Lần 1 16,0 (-) 18,7 (-)
Lần 2 16,2 (-) 19,8 (-)
Lần 3 17,7 (-) 22,5 (-)
Trung bình 16,6 20,3
Ghi chú: (-): không xuất hiện vòng ức chế
Nhận xét và bàn luận:
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: trong cả 3 lần thí nghiệm, dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 đều tạo được vòng ức chế trên các chủng vi khuẩn kiểm định B. subtilis ATCC 6633 và E. coli ATCC 25922. Mẫu trắng là dung dịch acid lactic có pH 4 (tương đương pH dịch lên men) không tạo vòng ức chế trong tất cả các thí nghiệm tương ứng, điều này cho phép loại trừ tác dụng của acid hữu cơ có trong dịch lên men. Từ đó, có thể rút ra 2 kết luận sau:
Một là, bacteriocin có trong dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu đã có về bacteriocin của L.
acidophilus [24] [39] [49] [67] [72]. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đều sử dụng dịch lên men của vi khuẩn để thu nhận bacteriocin.
Hai là, bacteriocin trong dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 có tác dụng ức chế đối với cả B. subtilis và E. coli, tức là thể hiện hoạt tính trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Đây là một đặc điểm không thường gặp ở bacteriocin của LAB. Theo Parada và cộng sự, bacteriocin của LAB thường có tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) nhưng ít tác dụng trên vi khuẩn Gram (-) [54]. Năm 2010, Ahmed và cộng sự tiến hành thống kê 16 bacteriocin đã được tìm thấy ở L. acidophilus (Phụ lục 5), trong đó 13 bacteriocin có phổ tác dụng giới hạn trên vi khuẩn Gram (+). Trong 3 bacteriocin còn lại có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram (-), đáng chú ý nhất là acidocin AA11 với phổ tác dụng trên cả B. subtilis và E. coli, giống với bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 [11].
Tiến hành so sánh vòng ức chế tạo bởi bacteriocin trong dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 trên B. subtilis và trên E. coli cho thấy: Về mặt định tính, vòng ức chế của bacteriocin trên B. subtilis trong và rõ hơn so với trên E. coli (Hình 3.1 và 3.2). Về mặt định lượng, trong cả 3 lần thí nghiệm, đường kính vòng ức chế khi dùng E. coli làm vi khuẩn kiểm định đều lớn hơn so với khi dùng B. subtilis. Cụ thể, đường kính vòng ức chế trên E.
coli trong 3 lần thí nghiệm lần lượt là 18,7; 19,8 và 22,5mm; trong khi đường kính vòng ức chế trên B. subtilis tương ứng chỉ là 16,0; 16,2 và 17,7mm.
Đường kính vòng ức chế trung bình của 3 lần thí nghiệm trên E. coli là 20,3mm, lớn hơn 3,7mm so với giá trị tương ứng trên B. subtilis (16,6mm).
Trong một nghiên cứu của Abo-Amer năm 2007 về acidocin AA11 từ L.
acidophilus AA11, tác giả không công bố số liệu cụ thể về đường kính vòng ức chế tạo bởi bacteriocin trên các vi khuẩn kiểm định mà chỉ cho biết đường kính vòng ức chế trên B. subtilis và E. coli đều lớn hơn 10 mm [10]. Kết quả thực nghiệm thu được trong đề tài cũng phù hợp với công bố này.
Hình 3.1: (1) Vòng ức chế tạo bởi dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 trên vi khuẩn kiểm định
B. subtilis ATCC 6633
Hình 3.2: (1) Vòng ức chế tạo bởi dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 trên vi khuẩn kiểm định
E. coli ATCC 25922
3.1.2. Xác định bacteriocin trong sinh khối
Kết quả xác định bacteriocin trong sinh khối của L. acidophilus ATCC 4653 được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả xác định bacteriocin trong sinh khối của L. acidophilus ATCC 4653
Lần thí nghiệm
Đường kính vòng ức chế (mm)
Trên B. subtilis ATCC 6633 Trên E. coli ATCC 25922 Dịch phá tế
bào NaCl 0,9% Dịch phá tế
bào NaCl 0,9%
Lần 1 (-) (-) (-) (-)
Lần 2 (-) (-) (-) (-)
Lần 3 (-) (-) (-) (-)
Ghi chú: (-): không xuất hiện vòng ức chế
1 1
Nhận xét và bàn luận:
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: trong cả 3 lần thí nghiệm, dịch phá tế bào của L. acidophilus ATCC 4653 đều không tạo vòng ức chế trên các chủng vi khuẩn kiểm định B. subtilis ATCC 6633 và E. coli ATCC 25922. Mặt khác, theo kết quả mục 3.1.1, bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 có hoạt tính trên 2 chủng vi khuẩn kiểm định này. Vì vậy, có thể sơ bộ kết luận bacteriocin không có trong dịch nội bào của L. acidophilus ATCC 4653.
Theo Tagg và cộng sự, đặc điểm môi trường là yếu tố quyết định tỉ lệ các dạng tồn tại của bacteriocin ở vi khuẩn Gram (+) [66]. Trong đề tài này, L.
acidophilus ATCC 4653 được nuôi cấy trong môi trường MRS lỏng ở 37oC trong 18 giờ và không kiểm soát pH môi trường trong quá trình nuôi cấy.
Không loại trừ khả năng bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 có thể tồn tại ở dạng nội bào nếu thay đổi điều kiện nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp xử lí sinh khối được thực hiện trong đề tài là nghiền hỗn hợp sinh khối ướt của L. acidophilus trộn với cát thủy tinh bằng chày cối sứ (mục 2.3.3). Đây là một phương pháp phá tế bào thích hợp với qui mô phòng thí nghiệm [4]. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu hóa chất, thiết bị đắt tiền, không có nguy cơ gây ảnh hưởng tới hoạt tính bacteriocin như một số phương pháp khác. Tuy nhiên, với phương pháp nghiền, tế bào vi khuẩn mới được phá vỡ về mặt cơ học. Không loại trừ khả năng phương pháp này có thể chưa thích hợp để giải phóng bacteriocin từ sinh khối.
Trong phạm vi đề tài này, do chưa có điều kiện thử nghiệm các điều kiện nuôi cấy và các phương pháp xử lí sinh khối khác, việc xác định bacteriocin trong sinh khối của L. acidophilus ATCC 4653 tạm dừng lại ở việc kết luận bacteriocin không có trong dịch nội bào của vi khuẩn.
Tóm lại, kết quả mục 3.1 cho thấy, trong các điều kiện thực nghiệm của đề tài, bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 không tồn tại ở dạng nội bào mà hoàn toàn ở dạng ngoại bào. Vì vậy, dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 được coi là dịch bacteriocin thô, được sử dụng để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo nghiên cứu về tính chất của bacteriocin. Bacteriocin này có hoạt tính trên cả vi khuẩn Gram (+) (B. subtilis ATCC 6633) và vi khuẩn Gram (-) (E. coli ATCC 25922), trong đó vòng ức chế tạo bởi bacteriocin trên B. subtilis có đường kính nhỏ hơn nhưng lại trong và rõ hơn so với trên E.
coli. Do đó, để thuận tiện cho việc quan sát và đơn giản hóa quá trình thí nghiệm, B. subtilis được lựa chọn làm vi khuẩn kiểm định để đánh giá hoạt tính bacteriocin trong các thử nghiệm tiếp theo.
3.2. Nghiên cứu một số tính chất của bacteriocin sinh ra bởi vi khuẩn L.
acidophilus ATCC 4653
Các bacteriocin khác nhau có thể có những đặc điểm riêng rất đa dạng [32], dẫn đến phương pháp sản xuất và phạm vi ứng dụng khác nhau. Vì vậy, nội dung tiếp theo của đề tài là tiến hành nghiên cứu một số tính chất cơ bản của bacteriocin sinh ra bởi chủng L. acidophilus thử nghiệm, bao gồm ảnh hưởng của pH, nhiệt độ đến hoạt tính bacteriocin và khả năng chiết bacteriocin bằng phương pháp kết tủa (NH4)2SO4.
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến hoạt tính bacteriocin của L.
acidophilus ATCC 4653
Ảnh hưởng của pH là một nội dung quan trọng khi nghiên cứu về độ ổn định của bacteriocin [54] [66]. Khoảng pH hoạt động của các bacteriocin khác nhau có thể rất khác nhau, có thể rất hẹp như ở boticin P (khoảng pH hoạt động 6,5 – 7,5), có thể rất rộng như ở butyricin 7423 (khoảng pH hoạt động 2 – 12) [66]. Xác định khoảng pH hoạt động của bacteriocin cho phép sử dụng
bacteriocin có hiệu quả. Do đó, bacteriocin của chủng L. acidophilus thử nghiệm được nghiên cứu về ảnh hưởng của pH đến hoạt tính bacteriocin.
Mục đích:
Xác định sơ bộ khoảng pH hoạt động của bacteriocin sinh ra bởi L.
acidophilus ATCC 4653.
Cách tiến hành:
Nuôi cấy L. acidophilus ATCC 4653 theo mục 2.3.2. Li tâm dịch nuôi cấy ở 4.000 vòng/phút trong 20 phút để loại sinh khối, thu dịch nổi là dịch bacteriocin thô (dịch lên men) [10]. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến hoạt tính bacteriocin theo phương pháp đã nêu ở mục 2.3.5, trong đó các giá trị pH được nghiên cứu là 2, 4, 6, 8. Vi khuẩn kiểm định được sử dụng là B. subtilis ATCC 6633. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần trên 3 mẻ nuôi cấy độc lập của L.
acidophilus ATCC 4653.
Kết quả:
Kết quả đánh giá hoạt tính bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 ở các giá trị pH nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.3.
Nhận xét và bàn luận:
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy trong các giá trị pH nghiên cứu, bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 thể hiện hoạt tính tốt nhất ở pH 2, với đường kính vòng ức chế trung bình qua 3 lần thí nghiệm là 18,8mm. pH càng tăng thì đường kính vòng ức chế càng nhỏ, hoạt tính bacteriocin càng yếu. Hoạt tính bacteriocin giảm đột ngột ở pH 6 (gần trung tính), với độ giảm đường kính trung bình so với pH 2 là 37,8%, cao hơn hẳn so với độ giảm 9,0% ở pH 4. Đến giá trị pH 8 (môi trường kiềm nhẹ), đường kính vòng ức chế trung bình chỉ còn 9,7mm, giảm 48,4% so với ở pH 2 và chỉ lớn hơn 0,9mm so với đường kính vòng ức chế tối thiểu có ý nghĩa (8,8mm) [62]. Điều này chứng tỏ
bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 kém hoạt động trong môi trường kiềm.
Bảng 3.3: Hoạt tính bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 ở các giá trị pH nghiên cứu trên vi khuẩn kiểm định B. subtilis ATCC 6633
Lần thí nghiệm
Đường kính vòng ức chế (mm)
pH 2 pH 4 pH 6 pH 8
Lần 1 17,6 16,5 11,7 9,3
Lần 2 18,5 16,8 11,2 9,7
Lần 3 20,2 18,1 12,1 10,2
Trung bình 18,8 17,1 11,7 9,7
∆(%) 0 9,0 37,8 48,4
Ghi chú: ∆: Độ giảm đường kính trung bình ở pH x so với ở pH 2 ∆ (%) =
với d(2): đường kính vòng ức chế trung bình ở pH 2 d(x): đường kính vòng ức chế trung bình ở pH x
Như vậy, từ những kết quả trên, có thể nhận định bacteriocin của L.
acidophilus ATCC 4653 chủ yếu hoạt động ở pH acid và pH càng nhỏ thì hoạt tính bacteriocin càng lớn. Đây là đặc điểm của đa số bacteriocin từ LAB mà điển hình là nisin [21]. Nisin hầu như chỉ phát huy tác dụng trong môi trường acid (hoạt tính cao nhất ở pH 2, bị bất hoạt ở pH trên 8) nên được sử dụng làm chất bảo quản trong các thực phẩm có tính acid [31]. Sự tăng hoạt tính của bacteriocin khi pH giảm được Jack và cộng sự lí giải theo một số giả thiết như sau [36]:
- Khi pH giảm, bacteriocin ít tạo kết tập hơn, do đó có nhiều phân tử tham gia tấn công tiêu diệt tế bào đích.
- Khi pH giảm, bacteriocin ít gắn với tế bào hơn, đa số bacteriocin ở dạng ngoại bào để phát huy tác dụng diệt khuẩn.
- pH giảm tạo điều kiện cho bacteriocin dễ thấm qua vách tế bào đích.
- Phản ứng tương tác giữa bacteriocin với tế bào đích bị ức chế trong môi trường pH cao.
Hình 3.3: Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính bacteriocin của L.
acidophilus ATCC 4653
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính bacteriocin của L.
acidophilus ATCC 4653
Cùng với ảnh hưởng của pH, độ bền nhiệt cũng là một nội dung quan trọng khi nghiên cứu về bacteriocin [54], có ý nghĩa cả về lí thuyết và thực tiễn. Về lí thuyết, đó là một trong những tiêu chí cơ bản trong việc mô tả và phân loại bacteriocin của LAB [53]. Về thực tiễn, nó liên quan đến khả năng ứng dụng của bacteriocin, nhất là trong công nghệ thực phẩm khi nhiều qui
18.8
17.1
11.7
9.7
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
2 4 6 8 pH
Đường kính vòng ức chế trung bình (mm)
trình chế biến thực phẩm yêu cầu phải sử dụng nhiệt [62]. Vì vậy, bacteriocin của chủng L. acidophilus thử nghiệm được nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính bacteriocin.
Mục đích:
Đánh giá độ bền nhiệt của bacteriocin sinh ra bởi L. acidophilus ATCC 4653.
Cách tiến hành:
Thu dịch bacteriocin thô (dịch lên men) tương tự mục 3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính bacteriocin theo phương pháp đã nêu ở mục 2.3.6, trong đó các giá trị nhiệt độ được nghiên cứu là 70oC, 80oC, 90oC và 100oC. Vi khuẩn kiểm định được sử dụng là B. subtilis ATCC 6633. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần trên 3 mẻ nuôi cấy độc lập của L. acidophilus ATCC 4653.
Kết quả:
Kết quả đánh giá hoạt tính bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 sau khi được xử lí nhiệt được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Hoạt tính bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 sau khi được xử lí nhiệt trên vi khuẩn kiểm định B. subtilis ATCC 6633
Lần thí nghiệm
Đường kính vòng ức chế (mm) Không xử
lí nhiệt 70oC 80oC 90oC 100oC
Lần 1 18,1 18,7 19,4 19,4 19,3
Lần 2 18,7 18,4 18,0 18,3 18,3
Lần 3 16,3 16,7 16,2 16,1 16,3
Trung bình 17,7 17,9 17,9 17,9 18,0
Hình 3.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính bacteriocin của L.
acidophilus ATCC 4653
Nhận xét và bàn luận:
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy sau khi xử lí nhiệt dịch lên men ở các giá trị nhiệt độ nghiên cứu, hoạt tính bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 hầu như không thay đổi. Cụ thể, đường kính vòng ức chế trung bình qua 3 lần thí nghiệm sau khi đun dịch lên men của chủng L. acidophilus thử nghiệm ở các nhiệt độ 70oC, 80oC, 90oC, 100oC trong 30 phút đều xấp xỉ nhau và xấp xỉ với đường kính vòng ức chế trung bình khi dịch lên men không được xử lí nhiệt (17,7mm). Từ đó, có thể nhận định bacteriocin của L. acidophilus có tính bền nhiệt.
Trong các bacteriocin của LAB, tính bền nhiệt là đặc tính cơ bản của lớp I và lớp II – bao gồm các bacteriocin có cấu trúc là các peptid phân tử lượng
17.7 17.9 17.9 17.9 18.0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Không xử lí nhiệt
Đun 70oC / 30 phút
Đun 80oC / 30 phút
Đun 90oC / 30 phút
Đun 100oC / 30 phút
Đường kính vòng ức chế trung bình (mm)
Đun 70oC/
30 phút
Đun 80oC/
30 phút
Đun 90oC/
30 phút
Đun 100oC/
30 phút Không xử
lí nhiệt
nhỏ (mục 1.2.2). Theo De Vuyst và Vandamme, đặc tính bền nhiệt của các bacteriocin này là do chúng có cấu tạo đơn giản (không có cấu trúc bậc 3) hoặc có cấu trúc hình cầu được ổn định nhờ các liên kết đồng hóa trị [21].
Oscariz và Pisabarro lại nhấn mạnh vai trò của các cầu nối sulfit và disulfit nội phân tử trong việc ổn định cấu trúc, đảm bảo tính bền nhiệt của bacteriocin. Các tác giả còn đưa ra giả thuyết rằng số cầu nối càng tăng thì bacteriocin càng bền nhiệt [53].
Trong số các bacteriocin đã được tìm ra ở L. acidophilus, đa số có tính bền nhiệt giống với bacteriocin trong nghiên cứu, chỉ có một số ít được ghi nhận là nhạy cảm với nhiệt gồm có bacteriocin của L. acidophilus AC1 [45]
và acidophilucin A của L. acidophilus LAPT 1060 [68].
Tóm lại, giống với đa số bacteriocin đã được tìm ra ở L. acidophilus, bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 có tính bền nhiệt, với nhiệt độ cao nhất đã được xử lí là 100oC trong 30 phút.
3.2.3. Nghiên cứu khả năng chiết bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 bằng phương pháp kết tủa (NH4)2SO4
Kết tủa bằng (NH4)2SO4 là một phương pháp thường được áp dụng để chiết bacteriocin [20]. So với các phương pháp chiết bacteriocin khác như hấp phụ - giải hấp phụ, chiết bằng dung môi hữu cơ…, phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, hóa chất rẻ tiền, không độc hại. Do đó, phương pháp kết tủa bằng (NH4)2SO4 được lựa chọn để bước đầu nghiên cứu khả năng chiết bacteriocin từ dịch lên men của chủng L. acidophilus thử nghiệm.
Mục đích:
Nhận định sơ bộ về khả năng chiết bacteriocin từ dịch lên men của L.
acidophilus ATCC 4653 bằng phương pháp kết tủa (NH4)2SO4 theo các nồng độ muối khác nhau.
Cách tiến hành:
Thu dịch bacteriocin thô (dịch lên men) tương tự mục 3.2.1. Khảo sát khả năng chiết bacteriocin bằng (NH4)2SO4 theo phương pháp đã nêu ở mục 2.3.7, trong đó các nồng độ (NH4)2SO4 được nghiên cứu là 20; 30; 40; 50; 60;
70 và 80% (khối lượng/thể tích). Vi khuẩn kiểm định được sử dụng là B.
subtilis ATCC 6633.
Kết quả:
Kết quả đánh giá hoạt tính bacteriocin của phần tủa và phần dịch thu được sau khi bổ sung (NH4)2SO4 với các nồng độ khác nhau vào dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Hoạt tính bacteriocin của phần tủa và phần dịch thu được khi bổ sung (NH4)2SO4 vào dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 với vi
khuẩn kiểm định là B. subtilis ATCC 6633 Nồng độ
(NH4)2SO4 (%)
Đường kính vòng ức chế (mm)
Phần tủa Phần dịch
20 Không tạo tủa
30 13,2 16,6
40 13,7 15,3
50 13,9 14,6
60 14,7 14,2
70 15,6 13,7
80 Muối không tan hết, lẫn với tủa
Nhận xét và bàn luận:
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, trong dãy nồng độ (NH4)2SO4 nghiên cứu (từ 20 đến 80%), nồng độ muối thấp nhất cho phép tách được tủa bacteriocin từ
dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 là 30% và cao nhất là 70%. Ở nồng độ (NH4)2SO4 20%, bacteriocin chưa tạo kết tủa; còn ở nồng độ (NH4)2SO4 80%, muối không tan hết và lẫn với phần tủa bacteriocin.
Trong khoảng nồng độ (NH4)2SO4 tách được tủa bacteriocin (từ 30% đến 70%), nhận thấy: khi tăng nồng độ (NH4)2SO4, hoạt tính bacteriocin của phần tủa tăng dần, trong khi hoạt tính bacteriocin của phần dịch giảm dần. Đường kính vòng ức chế của phần tủa ở nồng độ (NH4)2SO4 70% là 15,6mm, tăng 2,4mm so với ở nồng độ 30% (13,2mm). Ngược lại, đường kính vòng ức chế của phần dịch ở nồng độ (NH4)2SO4 70% là 13,7mm, giảm 2,9mm so với ở nồng độ 30% (16,6mm). Từ đó, có thể kết luận lượng bacteriocin kết tủa tăng dần theo lượng (NH4)2SO4 sử dụng.
Hình 3.5: Sự thay đổi hoạt tính bacteriocin của phần tủa và phần dịch theo nồng độ (NH4)2SO4 sử dụng
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
30 40 50 60 70
Phần tủa Phần dịch
Nồng độ (NH4)2SO4 (%)
Đường kính vòng ức chế (mm)
Trong đề tài này, nồng độ (NH4)2SO4 cao nhất trước khi muối bão hòa được nghiên cứu là 70%. Ở nồng độ này phần dịch vẫn còn hoạt tính bacteriocin (tạo vòng ức chế có đường kính 13,7mm), chứng tỏ bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 vẫn chưa được chiết hết. Cũng ở nồng độ này, đường kính vòng ức chế tạo bởi phần tủa là 15,6mm, lớn hơn 1,9mm so với vòng ức chế của phần dịch (13,7mm). Mặt khác, phần tủa đã được cô đặc 30 lần so với phần dịch (mục 2.3.7). Từ đó, có thể dự đoán hiệu suất chiết bacteriocin từ dịch lên men của L. acidophilus ATCC 4653 bằng phương pháp kết tủa (NH4)2SO4 không cao.
Phương pháp kết tủa bằng (NH4)2SO4 đã được nhiều tác giả sử dụng để chiết bacteriocin từ LAB, hiệu suất chiết đạt được có thể rất cao lên tới 95%
[46] nhưng cũng có khi khá thấp chỉ gần 20% [12]. Trong đề tài này, hiệu suất chiết bacteriocin bằng phương pháp kết tủa (NH4)2SO4 chưa được tính toán cụ thể mà mới chỉ đưa ra những nhận định bước đầu. Để lựa chọn phương pháp chiết bacteriocin thích hợp cần tiến hành thêm những khảo sát và đánh giá trên một số phương pháp chiết khác. Thực tế đã có những nghiên cứu lựa chọn chiết bacteriocin bằng các phương pháp khác như chiết bằng ethanol [1], butanol [15].
Tóm lại, từ các kết quả ở mục 3.2, có thể tóm lược một số tính chất cơ bản của bacteriocin sinh ra bởi L. acidophilus ATCC 4653 như sau:
Về khoảng pH hoạt động: bacteriocin chủ yếu hoạt động ở pH acid, pH càng nhỏ thì hoạt tính bacteriocin càng lớn.
Về độ bền nhiệt: bacteriocin có tính bền nhiệt, hoạt tính bacteriocin hầu như không thay đổi sau khi xử lí nhiệt ở 100oC trong thời gian 30 phút.
Về khả năng chiết bacteriocin bằng phương pháp kết tủa (NH4)2SO4: bacteriocin có thể được chiết từ dịch lên men với nồng độ (NH4)2SO4 từ 30%