân, hầu hết các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với phân lân đều có chiều dài và trọng lượng khô của rễ trội hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so ở mức 1%

so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (về trọng lượng khô của rễ trừ nghiệm thức 0P2O5-TALa14 và 0P2O5-PHL87). Chiều dài và trọng lượng khô của rễ tăng theo mức phân lân từ 0 kg P2O5/ha đến 80 kg P2O5/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giữa các dòng vi khuẩn, chỉ có 2 dòng vi khuẩn TAL1 và TAL4 có trọng lượng khô rễ là khác biệt có ý nghĩa thống kê so ở mức 5% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

- Trọng lượng khô của cây: hầu hết các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và kết hợp với mỗi mức phân lân đều có trọng lượng khô của cây cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (trừ nghiệm thức 0P2O5-TALa14). Trọng lượng khô của cây ở các nghiệm thức dao động từ 5,54 - 7,07 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đặc biệt, vi khuẩn dòng TAL4 chỉ cần bón bổ sung 40 kg P2O5/ha thì trọng lượng khô cây đạt mức cao (7,00 g) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 80P2O5-TAL4 (7,07 g). Trọng lượng khô của cây tăng theo mức phân lân từ 0 kg P2O5/ha đến 60 kg P2O5/ha. Trọng lượng khô trung bình của cây giữa các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

Như vậy, kết quả ở Bảng 4.18 cho thấy cả 4 dòng vi khuẩn đều có tác động hữu hiệu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn 48 NSKG, đã ảnh hưởng mạnh đến việc tăng số chồi/bụi, tăng chiều dài rễ và trọng lượng khô của cây.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của 4 dòng vi khuẩn và phân lân học lên đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng trong chậu ở giai đoạn 48 NSKG

Nghiệm thức Chiều cao (cm)

Số chồi/bụi

Chiều dài rễ (cm)

Trọng lượng khô rễ (g)

Trọng lượng khô cây (g)

0P2O5-0VK 67,1 j 6,06 i 15,4 n 1,17 k 5,54 i

0P2O5-TAL1 70,2 hi 6,75 gi 17,1 lm 1,89 i 6,29 fg

0P2O5-TAL4 70,3 hi 7,19 g 17,5 lm 1,72 j 6,36 efg

0P2O5-TALa14 70,7 gh 6,38 hi 18,9 k 1,16 k 5,77 i

0P2O5-PHL87 71,2 f-h 6,13 i 18,2 kl 1,20 k 5,89 hi

20P2O5-0VK 68,6 ị 6,25 i 16,8 m 1,68 j 5,75 i

20P2O5-TAL1 71,7 e-h 7,25 fg 20,9 j 2,42 h 6,52 c-g 20P2O5-TAL4 72,8 b-f 7,31 fg 21,0 j 2,46 h 6,60 b-f 20P2O5-TALa14 72,2 c-g 7,06 gh 20,9 j 1,60 j 6,52 c-g 20P2O5-PHL87 72,3 c-g 7,25 fg 21,7 ij 1,66 j 6,47 d-g

40P2O5-0VK 70,4 h 7,16 g 22,2 hi 2,70 g 6,17 gh

40P2O5-TAL1 73,3 a-e 8,35 e 23,4 fg 3,68 cd 6,85 a-d 40P2O5-TAL4 73,5 a-d 8,50 de 23,4 fg 3,74 b-d 7,00 a 40P2O5-TALa14 72,5 b-f 8,31 e 24,6 de 2,64 g 6,71 a-e 40P2O5-PHL87 72,0 d-g 8,38 e 24,7 de 2,47 h 6,79 a-d 60P2O5-0VK 70,8 gh 7,94 ef 22,3 g-i 3,31 e 6,38 e-g 60P2O5-TAL1 73,3 a-d 9,56 abc 24,2 ef 3,71 bcd 6,86 a-c 60P2O5-TAL4 73,8 a-k 9,69 abc 24,3 ef 3,81 bc 7,01 a 60P2O5-TALa14 74,7 a 9,13 cd 25,2 b-e 3,34 e 6,89 a-c 60P2O5-PHL87 72,7 b-f 9,31 bc 26,2 ab 3,14 f 6,76 a-d 80P2O5-0VK 71,3 f-h 8,31 e 23,0 gh 3,62 d 6,52 c-g 80P2O5-TAL1 73,8 abc 9,88 ab 25,1 c-e 3,73 bcd 6,90 abc 80P2O5-TAL4 74,1 ab 10,06 a 25,5 b-d 4,01 a 7,07 a 80P2O5-TALa14 73,4 a-d 9,81 abc 25,8 a-c 3,84 b 6,98 ab 80P2O5-PHL87 73,3 a-d 9,50 a-c 26,9 a 4,01 a 6,94 ab

F (Phân x VK) ** ** ** ** **

CV% 1,85 3,25 2,06 2,09 2,17

0 P2O5 69,9 d 6,50 e 17,4 e 1,43 e 5,97 d

20 P2O5 71,5 c 7,03 d 20,2 d 1,96 d 6,37 c

40 P2O5 72,3 b 8,14 c 23,7 c 3,05 c 6,70 b

60 P2O5 73,1 a 9,13 b 24,5 b 3,46 b 6,78 ab

80 P2O5 73,2 a 9,51 a 25,3 a 3,84 a 6,88 a

F (Phân) ** ** ** ** **

0VK 69,6 c 7,15 d 20,0 d 2,50 c 6,07 c

TAL1 72,4 ab 8,36 ab 22,1 c 3,08 b 6,68 b

TAL4 72,9 a 8,55 a 22,3 c 3,15 a 6,81 a

TALa14 72,7 ab 8,14 bc 23,1 b 2,51 c 6,57 b

PHL87 72,3 b 8,11 c 23,5 a 2,50 c 6,57 b

F (Vi khuẩn) ** ** ** * **

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của 4 dòng vi khuẩn và phân lân hóa học lên đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng trong chậu lúc thu hoạch

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

Chiều dài bông (cm)

Trọng lượng rơm/bụi (g)

0 P2O5-0VK 90,5 j 24,5 k 20,3 mn

0 P2O5-TAL1 91,6 h-j 25,3 g-j 22,2 jk 0 P2O5-TAL4 92,6 gh 25,3 g-j 22,5 i-k

0 P2O5-TALa14 92,0 g-j 24,8 i-k 21,1 lmm

0 P2O5-PHL87 90,8 ij 24,7 jk 19,0 n-o

20 P2O5-0VK 90,8 ij 24,7 jk 21,9 jk

20 P2O5-TAL1 92,1 g-i 25,4 f-j 24,6 d-f

20 P2O5-TAL4 93,3 fg 25,6 d-h 24,3 d-g

20 P2O5-TALa14 92,6 gh 25,9 a-h 21,6 k-m 20 P2O5-PHL87 92,4 gh 25,8 b-h 18,8 o

40 P2O5-0VK 93,4 fg 25,5 e-i 22,8 h-k 40 P2O5-TAL1 95,3 de 26,1 a-f 25,2 cd 40 P2O5-TAL4 96,2 bcd 26,2 a-e 25,4 bcd 40 P2O5-TALa14 96,0 cd 26,1 a-f 23,8 f-i

40 P2O5-PHL87 95,8 de 26,3 a-d 24,3 d-g 60 P2O5-0VK 94,4 ef 25,7 c-h 23,0 g-j

60 P2O5-TAL1 97,5 abc 26,3 abc 26,4 abc

60 P2O5-TAL4 98,2 a 26,3 abc 26,5 abc

60 P2O5-TALa14 97,6 ab 26,4 ab 26,2 abc

60 P2O5-PHL87 97,6 ab 26,4 ab 26,1 abc

80 P2O5-0VK 95,1 de 25,7 b-h 23,9 e-h

80 P2O5-TAL1 98,1 a 26,4 ab 26,7 ab

80 P2O5-TAL4 98,6 a 26,5 a 26,8 ab

80 P2O5-TALa14 98,6 a 26,5 a 26,6 abc

80 P2O5-PHL87 98,1 a 26,4 ab 27,1 a

F (Phân x VK) ** * **

CV% 1,60 1,46 2,17

0 P2O5 91,5 d 24,9 d 21,0 e

20 P2O5 92,2 d 25,5 c 22,2 d

40 P2O5 95,3 c 26,0 b 24,3 c

60 P2O5 97,1 b 26,2 ab 25,7 b

80 P2O5 97,7 a 26,3 a 26,2 a

F (Phân) ** ** **

0VK 92,8 c 25,2 b 22,4 d

TAL1 94,9 b 25,9 a 25,0 a

TAL4 95,8 a 25,9 a 25,1 a

TALa14 95,4 ab 25,9 a 23,9 b

PHL87 94,9 b 25,9 a 23,0 c

F (Vi khuẩn) ** ** **

- Chiều cao cây: kết quả thống kê ở Bảng 4.19 cho thấy chiều cao cây giữa các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với phân lân dao động từ 90,5 - 98,6 cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một mức phân lân, đa số các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có chiều cao cây trội hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn chỉ cần bón bổ sung 40 kg P2O5/ha đều có chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 80P2O5-0VK (95,1 cm). Ở các mức phân lân thì chiều cao cây tăng từ lượng phân lân 20 kg P2O5/ha đến 80 kg P2O5/ha. Các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có chiều cao cây cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn và cao nhất là dòng TAL4.

- Chiều dài bông: các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và bón cùng một mức phân lân thì chiều dài bông giữa các nghiệm thức hầu như khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Tất cả 4 nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và chỉ cần bổ sung 40 kg P2O5/ha đã có chiều dài bông dài hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 80P2O5-0VK (25,7 cm).

- Trọng lượng rơm/bụi: ở mức phân lân 0 kg P2O5/ha, 20 kg P2O5/ha các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có trọng lượng rơm/bụi trội hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (trừ nghiệm thức 0P2O5-PHL87 và 20P2O5-PHL87). Các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn TAL1, TAL4 và PHL87 chỉ cần bổ sung 50% P2O5 (40 kg/ha) đã có trọng lượng rơm cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 80P2O5-0VK (23,9 g). Trọng lượng rơm/bụi tăng theo mức phân lân 0 kg P2O5/ha đến 80 kg P2O5/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giữa các dòng vi khuẩn trọng lượng rơm/bụi trung bình dao động từ 23,0 - 25,1 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm không bổ sung vi khuẩn. Điều này chứng minh hiệu quả tác động tích cực của các dòng vi khuẩn trong việc hòa tan lân khó tan thành lân dễ tan cung cấp cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Các chỉ tiêu về thành phần năng suất lúa lúc thu hoạch bao gồm số bông/bụi, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt lép/bông, trọng lượng 1000 hạt và năng suất/chậu được ghi nhận ở Bảng 4.20.

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của 4 dòng vi khuẩn và phân lân hóa học lên các thành phần năng suất của cây lúa trồng trong chậu lúc thu hoạch (110 NSKG)

Nghiệm thức Số

bông/bụi

Hạt chắc/bông

Tỷ lệ lép/bông (%)

TL 1000 hạt (g)

Năng suất (g/chậu)

0 P2O5-0VK 5,44 i 90,6 h 17,7 a 23,2 44,2 l

0 P2O5-TAL1 6,25 f-h 107,3 g 15,3 abc 23,5 57,2 j 0 P2O5-TAL4 6,50 fg 109,1 g 13,7 def 23,7 58,6 ij 0 P2O5-TALa14 5,69 hi 92,0 h 13,4 b-e 23,6 48,0 k

0 P2O5-PHL87 5,81 hi 93,0 h 14,3 bcd 23,5 46,0 kl

20 P2O5-0VK 6,13 gh 108,5 g 15,7 ab 23,5 60,8 i 20 P2O5-TAL1 6,75 d-g 124,0 f 13,0 c-f 24,2 80,8 g 20 P2O5-TAL4 6,81 c-f 126,8 ef 11,6 e-g 24,2 80,9 g 20 P2O5-TALa14 6,56 fg 109,0 g 14,0 bcd 24,0 64,9 h 20 P2O5-PHL87 6,50 fg 108,0 g 15,6 ab 24,3 63,8 h 40 P2O5-0VK 6,50 fg 127,7 d-f 12,7 d-f 24,1 79,0 g 40 P2O5-TAL1 7,31 a-e 137,2 abc 8,57 i-k 24,4 96,9 bc 40 P2O5-TAL4 7,44 a-c 138,1 ab 6,98 kl 24,3 98,2 b 40 P2O5-TALa14 7,56 ab 133,0 bcd 8,90 ij 24,5 92,8 de 40 P2O5-PHL87 7,38 a-d 131,5 cde 9,92 g-i 24,7 89,7 f 60 P2O5-0VK 6,69 e-g 128,3 d-f 11,1 f-h 24,1 80,9 g 60 P2O5-TAL1 7,38 a-d 137,9 ab 8,35 i-k 24,5 98,9 b 60 P2O5-TAL4 7,50 ab 139,9 a 6,90 kl 24,7 99,1 b 60 P2O5-TALa14 7,25 b-e 125,3 f 9,40 hi 24,8 91,1 ef 60 P2O5-PHL87 7,63 ab 126,8 ef 9,79 g-i 24,4 90,1 f 80 P2O5-0VK 7,25 b-e 135,9 abc 10,2 g-i 24,2 95,2 cd 80 P2O5-TAL1 7,88 ab 140,2 a 7,38 j-l 24,6 103,6 a

80 P2O5-TAL4 7,94 a 139,0 a 6,55 l 24,7 103,4 a

80 P2O5-TALa14 7,69 ab 139,3 a 8,68 i-k 24,9 97,9 b 80 P2O5-PHL87 7,50 ab 138,5 ab 7,05 kl 24,8 94,9 cd

F (Phân x VK) ** ** ** ns **

CV% 3,46 1,76 3,46 1,61 2,48

0 P2O5 5,94 d 98,4 d 14,9 a 23,5 c 50,8 d

20 P2O5 6,55 c 115,3 c 14,0 b 24,1 b 70,2 c

40 P2O5 7,24 b 133,5 b 9,41 c 24,4 ab 91,3 b

60 P2O5 7,29 b 131,6 b 9,11 c 24,5 a 92,0 b

80 P2O5 7,65 a 138,6 a 7,97 d 24,6 a 99,0 a

F (Phân) ** ** ** ** **

0VK 6,40 c 118,2 b 13,5 a 23,8 b 72,0 d

TAL1 7,11 ab 129,3 a 10,5 c 24,2 a 87,5 a

TAL4 7,24 a 130,6 a 9,14 d 24,3 a 88,0 a

TALa14 6,95 b 119,7 b 10,9 bc 24,4 a 78,9 b

PHL87 6,96 b 119,6 b 11,3 b 24,3 a 76,9 c

F (Vi khuẩn) ** * ** * *

- Số bông/bụi: trong cùng một mức phân lân, tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với phân lân đều có số bông/bụi cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Số lượng bông/bụi giữa các nghiệm thức dao động từ 5,44 - 7,94 bông/bụi và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở mức phân 40 kg P2O5/ha, tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có số bông/bụi khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 80P2O5-0VK. Trong khi đó, các nghiệm thức bón phân lân thì số bông/bụi tăng theo mức phân lân từ 0 kg P2O5/ha đến 80 kg P2O5/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

- Số hạt chắc/bông: chỉ tiêu này có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất thực tế của lúa, số hạt chắc/bông ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn tương tác với phân lân biến động từ 90,6 - 140,2 hạt và khác biệt có ý nghĩa thống ở mức 1%. Trong số các nghiệm thức không bón phân lân và bón 20 kg P2O5/ha chỉ có 2 nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn dòng TAL1, TAL4 có hạt chắc/bông cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Các nghiệm thức có bổ sung dòng TAL1, TAL4 và 40 kg P2O5/ha có số hạt chắc/bông khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức 80P2O5-0VK (135,9 hạt).

Như vậy, cả 4 dòng vi khuẩn TAL1, TAL4, TALa14 và PHL87 đều có hiệu quả tích cực đối với cây lúa, đã làm tăng các thành phần năng suất như số bông/bụi, đồng thời làm tăng số hạt chắc/bông cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Hai chỉ tiêu này rất có ý nghĩa quyết định đến năng suất lúa. Hơn nữa, kết quả ở Bảng 4.18 cho thấy, 4 dòng vi khuẩn này cũng đã tác động rất tích cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đã làm tăng khối lượng sinh khối của cây ở giai đoạn 48 ngày. Giai đoạn này cây lúa bắt đầu phân hóa đồng, nên việc tăng sinh khối của cây là rất quan trọng nó sẽ quyết định và tương quan tỷ lệ thuận với số bông/bụi và số hạt chắc/bông và ảnh hưởng đến năng suất lúa.

- Tỷ lệ hạt lép/bông (%): tỷ lệ hạt lép ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với các mức phân lân dao động từ 6,55 - 17,7% và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Khi tăng mức phân lân từ 0 kg P2O5/ha đến 80 kg P2O5/ha tỷ lệ hạt lép/bông giảm và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %.

Giữa các dòng vi khuẩn tỷ lệ hạt lép/bông dao động từ 9,14 - 11,3%, thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

- Trọng lượng 1000 hạt: trọng lượng 1000 hạt ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê và dao động rất ít từ 23,2 - 24,9 g. Mặc dù các

nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và phân lân với các mức khác nhau nhưng không ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng hạt.

- Năng suất lúa trên chậu: tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và không bón lân đều cho năng suất lúa cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tăng lên từ 4,09% - 32,55% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn, cao nhất là dòng TAL4 (58,6 g/chậu), kế đến là dòng TAL1 (57,2 g/chậu). Đặc biệt là dòng vi khuẩn TAL4 và TAL1 chỉ cần bổ sung 40 kg P2O5/ha (50% P2O5) đã cho năng suất cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức 80P2O5-0VK (95,2 g/chậu). Năng suất/chậu giữa các mức phân lân khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tăng theo mức phân lân từ 0 kg P2O5/ha đến 80 kg P2O5/ha.

Kết quả ở Bảng 4.20 cho thấy cả 4 dòng vi khuẩn trên đều có tác động hữu hiệu đến các thành phần năng suất và năng suất của lúa. Khi bổ sung các dòng vi khuẩn lên cây lúa chúng có khả năng chuyển hóa lượng phân lân khó tan thành dễ tan, đồng thời 4 dòng vi khuẩn này khi sống nội sinh cây lúa lại có khả năng tổng hợp đạm để cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trong 4 dòng vi khuẩn được khảo sát thì có 2 dòng có hiệu quả trội hơn là dòng TAL1 (tương đồng 99% Pseudomonas putida) dòng TAL4 (Bacillus subtilis) với khả năng cung cấp 50% lượng phân lân cho cây lúa mà năng suất lúa vẫn tương đương với bón 100% lượng phân lân theo công thức bón phân (120 kg N - 80 kg P2O5 - 60 kg K2O/ha). Theo kết quả nghiên cứu của Kundu và Gaur (1984) khi sử dụng Pseudomonas bổ sung cho cây lúa đã giúp giảm được 25% - 50% lượng phân bón lân mà vẫn đảm bảo được năng suất ổn định. Hai dòng vi khuẩn này tiếp tục được khảo sát khả năng hòa tan lân ở điều kiện ngoài đồng.

Một phần của tài liệu Phân lập và khảo sát các đặc tính của vi khuẩn nội sinh trong cây lúa trồng trên đất ở tỉnh phú yên (Trang 132 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(353 trang)