PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Bệnh tiêu chảy xuất hiện khắp trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh và chết cao, đặc biệt là gia súc non, cho nên nhiều nước đã đi sâu nghiên cứu tìm ra biện pháp ngăn chặn bệnh tiêu chảy. Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định trong chăn nuôi lợn bệnh tiêu chảy là một bệnh nan giải và gây thiệt hại kinh tế từ trước đến nay.
Nguyễn Lương và cs (1963) [12]. Đã tìm được 5 Serotype E.coli gây cho lợn O55, O111, O26, O86, O119.
Nguyễn Vĩnh Phước (1972) [19] kết hợp với thuốc thú y trung ương phân lập và giám định được vi khuẩn E.coli trong bệnh phân trắng của lợn con sơ sinh ở trại Quang Trung, Kiều Thị, Cầu Ngãi, Yên Sở và cho rằng vi khuẩn E.coli đóng vai trò nhất định trong bệnh phân trắng lợn con.
Theo Đào Trọng Đạt (1991) [6], ở một số cơ sở chăn nuôi trong nước bệnh tiêu chảy được đánh giá là tác nhân gây thiệt hại lớn đối với lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa, nhưng tỷ lệ chết ở mức thấp khoảng 10 - 15%.
Nguyễn Khánh Quắc và cs (1993) [21] cho biết, bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh nhưng khả năng chống đỡ bệnh tật kém. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh đường tiêu hóa cho lợn.
Theo Trịnh Thái Nguyên (1994) [18], thuốc HD3 hơn hẳn Chloramphenicol về mặt phòng trị bệnh, dễ điều trị, giá thành rẻ, tỷ lệ khỏi cao.
Theo Từ Quang Hiển và cs (1995) [10], thì phải cho lợn con phải bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống bệnh tật. Trong sữa đầu có Albumin và Globulin cao hơn sữa thường, đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng.
Nguyễn Xuân Bình (1993) [2] cho rằng: việc bổ sung Dextran - Fe cho lợn con có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con, tăng khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cao.
Theo Lê Ngọc Anh và cs (1997) [1], trong bài hiệu quả sử dụng Chloramphenicol nitrofuratein neomycin đối với E. coli cho rằng:
Chloramphenicol neomycin có tác dụng tới E. coli cho kết quả điều trị tốt.
Tác giả Lê Văn Phước (1997) [20] cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli ở lợn con thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và không khí. Do đó để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli thì ngoài biện pháp về dinh dưỡng, thú y cần đảm bảo khí hậu chuồng nuôi thích hợp.
Lê Văn Năm và cs (1998) [15] cho rằng, bệnh tiêu chảy ở lợn con chủ yếu là do trực khuẩn E. coli gây ra. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như
chuồng trại bẩn, sữa đầu ít, chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa không đúng kỹ thuật, bất lợi về thời tiết.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1991) [16] đã dùng Tylosine kết hợp với vaccine để phòng bệnh suyễn lợn. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [17] đã có những nghiên cứu về vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho, khó thở truyền nhiễm ở lợn.
Bệnh sưng phù đầu thường gặp ở lợn con mới sinh vào các giai đoạn tuổi trước và sau cai sữa 1-3 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất đến 100 %
Nguyễn Ngọc Hải và cs (2001) [9] tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng thần kinh, phù mặt ở lợn từ 135 mầu hạch màng treo ruột ở những bệnh phù đầu đã xác định được các type kháng nguyên của 70 gốc E.coli bao gồm:
O138: K81; O139: K82; O141: K45ab; K88; K87.
Trần Thị Hạnh và cs (2002) [8] cho rằng, sử dụng các chế phẩm E. coli - sữa Cl. Perfringens - toxid trong quy trình phòng bệnh tiêu chảy lợn con, kết quả bước đầu cho thấy có tác dụng và hiệu quả rất rõ rệt.
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [11], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: Viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành, là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilus suis, pasteurella septica, Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Smith (1963) [36], vi khuẩn E.coli lần đầu tiên được phát hiện năm 1982 bởi Escherich và được coi là vi khuẩn vô hại sống trong ruột già người và động vật.
Kielstein (1966) [32] và nhiều tác giả khác cho rằng vi khuẩn P.
multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn.
Trong đó chủ yếu là do P. multocida type A gây ra và một phần nhỏ là P.
multocida type D.
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về vi khuẩn E.coli.
Sokol (1981) [37] cho biết, trong quá trình sống vi khuẩn E.coli tiếp nhận các yếu tố gây bệnh, đó là yếu tố gây dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố bám dính (K88, K89 ), yếu tố đường ruột (Ent) và yếu tố kháng sinh (R), các yếu tố này được di truyền bởi các gen trên ADN nằm ngoài chromosome gọi là plasmid theo phương thức tiếp hợp.
Ruth Kennan (1995) [35], đã chứng minh được vai trò gây bệnh đường ruột của E.coli ở lợn con.
Theo Martin Bergeland (1996) [33] chủng E.coli gây bệnh phù thũng tạo ra một hoặc nhiều độc tố (toxin) các độc tố hút từ tĩnh mạch và ảnh hưởng tới huyết áp làm dịch thoát ra từ tĩnh mạch và tích đọng ở nhiều tổ chức của cơ thể. Việc tích đọng ở não là quan trọng hơn cả, nó có thể phá hủy một số tổ chức của não và trong nhiều ca chết gia súc.
Laval A (1997) [27] khi nghiên cứu về bệnh tiêu chảy và nguyên nhân gây bệnh ông cho rằng: Salmonella Choleraesuis, Salmonella typhymurium là hai tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và vỗ béo.