Kết quả khám phá và xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 55 - 58)

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.2 Kết quả của nghiên cứu định tính

3.2.2.1 Kết quả khám phá và xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc

Các đáp viên đều có một số ý kiến tương đồng nhau như sau:

 Đối với các yếu tố đầu vào cho sản xuất nên được tách ra thành hai nhóm riêng biệt là nội lực của doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng, bởi vì nội lực của doanh nghiệp là yếu tố bên trong doanh nghiệp do đó mà cách các doanh nghiệp tiếp cận và điều chỉnh sẽ khác với các yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng.

 Khẳng định yếu tố đầu ra là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tuy nhiên tên gọi điều kiện cầu nên đổi thành thị trường tiêu thụ vì thuật ngữ này quen thuộc hơn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi nói đến thị trường tiêu thụ thì bên cạnh các yếu tố về quy mô cầu của thị trường, yêu cầu của thị trường, hình thức tăng trưởng thì còn bao gồm cả tình trạng cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

 Khẳng định yếu tố các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong thời gian qua, tuy nhiên nên đưa thuật ngữ là ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ ngắn gọn hơn nhưng vẫn hàm chứa đầy đủ nội dung.

 Khẳng định yếu tố tổ chức, cấu trúc và cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố tổ chức và cấu trúc của công ty được xem là một trong yếu tố nội lực doanh nghiệp và cạnh tranh là một yếu tố liên quan đến thị trường.

 Về yếu tố chính phủ, cả năm đáp viên đều khẳng định tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và họ đặc biệt quan tâm đến các chính sách của chính phủ về thuế, hải quan, tín dụng, tỷ giá và lao động và nên xem đó là một trong những yếu tố quyết định vì những chính sách này tác động không nhỏ đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

 Bên cạnh đó, các chuyên gia đề xuất nên đưa vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Hiệp hội dệt may) vào mô hình xem xét như là một trong những yếu tố quyết định.

Như vậy sau khi tiến hành thảo luận với các chuyên gia thì mô hình đề xuất gồm có 6 yếu tố tác động và được diễn giải như sau:

Hình: 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thiết:

- Giả thiết H1: nội lực của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nội lực doanh nghiệp càng mạnh sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Giả thiết H2: cơ sở hạ tầng kỹ thuật có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

H1

H2

H3

H4

H5

H6

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

may mặc xuất khẩu Nội lực của

Doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Ngành công nghiệp hỗ trợ

Thị trường tiêu thị

Vai trò của chính phủ

Vai trò Hiệp hội dệt may

- Giả thiết H3: Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan sẽ tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Giả thiết H4: Điều kiện về thị trường tiêu thụ có mối quan hệ ngược chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là yêu cầu của thị trường ngày càng cao thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn và ngược lại doanh nghiệp sẽ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu thấp hơn của thị trường.

- Giả thiết H5: Vai trò của chính phủ (thông qua các chính sách) có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu chính phủ ban hành các chính sách tích cực sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh và ngược lại.

- Giả thiết H6: Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (sẽ được gọi tắt là hiệp hội dệt may) có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu Hiệp hội thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)