Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn thịt tại trại

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh thường gặp và áp dụng các biện pháp phòng trị trên đàn lợn thịt tại Trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 59 - 64)

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.3. Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn thịt tại trại

Trong quá trình thực tập tại trại, bên cạnh việc tham gia vào công tác phục vụ sản xuất, cùng với sự giúp đỡ của các kỹ sư chăn nuôi, tôi tiến hành theo dõi sổ sách ghi chép của trại và trực tiếp tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn tại trại. Kết quả theo dõi một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nuôi tại trại trong thời gian thực tập được trình bày tại bảng 2.3

Bảng 2.3. Các bệnh thường gặp ở đàn lợn thịt tại trại Tên bệnh

Tháng Viêm phổi Hội chứng

tiêu chảy

Sưng phù

đầu Tổng

6

Số lợn điều tra 114 109 111 334

Số lợn mắc 12 26 12 50

Tỷ lệ (%) 10,52 23,85 10,81 14,97

7

Số lợn điều tra 113 118 110 341

Số lợn mắc 16 34 14 64

Tỷ lệ (%) 14,15 28,81 12,72 18,76

8

Số lợn điều tra 111 113 115 339

Số lợn mắc 19 37 23 79

Tỷ lệ (%) 17,11 32,74 20,00 23,30

9

Số lợn điều tra 110 118 114 342

Số lợn mắc 21 21 20 62

Tỷ lệ (%) 19,09 17,79 17,54 18,12

10

Số lợn điều tra 106 117 106 329

Số lợn mắc 25 22 17 64

Tỷ lệ (%) 23,58 18,80 16,03 19,45

Tổng Số lợn điều tra 554 575 556 -

Số lợn mắc 93 140 86 -

Tỷ lệ (%) 16,78 24,34 15,46 -

Qua bảng 2.3 cho thấy: Tình hình dịch bệnh tại trại diễn biến thay đổi phức tạp theo các tháng. Cụ thể tháng 8 tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn là cao nhất với 79 con mắc, chiếm 23,30 %, tiếp đến là tháng 10 với 64 con mắc chiếm 19,45 %. Đối với tháng 9 và tháng 7 tỷ lệ nhiễm chênh lệch nhau là không cao từ 18,12- 18,76%. Tháng mắc ít nhất là tháng 6 với 50 con mắc chiếm 14,97 %. Đó là do sự thay đổi thất thường của thời tiết trong thời điểm giao mùa, từ đó dẫn tới những yếu tố stress do môi trường dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh trong thời điểm này cao.

Trong 3 bệnh thì bệnh mắc tỷ lệ cao nhất là hội chứng tiêu chảy với 24,34 %, bệnh sưng phù đầu mắc ít nhất với 15,46 %.

Trong thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thấy đàn lợn mắc nhiều bệnh với tỷ lệ khác nhau. Đối với bệnh viêm phổi lợn ở tất cả các tháng đều mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau khá rõ:

Thấp nhất là tháng 6 với tỷ lệ mắc bệnh 10,52 %.

Cao nhất là tháng 10 với tỷ lệ mắc bệnh 23,58 %.

Các tháng 7, 8, 9 có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp tương ứng 14,15 %;

17,11 %; 19,09 %.

Đối với bệnh sưng phù đầu: Tháng mắc cao nhất là tháng 8 với tỷ lệ mắc bệnh là 20,00 %; tháng mắc thấp nhất là tháng 6 với 10,81 %; các tháng còn lại tỷ lệ mắc dao động không nhiều cụ thể là tháng 7 nhiễm 12,72 %, tháng 9 mắc 17,54 %, tháng 10 mắc 16,03 %.

Đối với hội chứng tiêu chảy: Tháng mắc cao nhất là tháng 8 với tỷ lệ 32,74 %, tháng 9 mắc thấp nhất với tỷ lệ 17,79 %.

Qua kết quả điều tra cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. Khí hậu thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra các bệnh trên. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng cao.

Tóm lại: Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhưng các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu, tình trạng stress có vai trò hỗ trợ, giúp phát huy tác dụng gây bệnh của các vi khuẩn gây bệnh, làm cho bệnh phát triển mạnh, nhanh, mức độ lây lan rộng. Và để hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng thì ta cần phải hạn chế được ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, nhất là đối với các tháng có sự thay đổi thời tiết đột ngột.

2.4.4. Ứng dụng một số phác đồ điều trị đối với đàn lợn mắc bệnh

Hiện nay kháng sinh như một công cụ đắc lực của người chăn nuôi trong điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm, tuy nhiên một số hạn chế rất lớn của chúng trong điều trị bệnh đó là hiện tượng kháng và nhờn thuốc khi sử dụng.

Vì vậy, trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của các bác sỹ thú y, các kỹ

sư chăn nuôi tại trại, chúng tôi đã trực tiếp lập ra những phác đồ để điều trị bệnh cho lợn, kết quả được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp

STT Bệnh Thuốc dung

1 Viêm phổi

Phác đồ 1 Tylosin 200 Injection Phác đồ 2 Hanceft

2 Hội chứng tiêu chảy

Phác đồ 3 Qm neolin Phác đồ 4 Erofloxacin

3 Sưng phù đầu

Phác đồ 5 Genorfcoli Phác đồ 6 Norfacoli 2.4.5. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị

Bảng 2.5. Kết quả điều trị bệnh viêm phổi ở đàn lợn thịt nuôi tại trại

STT Chỉ tiêu ĐVT Phác đồ 1 Phác đồ 2

1 Số lợn điều trị Con 47 46

2 Số lợn khỏi bệnh Con 44 40

3 Tỷ lệ khỏi bệnh % 91,48 86,95

4 Số ngày điều trị Ngày 3,48 4,04

Qua bảng 2.5 chúng ta thấy kết quả điều trị bệnh viêm phổi của hai loại thuốc Tylosin 200 Injection và Hanceft là rất cao.

Qua theo dõi chúng tôi đã phát hiện 93 lợn mắc bệnh, chúng tôi đã cách ly và chia làm hai lô điều trị.

Kết quả là 47 lợn được điều trị bằng Tylosin 200 Injection thì có 44 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 91,48 %; 46 lợn điều trị bằng Hanceft thì có 40 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 86,95 %.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khoẻ mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ho, tần số hô hấp và nhịp thở trở lại bình thường.

Qua bảng trên ta thấy sử dụng phác đồ 1 là thuốc Tylosin 200 Injection để điều trị bệnh đường hô hấp đem lại hiệu quả điều trị cao hơn (4,81 %) và thời gian điều trị cũng ngắn hơn (1,1 ngày) so với thuốc Hanceft.

Bảng 2.6. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn thịt nuôi tại trại

STT Chỉ tiêu ĐVT Phác đồ 3 Phác đồ 4

1 Số lợn điều trị Con 70 70

2 Số lợn khỏi bệnh Con 59 65

3 Tỷ lệ khỏi bệnh % 83,92 92,98

4 Số ngày điều trị Ngày 4,67 3,25

Qua theo dõi chúng tôi đã phát hiện 140 lợn mắc bệnh, chúng tôi đã cách ly và chia làm hai lô điều trị.

Kết quả là 70 lợn được điều trị bằng phác đồ 3 thì có 59 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 83,92 %; 70 lợn điều trị bằng phác đồ 4 thì có 65 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 92,98 %.

Qua bảng trên ta thấy sử dụng phác đồ 4 để điều trị hội chứng tiêu chảy đem lại hiệu quả điều trị cao hơn (8,57 %) và thời gian điều trị cũng ngắn hơn (1,42 ngày) so với phác đồ 3.

Bảng 2.7. Kết quả điều trị bệnh sưng phù đầu ở đàn lợn thịt nuôi tại trại

STT Chỉ tiêu ĐVT Phác đồ 5 Phác đồ 6

1 Số lợn điều trị Con 43 43

2 Số lợn khỏi bệnh Con 40 41

3 Tỷ lệ khỏi bệnh % 93,02 95,34

4 Số ngày điều trị Ngày 4,90 3,85

Qua theo dõi chúng tôi đã phát hiện 86 lợn mắc bệnh, chúng tôi đã cách ly và chia làm hai lô điều trị.

Kết quả là 43 lợn được điều trị bằng phác đồ 5 thì có 40 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 93,02 %; 43 lợn điều trị bằng phác đồ 6 thì có 41 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 95,34 %.

Qua bảng trên ta thấy sử dụng phác đồ 6 để điều trị bệnh sưng phù đầu đem lại hiệu quả điều trị cao hơn (2,32 %) và thời gian điều trị cũng ngắn hơn (1,05 ngày) so với phác đồ 5.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc một số bệnh thường gặp và áp dụng các biện pháp phòng trị trên đàn lợn thịt tại Trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)