7. Kết cấu của luận văn
3.3. Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó có tội phạm chế
Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/7/1998 có ghi:
"tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội" [6]. Thực hiện kế hoạch đó, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phối hợp với các cơ quan hữu quan, đoàn thể, tổ chức quần chúng phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn". Với tinh thần đó phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc phải được tiến hành thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, bằng cách thông qua các tổ chức an ninh thôn, xóm, tổ dân phố, thành lập tổ tự quản trong từng thôn xóm, khối phố để tích cực tố giác tội phạm, cảnh giác với các phần tử nghi vấn, tích cực truy bắt kẻ phạm tội khi có các hành vi liên quan đến vật liệu nổ xảy ra. Các cấp chính quyền cần có hình thức khen thưởng xứng đáng những quần chúng tích cực. Phải có kế hoạch và phương pháp bảo vệ sát sao quyền lợi của người dân, không để bọn tội phạm trả thù những người đã tố giác chúng.
Đấu tranh chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn xã hội, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ này. Để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, ngành Công an có trách nhiệm tổ chức phối hợp để các ngành, các cấp tham gia đấu tranh chống tội phạm, theo đó lực lượng Công an cần làm tốt các mặt công tác sau đây:
- Xây dựng thế trận an ninh nhân dân phục vụ công tác phòng chống tội phạm: Xuất phát từ quan điểm của Đảng "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", đấu tranh, phòng chống tội phạm là một bộ phận của cách mạng, nên cũng là sự nghiệp của quần chúng, do vậy phải tổ chức để quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Trên cơ sở các hội đồng bảo vệ an ninh trật tự đã được thành lập ở các xã, thị trấn, cần củng cố và phát triển tổ chức này để làm nòng cốt, qua đó vận động các ngành, các đoàn thể ở cơ sở tham gia vào công tác phòng chống tội phạm.
Kiện toàn tổ chức cơ sở xã hội, cư dân ở mỗi cộng đồng ở nông thôn cũng như ở thành thị. Nó là tổ chức tự quản của cư dân, có chức năng xã hội, mỗi người đều lớn lên và sống trong tổ chức cơ sở đó, nó không những hình thành nên hành vi xã hội của mỗi người trong tổ chức cơ sở đó, mà còn chế
ớc, ràng buộc hành vi xã hội của mỗi người. Như vậy kiện toàn tổ chức cơ sở, tăng cường cơ cấu và chức năng của tổ chức cơ sở là biện pháp cơ bản để khắc phục chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Trước mắt, cần tập trung xây dựng mô hình thí điểm ở những tuyến, địa bàn phức tạp hay xảy ra các vụ phạm tội liên quan đến vật liệu nổ để rút kinh nghiệm và phát triển rộng ra trong toàn tỉnh, huyện tạo thành một thế trận liên hoàn, khép kín trên các tuyến, địa bàn, hạn chế hoạt động của các đối tượng phạm tội.
Thông qua mô hình thế trận an ninh nhân dân, cần thường xuyên tăng cường việc giáo dục pháp luật trong quần chúng, nhằm làm cho họ có trình độ hiểu biết về pháp luật, từ đó mà thực hiện nghiêm chỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội, thu hút nhân dân tham gia bảo vệ trật tự trị an, phát giác và tố giác tội phạm. Phát động sự giám sát của quần chúng cũng vô cùng quan trọng, bất cứ hành vi phạm tội nào đều là hành vi có thể trông thấy, phát động để quần chúng giám sát, đó là cách tốt nhất để phát hiện việc phạm tội, cũng là áp lực lớn nhất đối những đối tượng có ý định phạm tội, khiến cho họ không dám phạm tội. Đối với quần chúng nhân dân, bên cạnh việc động viên, khích lệ họ tham gia công tác phòng chống tội phạm, đồng thời cần phải có biện pháp bảo vệ họ, trừng trị kịp thời, nghiêm khắc những hành vi đe dọa nhân chứng, trả thù người tố giác, phải làm cho nhân dân thật sự trở thành tai mắt của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Từ những vấn đề nêu trên có thể nhấn mạnh, tạo điều kiện để cho quần chúng tham gia chống tội phạm trở thành một nhu cầu tự nhiên chứ không phải do một sự cổ vũ hay thúc ép nhất thời nào hoặc chỉ khi nào quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Đối với vụ án tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, qua đánh giá thực trạng có thể thấy, hiệu
quả khám phá và đưa ra xử lý chỉ mới ở mức 20% đến 25%. Để công tác điều tra, truy tố, xét xử đạt hiệu quả cao hơn, trước hết cần nhận thức đúng đắn về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, phải xác định đây là loại tội phạm rất phức tạp và tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội. Từ sự nhận thức đó, khi có vụ án liên quan đến vật liệu nổ xảy ra phải khẩn trương kiểm tra, xác minh và lập kế hoạch điều tra kịp thời, phải đẩy mạnh công tác điều tra khám phá, công tác điều tra phải tiến hành triệt để, khách quan, toàn diện. Từ đó có cơ sở truy tố người phạm tội và xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm. Để làm được điều đó, trong thời gian tới, phải làm tốt mấy vấn đề sau đây:
- Làm tốt công tác quản lý cán bộ, rà soát điều chỉnh lại biên chế, bố trí sắp xếp cán bộ theo hướng tăng cường lực lượng chiến đấu, hướng về cơ sở. Tập trung chỉ đạo, củng cố, hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, tổ chức bộ máy cho hợp lý, khoa học, có hiệu quả. Trong tình hình hiện nay cần chú trọng củng cố, tăng cường lực lượng cho cán bộ cấp quận, huyện. Bởi vì đây là cấp chủ yếu điều tra, truy tố, xét xử tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
- Phải đảm bảo tất cả các cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức sâu rộng, nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, làm chủ các phương tiện kỹ thuật, có bản lĩnh vững vàng trong chiến đấu. Để làm được điều đó cần rà soát để xác định đơn vị nào còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng cần được bổ sung và đầu tư thích đáng cho việc đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên mở các lớp chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ trong cả nước và mở các cuộc hội thảo về phương pháp đấu tranh, những kinh nghiệm hay, những sáng kiến mới, những thông tin về thủ đoạn mới của tội phạm nói chung và tội phạm liên quan đến vật liệu nổ nói riêng. Thông qua việc rà soát đánh giá năng lực cán bộ, những
đồng chí nào có biểu hiện sai phạm cần uốn nắn kịp thời, nếu vi phạm nặng có thể phải xử lý kỷ luật đúng mức. Đồng thời phải khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.
- Bên cạnh yếu tố con người, lãnh đạo Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các địa phương cần quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất của cán bộ, có như vậy mới đảm bảo cho cán bộ yên tâm công tác, đặc biệt là khi thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất với các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện cần thiết như nơi làm việc, phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc và các điều kiện khác để phục vụ công tác.
Qua dự báo tình hình tội phạm chúng ta thấy, tội phạm trộm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ ngày càng phức tạp, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, địa bàn hoạt động tội phạm mở rộng do đó tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ chắc chắn sẽ tăng và trong đó án không rõ thủ phạm chiếm tỷ lệ cao. Để công tác điều tra, truy tố, xét xử đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, cần tăng cường công tác quản lý đối tượng theo tuyến, địa bàn trọng điểm. Xây dung các chuyên án cụ thể theo từng đối tượng, từng vụ việc, có kế hoạch phối hợp tốt giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để công tác giải quyết các loại án liên quan đến vật liệu nổ chính xác, nhanh chóng.