Phân tích hồi quy bội

Một phần của tài liệu Đo lường mối quan hệ giữa chất lượng xe máy honda và ý định mua lại của khách hàng tại thị trường nha trang (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích tương quan và hồi quy

4.3.2. Phân tích hồi quy bội

Mô hình lý thuyết cuối cùng có 08 khái niệm nghiên cứu, trong đó Ý định mua lại là biến phụ thuộc, còn 07 biến còn lại là các biến độc lập và được giả thuyết là có quan hệ đồng biến với Ý định mua lại của khách hàng. Phương pháp kiểm định được sử dụng là hàm hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter)

Sau khi phân tích hồi quy, tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, đặc biệt là giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư, đa cộng tuyến và phương sai của sai số thay đổi. Kết quả cho thấy các phần dư tuân theo quy luật phân phối chuẩn tắc, vì giá trị trung bình (Mean) của phần dư bằng 0 và phương sai (= Std.Dev2 = 0,986) xấp xỉ bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm (xem hình 4.2).

Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng (VIF =1). Kết quả này cũng tương tự như khi tiến hành phân tích ma trận tương quan cho thấy không có tương quan giữa các biến độc lập.

Từ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng (xem hình 4.3), ta nhận thấy các phần dư phân bố tương đối đều xung quanh giá trị trung bình (giá trị trung bình của phần dư bằng 0). Do vậy, hiện tượng phương sai thay đổi không xuất hiện trong mô hình hồi quy này.

Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng Kiểm định Durbin Watson có giá trị 1.859 gần bằng 2 nên giả định tự tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm.

Như vậy, qua kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính với kết quả là các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển đều không bị vi phạm. Do đó, các kết quả của mô hình hồi quy là đáng tin cậy.

Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong các bảng 4.10, 4.11 và 4.12 như sau:

Bảng 4.10. Tóm tắt mô hình

Hệ số Giá trị

R2 0,626

R2 hiệu chỉnh 0,617

Kiểm định Durbin-Watson 1,859

Bảng 4.11. Kết quả ANOVA

Tổng bình

phương Bậc tự do Trung

bình Kiểm định F Pvalue

Hồi qui 183,428 7 26,204 68,396 0,000

Phần dư 109,572 286 0,383

Tổng 293,000 293

Bảng 4.12. Kết quả hồi quy

Biến Hệ số hồi qui Pvalue

Hàng số 0.000 1,000

CL&DB 0,005 0,888

DV 0,101 0,005

TN 0,356 0,000

TC 0,337 0,000

TM 0,595 0,000

KT 0,067 0,066

DP 0,126 0,001

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả hồi quy tuyến tính (bảng 4.10) có hệ số xác định R2 là 0,626 và hệ số xác định R2 điều chỉnh là 0,617. Điều này nói lên rằng độ thích hợp của mô hình là 61,7% hay nói cách khác là 61,7% độ biến thiên Ý định mua lại của khách hàng (YDML) được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, có thể thấy mức độ phù hợp của mô hình là khá tốt. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình (Bảng 4.11).

Trong bảng phân tích phương sai ANOVA (bảng 4.11), trị số thống kê F được tính từ giá trị R2 có giá trị sig. rất nhỏ (sig = 0,000) cho thấy sự thích hợp của mô hình hồi qui tuyến tính với tập dữ liệu phân tích.

Kết quả phân tích hệ số hồi quy (bảng 4.12) cho ta thấy các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều có hệ số Bêta dương, có nghĩa là mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc thành phần chất lượng sản phẩm và Ý định mua lại của khách hàng có mối quan hệ cùng chiều. Giá trị Sig. của các biến DV, TN, TC, TM, KT, DP đều nhỏ

hơn 0,05 và 0,1 (sig < 0,05 và sig < 0,1) do đó, ta có thể nói 6 thành phần này có ý nghĩa trong mô hình và có tác động dương (cùng chiều) đến Ý định mua lại của khách hàng. Riêng biến CL&DB – Chất lượng cảm nhận và độ bền của sản phẩm không có ý nghĩa thống kê (sig = 0,888 > 0.05), hay nói cách khách là biến Chất lượng cảm nhận và độ bền cảu sản phẩm không có ảnh hưởng đến Ý định mua lại của khách hàng.

Như vậy, qua kết quả phân tích hồi quy, cho ta thấy có 6 yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng là: Tính năng của sản phẩm (TN), Dịch vụ bảo trì (DV), Độ tin cậy của sản phẩm (TC), Tính thẩm mỹ của sản phẩm (TM), Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm (KT) và Đặc điểm phụ của sản phẩm (DP). Trong đó, yếu tố Tính thẩm mỹ của sản phẩm có tác động mạnh nhất đến ý định mua lại của khách hàng (0,595), kế đến là Tính năng của sản phẩm (0,356), độ tin cậy (0,337), đặc điểm phụ của sản phẩm (0,126), dịch vụ bảo trì (0,101) và cuối cùng là đặc điểm kỹ thuật phù hợp (0,067).

Một phần của tài liệu Đo lường mối quan hệ giữa chất lượng xe máy honda và ý định mua lại của khách hàng tại thị trường nha trang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)