CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý là gì? Người quản lý cần làm gì và làm như thế nào? Đó là những câu hỏi mà hầu hết những người làm công tác quản lý từng tự hỏi ít nhất một lần.
Quản lý vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Đó là nghệ thuật làm cho người khác (nhân viên) làm việc hiệu quả hơn những điều bản thân họ sẽ làm được nếu không có bạn. Còn khoa học chính là cách bạn làm thế nào để thực hiện được nghệ thuật quản lý. Lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là bốn điều căn bản trong khoa học đó.
Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.
Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hóa sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước theo trường phái quản lý học đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
- Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".
Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở
thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dựng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển.
Ngày nay thuật ngữ quản lý trở nên phổ biến và chưa có định nghĩa thống nhất. Tuy có nhiều định nghĩa về quản lý khác nhau, song chúng đều có những dấu hiệu chủ yếu sau:
- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định rõ ràng.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.
- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan.
- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại.
Về mục tiêu của quản lý: Là cần tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi con người có thể hoàn thành mục đích của mình, của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.
Về đối tượng của quản lý: Là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và người trong quản lý, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý.
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi,
phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Vấn đề cơ bản của quản lý GDĐĐNN cho sinh viên ở trường đại học sư phạm là quản lý nhà trường vì nhà trường là cơ sở giáo dục, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về nội dung khái niệm quản lý giáo dục thì khái niệm trường học hiểu là tổ chức cơ sở mang tính nhà nước, xã hội trực tiếp làm công tác Giáo dục - Đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang
“Quản lý trường học là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp vào do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [21, tr.43].
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo trong nhà trường”
[23, tr. 35].
Có thể khẳng định rằng: trong phạm vi trách nhiệm của mình, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh, sinh viên.
Đối với GDĐH, trong Luật Giáo dục có một điều quan trọng nhất về cơ chế quản lý mới đối với GDĐH là khẳng định quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội (trong Luật gọi là tự chịu trách nhiệm) của trường đại học. Như đã nói, việc quản lý GDĐH nước ta đang ở trong một thời kỳ chuyển tiếp. Quy luật chung của thời kỳ chuyển tiếp là tồn tại đan xen cả hai cơ chế quản lý cũ và mới, và có một cuộc đấu tranh về mọi mặt để dần dần xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, khẳng định cơ chế quản lý mới.
Trong những năm qua, khả năng tổ chức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm ở trường Đại học và quản lý vẫn là một điểm yếu lớn của khá nhiều trường đại học, phổ biến trong khối đại học, liên quan đến việc thiết kế bộ máy và hệ thống văn bản pháp chế sao cho khoa học, đồng bộ và có hiệu quả. Tiếp đến, cần thúc đẩy khả năng tổ chức và quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm ở trường Đại học, đồng thời, không thể xao lãng mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý để dần thay thế cán bộ quản lý nước ngoài trong các dự án hợp tác quốc tế. Khía cạnh thứ ba là phát triển khả năng tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Đa ngành là một hướng đào tạo liên hoàn, phối kết giữa các nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của nhà trường.
Bối cảnh hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi công tác quản lý hoạt động đào tạo quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm phải tự điều chỉnh về vai trò và nội dung quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Sự điều chỉnh đó thể hiện qua hoạt động quản lý bằng các chính sách vĩ mô.