Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 78 - 81)

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thiết

4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội

4.2.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình:

Hệ số R2 điều chỉnh (adjusted R square) = 0,751 (phụ lục 6.3) nói lên rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng với tập dữ liệu phù hợp đến mức 75,1% hay nói cách khác năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương được giải thích đến 75,1% bởi 6 nhân tố vai trò của chính phủ, vai trò của Hiệp hội dệt may Bình Dương, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp hỗ trợ, thị trường tiêu thụ và nội lực của doanh nghiệp.

4.2.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Kết quả kiểm định giá trị thống kê F với mức giá trị sig=0,000 từ bảng phân tích phương sai ANNOVA (phụ lục 6.3) nhỏ hơn mức ý nghĩa 6% cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.

4.2.3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính bội:

Dựa vào kết quả bảng 4.1 cho thấy tất cả 6 biến phụ thuộc (CS, NL, CN, HT, TT và HH) đều có giá trị sig nhỏ và đều thấp hơn 0.06 do đó có thể kết luận tất cả 6 hệ số hồi quy riêng phần đều có ý nghĩa trong mô hình với độ tin cậy lớn hơn 94%.

Bảng 4.1: Các hệ số hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

T Sig.

B Sai số chuẩn Beta

(Hằng số) ,103 ,182 ,568 ,571

CS ,166 ,055 ,170 2,989 ,003

NL ,151 ,049 ,178 3,063 ,003

HH ,091 ,047 ,113 1,950 ,053

CN ,231 ,048 ,272 4,852 ,000

HT ,141 ,057 ,145 2,474 ,015

TT ,202 ,047 ,257 4,291 ,000

Nguồn: Kết quả trích từ SPSS Đồng thời, dựa vào những dữ liệu thu được trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và kết quả hồi quy tuyến tính bội ở bảng trên, phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện 6 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu như sau:

CT=0,103+0,17*CS+0,178*NL+0,113*HH+0,272*CN+0,145*HT-0,257*TT

Với:

CS: thành phần vai trò của chính phủ NL: thành phần nội lực của doanh nghiệp

HH: thành phần vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương CN: thành phần ngành công nghiệp hỗ trợ

HT: thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật TT: thành phần thị trường tiêu thụ

4.2.3.4 Kiểm định các giả thiết:

Với mức ý nghĩa được chọn là 6% nghĩa là độ tin cậy của các giả thiết là trên 94%, qua kết quả ở bảng 4.1 ta thấy giá trị sig của 6 nhân tố CS, NL, HT, CN, TT và HH đều nhỏ hơn 0,06 nên tất cả các giả thiết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các giả thiết Giả

thiết

Tên giả thiết Sig VIF Kết

quả H1 Nội lực của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều

với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nội lực doanh nghiệp càng mạnh sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

0,003 1,93 Chấp nhận

H2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

0,015 1,961 Chấp nhận

H3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan sẽ tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

0,000 1,783 Chấp nhận

H4 Điều kiện về thị trường tiêu thụ có mối quan hệ ngược chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là yêu cầu của thị trường ngày càng cao thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn và ngược lại doanh nghiệp sẽ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu thấp hơn của thị trường.

0,000 2,043 Chấp nhận

H5 Vai trò của chính phủ có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu chính phủ ban hành các chính sách tích cực sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh và ngược lại.

0,003 1,847 Chấp nhận

H6 Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu Hiệp hội thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.

0,053 1,916 Chấp nhận

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)