Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

2.5.1. Đánh giá thực trạng

Kế thừa và phát triển tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai đoạn hiện nay, Đảng đã phát động cuộc vận động và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay đã gần 6 năm, với nhiều hoạt động thiết thực của các cấp, ngành,...qua đánh

giá tổng kết chúng ta đã thu được những kết quả đáng kể về vai trò lãnh đạo của Đảng, về ý thức trách nhiệm của nhân dân, đã có những chuyển biến rất rõ nét, qua đó đẩy lùi được mức độ gia tăng các tệ nạn xã hội và các tiêu cực khác, nhất ở thế hệ trẻ hiện nay, trong đó có sinh viên.

Đạo đức có chức năng quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách con người nói chung, sinh viên ngành sư phạm - những giáo viên tương lai nói riêng. Trong đó, các trường đại học, cao đẳng sư phạm có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp đội ngũ giáo viên góp phần giáo dục thế hệ mai sau của đất nước và trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh thì cần phải quan tâm hơn bao giờ hết đến nhân cách, đạo đức của đội ngũ này. Thực tế cho thấy, gần đây hàng loạt những sự kiện mà báo chí trong thời gian qua đề cập đến đạo đức của người thầy rất đáng để chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm hiện nay. Lúc này, câu hỏi cấp thiết được đặt ra là các trường sư phạm đã và đang dạy đạo đức như thế nào cho đội ngũ giáo viên tương lai của đất nước?

Thực trạng đạo đức, lối sống trong sinh viên các trường đại học và cao đẳng hiện nay:

- Một là, chủ nghĩa cá nhân dẫn đến lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi có xu hướng ngày càng phát triển. Một số sinh viên đã có nhiều biểu hiện phai nhạt lý tưởng, chán nản, khi gặp khó khăn trong học tập thì chùn bước, không có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn, dẫn đến mất phương hướng mặc dù đó chỉ là tạm thời.

- Hai là, thể hiện lối sống lãng phí, xa hoa, đua đòi, tiêu xài không hợp lý, vô cảm trước những khó khăn của người thân cũng như của bạn bè, làm giảm niềm tin đối với thầy cô, bạn bè.

- Ba là, lối sống thiếu trung thực, cơ hội, “chạy chọt” vì lợi ích cá nhân như: điểm số, thi cử gây mất đoàn kết bạn bè.

- Bốn là, nói không đi đôi với làm, trong học tập và rèn luyện nói và làm trái với nội quy, quy chế của nhà trường cũng như các đoàn thể.

- Năm là, do cuộc sống xa gia đình, xa người thân, nên đã thể hiện lối sống buông thả, hưởng thụ, thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu quyết tâm, ý chí phấn đấu, dẫn đến tệ nghiện hút, cờ bạc, xa đọa, Đây là điều đáng lo ngại cho mỗi gia đình, cho nhà trường và toàn xã hội.

Một số thực trạng đạo đức nói trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân chủ quan: đa số sinh viên chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò nền tảng của đạo đức trong ổn định và phát triển nghề nghiệp, chưa gắn chặt học tập với rèn luyện đạo đức; thiếu sự tổ chức và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường về giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên.

Trong công tác tổ chức, chưa coi trọng và xem xét chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức, đó là điều kiện để cho tệ nạn chạy điểm, chạy tội mà chưa có biện pháp ngăn chặn.

Sinh hoạt tự phê bình và phê bình chưa được quán triệt sâu sắc và triệt để nên sinh viên có cơ hội xem nhẹ việc rèn luyện bản thân và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Một số cán bộ lớp, cán bộ đoàn, cán bộ hội chưa thật sự làm gương về đạo đức lối sống. Giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, thiếu các sân chơi bổ ích đối với sinh viên bởi các quy định về đạo đức, lối sống trong sinh viên chưa cụ thể và chưa được thực hiện nghiêm, còn nghiêng về học là chủ yếu.

- Nguyên nhân khách quan: sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, đã có tác động không nhỏ đến đạo đức sinh viên nói riêng và đạo đức xã hội nói chung.

Kinh tế thị trường một mặt thúc đẩy sinh viên chủ động, năng động trong học tập, nghiên cứu để tích lũy kiến thức chuyên ngành và rèn luyện tay nghề, mặt khác cũng kích thích chủ nghĩa cá nhân, cực đoan, thực dụng, chạy theo lợi ích cá nhân bất chấp cả kỷ cương, đạo lý. Điều đó đã tác động xấu đến sinh viên trong học tập và rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Một số sinh viên do nhận thức không đầy đủ hoặc kém vững vàng trước những biến động đó, đã để cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, xa rời những giá trị văn hóa, đạo đức để chủ nghĩa thực dụng chi phối các hành vi đạo đức và cách ứng xử của họ.

Do sự “lạc hậu tương đối” của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, trong xã hội ta hiện nay vẫn còn tàn dư của đạo đức phong kiến, thực dân. Những hành vi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, cục bộ, “địa phương chủ nghĩa”...là di hại của những đạo đức cũ cùng với chủ nghĩa thực dụng, đề cao tuyệt đối hóa tự do, quyền tư hữu của lối sống phương Tây, đang tác động vào đời sống tinh thần của xã hội. Thực trạng đó, trong chừng mực nhất định, đã góp phần làm xói mòn những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Các thế lực thù địch, phản động đã và đang chủ động tác động vào đạo đức, lối sống của sinh viên nói riêng và xã hội nói chung, kích thích lối sống hưởng thụ, tác động vào tư tưởng, tình cảm làm thay đổi quan niệm đạo đức lối sống; làm suy thoái tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng của sinh viên.

Trên thực tế đã có một số sinh viên công khai hay ngấm ngầm trở thành người tuyên truyền cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, vô tình hay hữu ý đã phản bội lại mục tiêu lý tưởng đã lựa chọn.

Đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt của khoa chủ quản, nhìn chung công tác quản lý giáo dục đạo đức còn những tồn tại như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình còn xây dựng chung với kế hoạch chuyên

môn; nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa được tốt, sinh viên chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; quản lý sinh viên, trợ lý đào tạo, cố vấn học tập chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác quản lý sinh viên; ý thức thực hiện nội quy của sinh viên chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Như vậy có thể đánh giá chung việc quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm khi tách bạch rõ ràng giữa đạo đức nghề nghiệp với giáo dục đạo đức nói chung của trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh chỉ ở mức trung bình so với thành tích rèn luyện đạo đức nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)