Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn thịt tại trại Tân Thái

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh thường gặp và áp dụng các biện pháp phòng trị trên đàn lợn thịt tại Trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 29 - 49)

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.3. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn thịt tại trại Tân Thái

Hi chng tiêu chy

Đặc điểm của bệnh

Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của đường tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nguyên nhân, triệu chứng, đặc điểm và tính chất của bệnh, được gọi với nhiều tên khác nhau như:

Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia). Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng (Non- ifectivediarrhoea). Bệnh phân sữa (Milk - Scours).

Hoặc tiêu chảy là triệu trứng của các bệnh truyền nhiễm như: Phó thương hàn, Ecoli, viên dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, rota virut.

Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể trong ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất hiện ở 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Ở lợn sơ sinh đến vài ngày tuổi Giai đoạn 2: Ở lợn con theo mẹ

Giai đoạn 3: Ở lợn con sau cai sữa (Hoàng Văn Tuấn, 1998) [23].

Ở nước ta bệnh tiêu chảy ở lợn sảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột, vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm (Lê Văn Tạo, 1996) [22].

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Các nguyên nhân gây tiêu chảy: Trong lịch sử nghiên cứu về tiêu chảy, nhiều tác giả đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh được đánh giá cao, làm cơ sở cho việc chữa trị. Tuy nhiên, bệnh tiêu chảy là một hội chứng có liên quan đến các yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc xác định nguyên nhân gây tiêu chảy ở từng nơi và trong từng giai đoạn khác nhau cũng thu được kết quả khác nhau.

Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [13] cho rằng: Bệnh sảy ra có rất nhiều nguyên nhân. Cho đến nay, chưa có ai xác định được nguyên nhân nào là nguyên nhân chính, nhưng căn nguyên chính là các vi khuẩn đường ruột họ Enterro Bacteriae, trong đó vai trò quan trọng nhất là trực khuẩn E. coli.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy là các vi khuẩn đường ruột E. coli có hại thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterro Bacteriae, chúng bao gồm nhiều chủng với nhiều đặc tính kháng nguyên khác nhau.

Những nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn đã được nhiều tác giả khẳng định, bao gồm:

- Vi khuẩn E.coli

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước công nhận. Theo Lê Văn Tạo (2007) [22], nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở lợn do E. coli trước và sau cai sữa tại 6 tỉnh đồng bằng Sông cửu Long cho thấy, tỷ lệ lợn mắc bệnh biến động từ 64,5%

(Sóc Trăng) đến 70 – 73 % (Kiên Giang, Trà Vinh), tỷ lệ chết so với mắc bệnh cao nhất là Sóc Trăng (75 %), Vĩnh Long (33 %) Kiên Giang (32,3 %)

Về lâm sàng vi khuẩn này thường gây sốt cao, tiêu chảy. Một số tác giả cho rằng ở lứa tuổi sơ sinh và suốt thời kỳ lợn con theo me, lợn con sau cai sữa dễ nhiễm khuẩn và mắc tiêu chảy do vi khuẩn E. coli tác động đến.

Hồ Văn Nam (1997) [14] khi nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột, nhận thấy vi khuẩn E. coli không chỉ là vi khuẩn thường xuyên có trong ruột lợn con đang bú sữa và bội nhiễm khi tiêu chảy mà còn tìm thấy ở 100 % mẫu

phân lợn ở lứa tuổi lớn hơn. Ngay ở lợn khỏe mạnh, E. coli cũng tăng theo lứa tuổi. Trong 1gam phân lợn từ 1 - 21 ngày tuổi, số lượng E. coli là 55.4 triệu con, và số lượng E. coli tăng dần theo lứa tuổi ở lợn từ 22 - 60 ngày tuổi. Số lượng E. coli là 90,9 triệu và 150 vi khuẩn trong 1g phân lợn nái bị viêm ruột tiêu chảy. Kết quả trên cho thấy E. coli không chỉ bội nhiễm ở lợn dưới 2 tháng tuổi mà những lợn lớn hơn, cả lợn nái cũng có tình trạng tương tự.

- Do vi rút

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định Rotavirut, Enteravirut, Andenovirut, Coronavirut, Pestivirut (dịch tả) là nguyên nhân chủ yếu gây viêm ruột với triệu chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn. Các virut này tác động gây viêm loét niêm mạc ruột ở nhiều mức độ khác nhau, chính từ đó quá trình tiêu hóa hấp thu ở lợn bị rối loạn, cuối cùng là triệu chứng tiêu chảy.

Theo Nguyễn Văn Thưởng và cs (1996) [24], cho biết bệnh tiêu chảy do Rotavirut lan truyền rộng rãi trong tự nhiên và lợn càng nhỏ càng dễ bị tổn thương do mất nước, mất năng lượng.

- Do chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong rất nhiều trường hợp tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng, phát sinh hàng loạt những thiếu sót ở quá trình nuôi dưỡng chăm sóc như:

Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, nấm mốc, tạp khuẩn và các chất độc khác, thức ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo lợn ăn gây nên tiêu chảy.

Nước uống bẩn, lượng sữa mẹ ít, lợn con đói phải gặm mút lung tung trong đó có các chất thải bị nhiễm E.coli.

Thay đổi khẩu phần ăn đột ngột làm cho khả năng tiết men của lợn không kịp đáp ứng.

Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống không hợp lý, khai thác sử dụng quá mức.

Chuồng bẩn, lợn con luôn bú lợn mẹ có bầu vú nhiễm E. coli.

Lợn mẹ bị viêm vú, đặc biệt là do E. coli gây ra. Khi bú sữa của lợn mẹ bị viêm vú thì lợn con sẽ bị tiêu chảy ngay sau đó.

Lợn con không được bú sữa đầu, mà khả năng miễn dịch của lợn con phụ thuộc vào chủ yếu lượng kháng thể hấp thụ được từ sữa của lợn me. Do đó sức đề kháng của cơ thể lợn con còn yếu dễ mắc bệnh.

Đào Trọng Đạt (1991) [6] cho thấy, ở lợn con không được bú sữa đầu kịp thời hoặc sữa mẹ kém phẩm chất do lợn mẹ không được nuôi dưỡng hợp lý cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

- Do dinh dưỡng

Thiếu vitamin nhóm B, B1, B2... B12 cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

Thiếu vitamin A, Cu, Selen... dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.

Do trữ lượng sắt từ bào thai chưa đủ, khi khi sinh ra không được sữa mẹ cung cấp đầy đủ nhu cầu, thiếu cả Coban, B12 nên sinh bần huyết, cơ thể suy yếu nên không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh ra hiện tượng không tiêu, tiêu chảy.

- Do điều kiện ngoại cảnh hay môi trường sống bất lợi

Thời tiết không thuận lợi, thay đổi bất thường, gió mùa, thời tiết lạnh, mưa phùn gió bấc, ẩm độ môi trường cao, chuồng nơi ẩm thấp dễ làm cho lợn bị tiêu chảy, chuồng trại không đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Đào Trọng Đạt (1991) [6] cho thấy: Độ ẩm và nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong việc khống chế tiểu khí hậu chuồng nuôi. Độ ẩm thích hợp cho lợn con theo mẹ là 70 – 85 %, vì thế việc sưởi ấm cho lợn bằng các phương pháp khác nhau trong mùa đông và trong những ngày mưa là hết sức cần thiết.

Triệu chứng lâm sàng

Lợn con bị nhiễm E. coli có biểu hiện yếu, chậm chạp, bỏ bú, thân nhiệt tăng nhẹ, tiêu chảy nhiều, mất nước, biếng ăn, suy nhược, đôi khi có nôn mửa. Phân lúc đầu có thể táo, sau đó ỉa lỏng, có thể sền sệt ở các bệnh do giun sán, phân lỏng hoặc vọt cần câu, màu trắng, vàng, xanh nhạt màu hạt đậu, có lẫn bọt khí. Vì mất nước nhiều nên lợn ốm bị khát nước dẫn đến sinh loạn dưỡng trong cơ thể, bụng hóp lại, da nhăn nheo, lông xù, phân dính xung quanh hậu môn, 2 chân sau rúm lại. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân khi độ ẩm môi trường cao.

Nguyễn Hữu Vũ và cs (2003) [26] cho biết, lợn bị tiêu chảy có biểu hiện phân có màu trắng ngà đến vàng nhạt, mùi thối khắm, tanh, lông xơ xác gầy tóp, chân đi lảo đảo không định hướng, đuôi và hậu môn luôn dính phân.

Theo Lê Văn Tạo (2007) [22], khi lợn bị nhiễm E. coli thì các triệu chứng đặc trưng của bệnh là: Đầu tiên trong một đàn lợn có 1 - 2 con bị bệnh rồi lây sang các con khác, có khi cả đàn bị bệnh, lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt nhẹ 39,5 - 400C. Khi bệnh nặng lợn bỏ ăn hoàn toàn nhiệt độ tăng dần 400C. Bệnh tiến triển theo 2 thể:

Bộ môn vi trùng - Viện thú y quốc gia đã tìm hiểu và nghiên cứu tình hình bệnh tiêu chảy và có những nhận xét sau:

Bệnh xảy ra ở thời kỳ khác nhau, lợn 10 ngày tuổi, lợn choai mắc nhiều hơn lợn nái, bệnh mang tính chất lây lan nhưng không mạnh. Bệnh được phát hiện thường có các triệu chứng: phân có nhiều nước màu vàng (không thấy hiện tượng có màu vàng và màng nhày như hiện tượng của bệnh lỵ), có hiện tượng nôn ra phân. Do tiêu chảy dẫn đến hiện tượng mất nước nên lợn run rẩy, đi lại yếu, đôi khi có hiện tượng thần kinh.

Bệnh tích

Thể cấp tính: Niêm mạc dạ dày phủ đầy dịch nhờn, xung huyết và xuất huyết rất rõ, niêm mạc ruột non bị tổn thương mạnh, có vùng bị hoại tử, niêm mạc ruột già bị tổn thương rất rõ, hạch lâm ba ruột sưng màu đỏ sẫm. Xét nghiệm vi thể hạch lâm ba thường có tăng sinh đại thực bào. Có trường hợp tế bào này tập trung thành một u, một số u bị hoạitử bên trong. Gan nhão, dễ vỡ, đôi khi có xuất huyết ở gan. Túi mật sưng, xuất huyết, dịch mật biến đổi màu.

Thể mãn tính: Đặc trưng là tăng sinh tế bào, trong u tế bào tăng sinh có các đại thực bào với các hạt nhân màu sáng, đó là các sản phẩm của biểu bì võng mô, chúng có khả năng thực bào. Lách sưng to, màu đỏ sẫm, đôi khi màu đen, rìa lách cong. Thận không có biến đổi đặc trưng. Trong phổi thấy có u mủ hoặc hoại tử, bề mặt phổi xung huyết. Xuất huyết tim, màng tim dễ bóc, chứa đầy nước và có những điểm xuất huyết rõ ràng. Dạ dày đều chứa hơi và chứa 1/2 chất lỏng gồm sữa không tiêu, nước màu vàng. Xác lợn chết gầy, hóp bụng. Những lợn chết qua đêm phần bụng thường có màu đen do quá trình hoại tử gây nên.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào nguyên nhân và cơ chế gây bệnh chúng ta có thể thấy các triệu chứng thể hiện khác nhau.

Chẩn đoán lâm sàng tiêu chảy là khát nước, tính đàn hồi của da giảm, lợn con bỏ bú, bỏ ăn hoàn toàn, nhiệt độ tăng đến 400C, đó là khi bệnh nặng, bệnh tích điển hình.

Phòng bệnh

Chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, tác động đến nhiều khâu, nhiều yếu tố:

Với môi trường chăn nuôi:

Chuồng trại phải được quy hoạch, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Hạn chế lạnh và sự giao động nhiệt thất thường.

Nước uống, thức ăn phải đầy đủ, đảm bảo vệ sinh.

Nuôi tách riêng từng loại lợn, riêng lợn con nên nuôi trên sàn.

Với giống lợn:

Chọn giống lợn có sức đề kháng cao với vi khuẩn đường ruột nói chung.

Chọn lợn không bị võng lưng để tránh các hàng vú bị kéo lê dưới nền chuồng khi sinh sản và cho con bú.

Công tác quản lý chăm sóc:

Nuôi lợn nái, lợn con với mật độ vừa phải (30 con 1 ô chuồng).

Giảm các yếu tố gây stress: Thay đổi thức ăn, thời tiết, khí hậu đột ngột, thừa hoặc thiếu chất trong thức ăn, khẩu phần ăn cân đối, thức ăn không bị nấm mốc.

Tập cho lợn ăn sớm, có nước uống đầy đủ.

Không vận chuyển, nhập lợn từ nơi có bệnh khi chưa được kiểm tra và điều trị triệt để. Phải có thời gian trống chuồng thích hợp trước khi nhập đàn mới.

Thực hiện nguyên tắc tất cả cùng xuất, cùng nhập để việc tẩy uế chuồng trại được tiến hành dễ dàng và hiệu quả.

Vệ sinh thú y:

Thu dọn phân thường xuyên đưa ra xa khu vực chăn nuôi, ủ theo hệ thống sinh học hoặc sử dụng hệ thống biogas.

Rửa và khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, trước khi nhập đàn mới dùng chất sát trùng với nồng độ thích hợp.

Thường xuyên làm sạch hệ thống nước.

Tiêm phòng định kỳ cho lợn, đặc biệt một số bệnh: Dịch tả, phó thương hàn, E. coli. Cho lợn con bú sữa đầu và bổ sung sắt. Tẩy run sán định kỳ.

Khống chế các loại côn trùng, loài gặp nhấm là vật chủ trung gian truyền bệnh.

Theo Tạ Thị Vinh (2002) [25] cho biết, lợn được uống mật lợn tăng trọng tốt hơn, có tác dụng phòng và hạn chế được mức gây bệnh, tỷ lệ tái phát ở lợn uống mật lợn ít hơn so với lợn đối chứng.

Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002) [5] cho biết, dùng Colodia bôi vào vú mẹ cho con bú, bôi vào lưỡi lợn con cho nuốt, cho uống trực tiếp liều 1 gam/5kg thể trọng. Chống rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy lợn con..

Theo Niconxki (1988) [28] cho biết phòng bằng vaccine: Vaccine phải được chế từ các type huyết thanh tại chỗ (việc phòng bệnh bằng thuốc có thể chỉ có hiệu quả khi cho các thuốc điều trị trong vòng 3 - 5 ngày trước khi bệnh biểu hiện 2 ngày).

Lợn con ốm cách ly cùng mẹ và điều trị những lợn con được coi là lành bệnh thì dùng kháng sinh ở liều phòng bệnh.

Biện pháp đối với nguồn bệnh:

- Đối với nguồn bệnh phải tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh gieo rắc ra ngoài.

- Tích cực chủ động phát hiện sớm lợn tiêu chảy mang trùng, điều trị kịp thời.

- Cách ly triệt để lợn con tiêu chảy và lợn con khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

- Điều trị dự phòng những con mang trùng hoặc nghi là mang trùng.

- Sử dụng ánh sáng mặt trời để tiêu diệt nguồn bệnh, nhất là đối với vi rút

Trị bệnh

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận rằng đều phải điều trị triệu chứng tiêu chảy sớm, ngay từ khi mới sinh bằng biện pháp phòng trị

tổng hợp nhằm khống chế, khắc phục rối loạn tiêu hóa hấp thu, chống loạn khuẩn, ổn định hệ vi khuẩn ruột, đồng thời vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, từ đó chọn loại thuốc phù hợp, xây dựng phác đồ điều trị đúng.

Nguyên tắc chung trong điều trị là loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy đồng thời phải điều trị triệu chứng (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2003 [26]).

Điều trị triệu chứng:

Chống mất nước, cân bằng điện giải bằng cách bổ sung kịp thời các chất điện giải. Bổ sung các vitamin, dùng chất chát, tanin làm se niêm mạc, dexamethasol giảm tiêu chảy.

Điều trị căn nguyên:

Điều trị theo hướng vi khuẩn bội nhiễm bằng các kháng sinh, hóa dược.

Chống nhiễm trùng thứ phát:

Tiêu độc, giảm độc tố ở máu.

Theo trung tâm Unesco (2005) [30] cho biết, dùng lá ổi, lá sim sắc đặc cho lợn uống mỗi lần 10 ml. Hoặc giã nhỏ quả măng cụt và hồng xiêm để lấy nước cho lợn uống. Hay dùng than hoạt tính, Cabotamin 5 gam/1 lần, ngày 3 lần.

Dùng thuốc:

Theo Lê Văn Tạo (2007) [22] thì tiêm:

- Colistin: liều 25.000 - 30.000 UI/kg thể trọng/ngày.

- Belcomycin: 1 ml/10 - 20 kg thể trọng/ngày.

- Setotrin 24 %: 1 ml/5 - 10 kg thể trọng/ngày.

Cho uống:

- Neomycin: 25 - 30 mg/kg thể trọng/ngày.

- Streptomycin: 1 gam/10 - 20kg thể trọng/ngày.

- Vitamin để nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể.

Bnh viêm phi - màng phi ln:

Đặc điểm của bệnh

Bệnh viêm phổi - màng phổi lợn là một bệnh đường hô hấp lây lan mạnh, bệnh thường gây chết lợn, chủ yếu là lợn choai. Đặc trưng của bệnh là ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng cao. Lợn chết với bệnh tích phổi bị gan hoá và viêm dính thành ngực.

Nguyên nhân

Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.

Cơ chế gây bệnh

Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae là một tác nhân gây bệnh với nhiều cơ chế tác động đã được biết rõ như: Vi khuẩn này có khả năng giải phóng enzym protease có khả năng phân huỷ hemoglobin, sắc tố vận chuyển oxy trong máu. Các protein có khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn này cho phép chúng lấy đi sắt từ cơ thể vật chủ. Chúng còn có khả năng sinh ra ngoại độc tố và nội độc tố. Ngoài ra, bản thân vi khuẩn cũng được bao bọc bởi một lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn bởi các tế bào bảo hộ của vật chủ (Stan Done, 2002) [29].

Triệu chứng lâm sàng

Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: Thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính (Taylor, 2005) [38].

Thể quá cấp:

Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,50C), tần số hô hấp tăng, thở khó, mạch đập tăng lên và trụy tim mạch. Lợn bệnh thấy có bọt máu lẫn trong dịch mũi, nước dãi ở giai đoạn cuối của bệnh.

Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn bệnh chết sau 24h sau khi có dấu hiệu bệnh. Trước khi chết thấy tai, mũi, da ở vùng mỏng như da đùi, da bụng tím xanh thành từng mảng. Một số trường hợp lợn chết có thể chết mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Thể cấp tính:

Triệu chứng tương tự như thể quá cấp nhưng tiến triển chậm hơn. Lợn sốt cao trên 410C, ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn tiêu chảy, nôn mửa, mắt có dử đôi khi nhầm với dịch tả.

Thể cấp tính đa số lợn chết, một số con chữa được. Lợn chết trong vòng 1 - 4 ngày. Lợn sống sót có thể phục hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển thành thể mãn tính.

Thể mãn tính:

Thể này xuất hiện sau khi dấu hiệu cấp tính mất đi. Lợn sốt nhẹ (40,5 - 410C), hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể bụng, da nhợt nhạt, lông xù, gầy còm, tăng trọng kém, mắt có dử, dịch mũi đặc và đục.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh thường gặp và áp dụng các biện pháp phòng trị trên đàn lợn thịt tại Trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 29 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)