Xác định bacteriocin trong sinh khố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tạo bacteiocin của vi khuẩn lactobacillus acidphilus (Trang 35)

L. acidophilus ATCC

3.1.2.Xác định bacteriocin trong sinh khố

p H4 Dịch lên men Acid lactic

3.1.2.Xác định bacteriocin trong sinh khố

Kết quả xác định bacteriocin trong sinh khối của L. acidophilus ATCC 4653được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả xác định bacteriocin trong sinh khối của L. acidophilus

ATCC 4653

Lần thí nghiệm

Đƣờng kính vòng ức chế (mm)

Trên B. subtilis ATCC 6633 Trên E. coli ATCC 25922 Dịch phá tế bào NaCl 0,9% Dịch phá tế bào NaCl 0,9% Lần 1 (-) (-) (-) (-) Lần 2 (-) (-) (-) (-) Lần 3 (-) (-) (-) (-)

Ghi chú: (-): không xuất hiện vòng ức chế

Nhận xét và bàn luận:

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: trong cả 3 lần thí nghiệm, dịch phá tế bào của L. acidophilus ATCC 4653 đều không tạo vòng ức chế trên các chủng vi khuẩn kiểm định B. subtilis ATCC 6633 và E. coli ATCC 25922. Mặt khác, theo kết quả mục 3.1.1, bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 có hoạt tính trên 2 chủng vi khuẩn kiểm định này. Vì vậy, có thể sơ bộ kết luận bacteriocin không có trong dịch nội bào của L. acidophilus ATCC 4653.

Theo Tagg và cộng sự, đặc điểm môi trường là yếu tố quyết định tỉ lệ các dạng tồn tại của bacteriocin ở vi khuẩn Gram (+) [66]. Trong đề tài này, L. acidophilus ATCC 4653 được nuôi cấy trong môi trường MRS lỏng ở 37oC trong 18 giờ và không kiểm soát pH môi trường trong quá trình nuôi cấy. Không loại trừ khả năng bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 có thể tồn tại ở dạng nội bào nếu thay đổi điều kiện nuôi cấy vi khuẩn.

Phương pháp xử lí sinh khối được thực hiện trong đề tài là nghiền hỗn hợp sinh khối ướt của L. acidophilus trộn với cát thủy tinh bằng chày cối sứ (mục 2.3.3). Đây là một phương pháp phá tế bào thích hợp với qui mô phòng thí nghiệm [4]. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu hóa chất, thiết bị đắt tiền, không có nguy cơ gây ảnh hưởng tới hoạt tính bacteriocin như một số phương pháp khác. Tuy nhiên, với phương pháp nghiền, tế bào vi khuẩn mới được phá vỡ về mặt cơ học. Không loại trừ khả năng phương pháp này có thể chưa thích hợp để giải phóng bacteriocin từ sinh khối.

Trong phạm vi đề tài này, do chưa có điều kiện thử nghiệm các điều kiện nuôi cấy và các phương pháp xử lí sinh khối khác, việc xác định bacteriocin trong sinh khối của L. acidophilus ATCC 4653 tạm dừng lại ở việc kết luận bacteriocin không có trong dịch nội bào của vi khuẩn.

Tóm lại, kết quả mục 3.1 cho thấy, trong các điều kiện thực nghiệm của đề tài, bacteriocin của L. acidophilus ATCC 4653 không tồn tại ở dạng nội bào mà hoàn toàn ở dạng ngoại bào. Vì vậy, dịch lên men của L. acidophilus

ATCC 4653 được coi là dịch bacteriocin thô, được sử dụng để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo nghiên cứu về tính chất của bacteriocin. Bacteriocin này có hoạt tính trên cả vi khuẩn Gram (+) (B. subtilis ATCC 6633) và vi khuẩn Gram (-) (E. coli ATCC 25922), trong đó vòng ức chế tạo bởi bacteriocin trên

B. subtilis có đường kính nhỏ hơn nhưng lại trong và rõ hơn so với trên E. coli. Do đó, để thuận tiện cho việc quan sát và đơn giản hóa quá trình thí nghiệm, B. subtilis được lựa chọn làm vi khuẩn kiểm định để đánh giá hoạt tính bacteriocin trong các thử nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tạo bacteiocin của vi khuẩn lactobacillus acidphilus (Trang 35)