Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Đo lường mối quan hệ giữa chất lượng xe máy honda và ý định mua lại của khách hàng tại thị trường nha trang (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần 1, gồm 35 biến quan sát của mô hình lý thuyết ban đầu với 8 biến độc lập lần lượt là: (1) Chất lượng sản phẩm theo cảm nhận, (2) Tính năng của sản phẩm, (3) Độ tin cậy của sản phẩm, (4) Tính thẩm mỹ của sản phẩm, (5) Dịch vụ bảo trì, (6) Đặc điểm kỹ thuật phù hợp, (7) Đặc điểm phụ của sản phẩm, (8) Độ bền của sản phẩm.

5 Xem chi tiết phụ lục số 4

Bảng 4.3. Kết quả KMO và kiểm định Barlett

Hệ số Giá trị

KMO 0,856

Kiểm định Chi-Square 5,776,381

Bậc tự do 595

Pvalue 0,000

Hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) là 0,856 thõa điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quan sát có tương quan tổng thể, như vậy các biến quan sát đưa vào phân tích EFA là phù hợp.

Bảng 4.4. Tổng phương sai trích (TVE)

Giá trị ban đầu Tổng Phương sai trích

Các thành phần

Tổng % Tổng %

1 7,754 22,153 7,754 22,153

2 5,819 38,779 5,819 38,779

3 2,586 46,168 2,586 46,168

4 1,803 51,319 1,803 51,319

5 1,619 55,943 1,619 55,943

6 1,481 60,175 1,481 60,175

7 1,397 64,167 1,397 64,167

8 ,987

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy Engenvalue là 1,397 > 1 dừng ở nhân tố thứ 7 và tổng phương sai trích đạt được 64,167 % > 50%. Như vậy, từ 8 biến độc lập theo mô hình lý thuyết ban đầu, qua phân tích nhân tố khám phá EFA rút trích được 7 nhân tố với 35 biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 là phù hợp, sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều lớn hơn 0,3. Như vậy, các biến quan sát đạt được giá trị phân biệt giữa các nhân tố và giá trị hội tụ.

Bảng 4.5. Ma trận nhân tố đã xoay Component

1 2 3 4 5 6 7

CL02 0,771

CL03 0,763

DB02 0,726

CL05 0,725

CL01 0,707

DB01 0,642

CL04 0,610

DB04 0,588

DB03 0,564

DV02 0,835

DV03 0,806

DV04 0,803

DV05 0,798

DV01 0,741

TN03 0,795

TN04 0,732

TN05 0,709

TN01 0,656

TN02 0,647

TC03 0,782

TC01 0,742

TC05 0,733

TC04 0,717

TC02 0,698

TM03 0,796

TM04 0,787

TM05 0,752

TM01 0,656

TM02 0,632

KT02 0,840

KT01 0,826

KT03 0,761

DP02 0,868

DP01 0,830

DP03 0,766

Bảng 4.5 trình bày kết quả ma trận nhân tố đã xoay. Kết quả có 7 nhân tố được trích so với 8 nhân tố độc lập ban đầu. Do vậy, thành phần nhân tố được trích ít hơn so với ban đầu là 1 nhân tố. Để tiến hành các phân tích tiếp theo thì cần phải đặt lại tên và tạo biến cho các nhân tố sau phân tích EFA và điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp.

Ta thấy nhân tố thứ 1 bao gồm 9 biến quan sát thuộc khái niệm “Chất lượng cảm nhận” và “Độ bền của sản phẩm”. Căn cứ vào nội dung khái niệm của các thang đo, có thể nói độ bền của sản phẩm và chất lượng cảm nhận có thể tương đồng với nhau. Do vậy, nhân tố thứ 1 có thể đặt tên mới là “Chất lượng cảm nhận và độ bền của sản phẩm”, gồm các biến quan sát sau CL01, CL02, CL03, CL04, CL05, DB01, DB02, DB03, DB04 và được ký hiệu là CL&DB.

Nhân tố thứ 2 gồm 5 biến quan sát là DV01, DV02, DV03, DV04, DV05 thuộc khái niệm “Dịch vụ bảo trì” nên vẫn giữ nguyên tên cũ, ký hiệu biến là DV.

Nhân tố thứ 3 gồm 5 biến quan sát là TN01, TN02, TN03, TN04, TN05 thuộc khái niệm “Tính năng của sản phẩm” nên vẫn giữ nguyên tên cũ, ký hiệu là TN.

Nhân tố thứ 4 gồm 5 biến quan sát là TC01, TC02, TC03, TC04, TC05 thuộc khái niệm “Độ tin cậy của sản phẩm” nên vẫn giữ nguyên tên cũ, ký hiệu là TC.

Nhân tố thứ 5 gồm 5 biến quan sát là TM01, TM02, TM03, TM04, TM05 thuộc khái niệm “Tính thẩm mỹ của sản phẩm” nên vẫn giữ nguyên tên cũ, ký hiệu là TM.

Nhân tố thứ 6 gồm 3 biến quan sát là KT01, KT02, KT03 thuộc khái niệm

“Đặc điểm kỹ thuật phù hợp” nên vẫn giữ nguyên tên cũ, ký hiệu là KT.

Nhân tố thứ 7 gồm 3 biến quan sát là DP01, DP02, DP03 thuộc khái niệm

“Đặc điểm phụ của sản phẩm” nên vẫn giữ nguyên tên cũ, ký hiệu là DP.

4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Phân tích nhân tố cho 3 biến quan sát ở thang đo Ý định mua lại của khách hàng được trình bày ở các Bảng 4.6 đến bảng 4.8 cho thấy biến phụ thuộc của mô hình được đo lường bởi 1 nhân tố với 3 biến quan sát. Phân tích FEA đã nhóm các biến quan sát của khái niệm Ý định mua lại thành một nhân tố. Tất cả các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5; Eigenvalue = 2,006 > 1, và tổng phương sai trích = 66,863 > 50% là đạt yêu cầu.

Bảng 4.6. Kết quả KMO và kiểm định Barlett

Hệ số Giá trị

KMO 0,622

Kiểm định Chi-Square 249,785

Bậc tự do 3

Pvalue 0,000

Bảng 4.7. Tổng phương sai trích

Giá trị ban đầu Tổng Phương sai trích

Các thành phần

Tổng % Tổng %

1 2,006 66,863 2,006

2 0,686 89,725

3 0,308 100,000

Bảng 4.8. Ma trận nhân tố đã xoay Component

1

YDML01 0,888

YDML02 0,855

YDML03 0,697

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhân tố biến phụ thuộc bao gồm 3 biến quan sát YDML01, YDML02, YDML03 thuộc khái niệm “Ý định mua lại” nên vẫn giữa nguyên tên cũ, ký hiệu là YDML.

Từ kết quả phân tích EFA ở trên, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh như sau:

Một phần của tài liệu Đo lường mối quan hệ giữa chất lượng xe máy honda và ý định mua lại của khách hàng tại thị trường nha trang (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)