Thuận lợi, khó khăn trong quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

2.5.3. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

2.5.3.1. Thuận lợi

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đóng và tuyển sinh tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm thành phố lớn, dân cư đông đúc, sinh viên trong trường đa số là các em ở tỉnh lẻ, gia đình các em sinh viên hầu hết chưa chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên học sinh ít bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường ban hành các văn bản, hướng dẫn cụ thể về quy chế công tác sinh viên hệ chính quy; Quy định đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên và phiếu đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên; Quy định công tác cố vấn học tập và cuốn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học,…bên cạnh đó tập thể hội đồng nhà trường đồng tâm chung sức trong công tác GDĐĐNN cho sinh viên; cán bộ UBND quận, các phường trên địa bàn của trường và phụ huynh sinh viên đều ủng hộ và giúp sức nhà trường trong các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

2.5.3.2. Khó khăn

Hạn chế của giáo viên về năng lực trong phương pháp, công tác chủ nhiệm lớp, giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, học sinh đặc biệt là việc giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả chưa cao.

Việc kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao trình độ kiến thức với nâng cao nhận thức về giá trị, chuẩn mực đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin, tình yêu nghề nghiệp sư phạm và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức nhà giáo cho học viên chưa được coi trọng đúng mức. Chưa tích hợp được những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức của nhà giáo vào nội dung các môn học.

Các hình thức dạy học bổ trợ, tham quan, phổ biến kinh nghiệm sư phạm còn ít và không phong phú, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, đây là những

hình thức dạy học có tác dụng rất cao trong việc giáo dục tình yêu người, yêu mến nghề nghiệp cho học viên.

Cơ chế thị trường thâm nhập, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của sinh viên; cán bộ quản lý học sinh sinh viên chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào quản lý giáo dục văn hóa để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm; một số giảng viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra cũng phải kể đến, do thực tế có quá nhiều trường tham gia đào tạo sư phạm, làm mất tính cân bằng giữa cung - cầu, hậu quả là sinh viên sư phạm thất nghiệp ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến tâm lý phấn đấu và học tập của các em.

Việc chăm lo giáo dục ĐĐNN cho sinh viên tuy đã được quan tâm, nhưng chưa có biện pháp thoả đáng, có hiệu quả để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn hoạt động sư phạm trong nhà trường; vì thế không tạo được dấu ấn và điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển các chuẩn mực đạo đức nhà giáo cho sinh viên.

Có những chuẩn mực đạo đức rất cần thiết đối với người giáo viên để thực hiện có hiệu quả công tác chuyên môn sau này thì chưa có biện pháp khắc phục triệt để: tư tưởng so sánh thiệt hơn với cán bộ ở các ngành khác, vị trí công tác khác, tình yêu nghề nghiệp. Nhận thức về lối sống có sự khác biệt so nhận thức của các thế hệ, thể hiện ở chỗ các thế hệ nhà giáo lớn tuổi coi trọng các giá trị sống giản dị, ít đòi hỏi lợi ích vật chất, tiết kiệm… ngược lại, một số sinh viên hiện nay có những biểu hiện xem nhẹ các giá trị đó.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tuy nghề “trồng người” được xác định là nghề thiêng liêng và cao quý trong những nghề cao quý, nhưng qua trao đổi, nhiều sinh viên cho rằng đó

chỉ là lý thuyết, hoặc chỉ cao quý trước đây hiện nay đã “hết thời”. Điều đó cho thấy hoạt động sư phạm hiện nay không phải là nghề có sức hấp dẫn đối với một phần lớn các em học sinh hiện nay.

Khi nghiên cứu về sự phát triển của ngành Sư phạm, Nguyễn Cảnh Toàn và các tác giả cho rằng: Ngay từ xa xưa, hình ảnh người thầy luôn có vị trí cao trong xã hội: “quân - sư - phụ”, (Vua - thầy - cha) gắn liền với những truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”…đã được trân trọng và lưu giữ trong nhân dân. Nhiều nhà giáo đức độ, uy tín, uyên bác; đồng thời là những chiến sĩ Cộng sản xuất sắc: Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Lân, Nguyễn Khánh Toàn…

luôn được nhân dân tin yêu. Tuy chỉ dạy học một thời gian ngắn ở trường Dục Thanh, song thầy giáo Nguyễn Tất Thành là một người thầy vĩ đại, là tấm gương đạo đức mẫu mực để các thế hệ nhà giáo sau này noi theo. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra một trong những khuyết điểm, hạn chế là trong thời gian dài, công tác tuyển sinh sư phạm, đào tạo giáo viên không được quan tâm đúng mức, chất lượng tuyển sinh vào học nghề sư phạm không được nâng lên. Quá trình đào tạo có những suy nghĩ đơn giản hoá lao động sư phạm như: Tách giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học và giáo dục nhân cách vì vậy đã không thấy được vai trò “người kỹ sư tâm hồn” của giáo viên; tách khoa học giáo dục với các khoa học khác, coi khoa học giáo dục như một lĩnh vực riêng, ít liên quan đến các khoa học khác… [91, tr.75 - 80]. Vì thế, theo tác giả, trong đào tạo giáo viên hiện nay: “Phải nắm vững quan điểm nhà giáo là kỹ sư tâm hồn,…phải thiết kế và thi công ra được những tâm hồn theo đơn đặt hàng của xã hội. Như vậy công việc của kỹ sư tâm hồn khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với công việc của kỹ sư công nghiệp, nông nghiệp, hay kinh tế”[91, tr.113]. Để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên một cách toàn diện thì phải làm cho khoa học giáo dục trở lên hấp dẫn đối với người học, mở

rộng phạm vi trách nhiệm đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên, rèn luyện một cách toàn diện cả về phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm, đa dạng hoá các hình thức giáo dục, giữ gìn và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, mặt khác cần cải cách toàn diện chế độ chính sách đối với nghề dạy học và người giáo viên…[91, tr.114 - 121].

Trong chương này, chúng tôi đã:

1. Khái quát hóa tình hình hoạt động và quy mô đào tạo của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

2. Đánh giá thực trạng công tác GDĐĐNN cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

3. Đánh giá thực trạng quản lý công tác GDĐĐNN cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)