PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Một số hiểu biết của quá trình sinh bệnh
• Nguồn bệnh
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và là khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch, Gramasipvhi cho rằng nguồn bệnh là nơi mầm bệnh cư trú, và sinh sôi thuận lợi, và từ đó trong những điều kiện nhất đinh, sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng cách này hay cách khác để gây bệnh.
Nguồn bệnh phải là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại mãi mãi.
Có ý kiến cho rằng: Đất, nước, v.v… cũng là những nguồn bệnh.
Theo quan điểm đúng đắn của dịch tễ học thì bất cứ nhân tố ngoại cảnh nào cũng không thể coi là nguồn bệnh được, vì ở đó tuy có chứa mầm bệnh, thậm chí có mầm bệnh tồn tại khá lâu nhưng không có điền kiện nào để chúng tồn tại thuận lợi lâu dài. Nước, đất, vv… không thể coi là nguồn bệnh mà chỉ là môi trường chứa mầm bệnh tạm thời, là các nhân tố trung gian mang mầm bệnh tạm thời.
Có nhận thức đúng đắn về nguồn bệnh, mới tác động đúng vào khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch để dập tắt dịch nhanh chóng.
Theo quan điểm trên thì nguồn bệnh phải là một sinh vật đang mắc bệnh hoặc đang mang mầm bệnh. Cơ thể sinh vật là điều kiện tự nhiên duy nhất cho mầm bệnh sinh sống và phát triển, vì ở đây có những điều kiện sống tương đối thuận lợi và lâu dài.
Nguồn bệnh có thể chia thành 2 loại:
Con vật đang mắc bệnh: Gồm có gia súc, gia cầm, giã thú mắc bệnh ở các thể khác nhau. Người mắc bệnh trong nhiều bệnh cũng là nguồn bênh.
Về mặt dịch tễ học, những con vật mắc bệnh nhẹ nguy hiểm hơn những con vật mặc bệnh nặng vì chúng thường khó được phát hiện, dễ bị bỏ qua hoặc coi thường, lại có khả năng đi lại tiếp xúc với con khỏe nên làm bệnh dễ lây lan.
Con vật mang trùng: Gồm có gia súc, gia cầm, giã thú côn trùng và cả người mang trùng.
Hiện tượng mang trùng rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học. Súc vật mang trùng thường làm lây lan bệnh lơn hơn cả bản thân súc vật ốm. Trong một số bệnh truyền nhiễm, súc vật mang trùng có tác dụng quyết định trong việc làm dịch phát sinh.
• Nhân tố trung gian truyền bệnh
Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch có vai trò chuyển mầm bệnh từ nguồn bệnh tới súc vật thụ cảm. Muốn lan truyền từ cơ thể ốm sang cơ thể khỏe, mầm bệnh thường phải sống một thời gian nhất định ở ngoại cảnh trên các nhân tố trung gian. Thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mầm bệnh, loại nhân tố trung gian truyền bệnh, điệu kiện
thời tiết khí hậu… Nói chung, mầm bệnh không thể sinh sản phát triển ở đó và sau một thời gian nhất định sẽ bị tiêu diệt.
Có rất nhiều loại nhân tố trung gian truyền bệnh.
Thức ăn nước uống: Thức ăn nước uống là nhân tố phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa, thức ăn, nước uống.
Đất: Đất đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây lan bệnh. Có những vùng đất đặc biệt thường xuyên chứa mầm bệnh.
Không khí: Mầm bệnh có thể tồn tại trong không khí và truyền bệnh.
Không khí có chứa mầm bệnh là do mầm bệnh dính vào bụi (khi quét dọn chuồng, chải cọ gia súc) hoặc dính vào các bọt nước nhỏ khi gia súc kêu, rống hoặc ho bắn ra.
Người: Người có thể mang nhiều loại mầm bênh, nhất là những người trực tiếp tiếp xúc với gia súc như công nhân chăn nuôi, vắt sữa, cán bộ nhân viên thú y, người chăm sóc gia súc,… Mầm bệnh dính vào quần ao, tay chân, giầy dép, hoặc tạm thời ở đường tiêu hóa của người và được bài ra phân.
Dụng cụ đồ vật: Tất cả dụng cụ đồ vật cho gia súc trong chăn nuôi, sản xuất… Hoặc tiếp xúc với gia súc đều có thể truyền mầm bệnh.
Các thú sản khác như xương, lông, sừng, móng, các sản phẩm nông nghiệp như rơm, cỏ, khoai tây, hạt giống… Đều có thể mang và truyền mầm bệnh đi rất xa.
Nói tóm lại, nhân tố trung gian truyền bệnh có rất nhiều loại. Bệnh truyền từ con vật ốm sang con vật khỏe bằng nhiều đường thông qua một nhân tố trung gian, có khi phải trải qua một chuỗi nhân tố trung gian. Vì vậy, một biện pháp vô cùng trọng yếu trong công tác phòng chống bệnh là phải tìm cách phá hủy các nhân tố trung gian đó như giữ vệ sinh thức ăn, nước uống, tiêu diệt côn trùng…
• Động vật cảm thụ:
Động vật cảm thụ bệnh là khâu thứ ba không thể thiếu được của quá trình sinh dịch. Có nguồn bệnh và nhân tố trung gian truyền bệnh thuận lợi nhưng nếu cơ thể súc vật không cảm thụ với bệnh thì dịch không thể phát sinh.
Vây sức cảm thụ của súc vật đối với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển.
Sức cảm thụ đối với bệnh của súc vật phụ thuộc vào sức đề kháng của chúng. Vì vậy làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu (nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bênh,…) và sức đề kháng đặc hiệu (tiêm phòng ) là những biện pháp chủ động và tích cực nhằm xóa bỏ khâu thứ ba của quá trình sinh dịch làm dịch không thể phát sinh.