Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 94 - 99)

Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương nên chưa bao quát hết thực trạng của các doanh nghiệp cả nước. Do đó, nghiên cứu tiếp theo cần được mở rộng ra khu vực lớn hơn như toàn miền Nam, miền Trung, miền Bắc hoặc cả nước.

Nghiên cứu chỉ thực hiện trên cở mẫu nhỏ 143 doanh nghiệp nên hạn chế về mặt tổng quát. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng cở mẫu lớn hơn để dữ liệu thu thập hiệu quả hơn.

Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu là phương pháp thuận tiện nên tính đại diện chưa cao, khả năng khái quát đám đông bị hạn chế. Do đó, nghiên cứu tiếp theo nên chọn phương pháp lấy mẫu phân tầng sẽ cho hiệu quả phân tích thống kê cao hơn.

Do hạn chế về mặt thời gian nên nghiên cứu chưa đi thật sâu vào tất cả các vấn đề của từng nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu. Do đó, những nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện nghiên cứu sâu về từng nhân tố chẳng hạn nghiên cứu sự tác động của ngành công nghiệp hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu hay vai trò của Hiệp hội dệt may đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu,…

Tóm tắt chương 5

Chương 5 đã tổng kết lại toàn bộ quá trình nghiên cứu và dựa vào kết quả thu được về các nhân tố cũng như mức tác động của chúng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ và chính quyền địa phương, đối với hiệp hội dệt may Bình Dương, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và bản thân các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông quan việc nâng cao hiệu quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế những ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực nhưng quan trọng hơn cả là việc nâng cao nội lực của bản thân các doanh nghiệp cũng như sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc và các doanh nghiệp cung ứng đầu vào hay còn gọi là các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời chương 5 cũng đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và gợi mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Ngành may mặc hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã có nhiều đóng góp đáng ghi nhận đối với sự phát triển của nền kinh tế và đã tạo được vị thế trên thị trường thế giới. Nhận thức được tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt nhiều doanh nghiệp đã chủ động có những bước chuyển mình để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ cục bộ và còn khập khiễng nên nhìn chung hiệu quả của toàn ngành vẫn còn thấp do nhiều lý do trong đó có những hạn chế từ chính bản thân các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng gặp phải nhiều rào cản từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

Do đó, việc xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu cũng như những kiến nghị mà nghiên cứu này đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp và những chủ thể có liên quan có cái nhìn bao quát hơn từ đó có sự cải thiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. BCG, 2006. BCG bàn về chiến lược. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Thị Ngân Tuyến, 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời đại.

2. Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012. Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

3. Cục Thống kê Bình Dương, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên.

4. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, 2011. Quản trị chiến lược. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Michael E. Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

7. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 2008. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

8. Michael E. Porter, 1990. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Dịch từ tiếng Anh.

Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự, 2008. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

9. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu thị trường.

Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

11. Nguyễn Đức Dy, 2002. Từ điển kinh tế kinh doanh Anh – Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

12. Nguyễn Thị Dung Huệ, 2013. Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

13. Nguyễn Văn Dung, 2012. Giáo trình Kinh tế quốc tế. Cà Mau: Nhà xuất bản Phương Đông.

14. Nguyễn Viết Thông và cộng sự, 2012. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật.

15. Tổng Cục Thống Kê, 2013. Niên giám thống kê Việt Nam 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

16. Vũ Tùng Lâm, 2006. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

17. W. Chan Kim và Renee Mauborgne, 2005. Chiến lược đại dương xanh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Phương Thúy, 2007. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.

Danh mục website tham khảo

1. Bộ công thương Việt Nam: www.moit.gov.vn

2. Hải quan tỉnh Bình Dương: http://haiquanbinhduong.gov.vn 3. Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương: http://binhduongtextile.org 4. Hiệp hội dệt may Việt Nam: http://www.vietnamtextile.org.vn

5. Sở công thương tỉnh Bình Dương: http://socongthuong.binhduong.gov.vn/ và http://www.sctbinhduong.gov.vn/

6. Tổng cục hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn 7. Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)