Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan tƣ pháp, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, truy tố,

Một phần của tài liệu Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 102 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.6. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan tƣ pháp, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, truy tố,

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức phải thực hiện nghiêm túc từ khâu tuyển chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng lại chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống cho đội ngũ cán bộ, công chức.

Xây dựng kế hoạch công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong ngành tư pháp, tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức; góp phần chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành; chế độ tự phê bình và phê bình; rà soát chính trị nội bộ, thẩm tra xác minh thu thập tài liệu với mục đích tham gia chống mọi âm mưu, thường xuyên thực hiện việc rà soát lý lịch cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn. Cần bảo đảm thực hiện đúng, kịp thời chế độ tiền lương và các loại phụ cấp khác như:

Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên công tác, chế độ bồi dưỡng, chế độ trang phục... đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Các điều kiện làm việc cũng được từng bước cải thiện tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các cơ quan tư pháp. Đồng thời, khi phát hiện cán bộ, công chức có biểu hiện sai lệch về chuyên môn, đạo đức, cần kịp thời ngăn chăn hậu quả xảy ra và xử lý hành vi vi phạm của cán bộ, công chức đó.

Mặt khác, trong thời gian qua sự phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân là khâu yếu nhất trong công tác điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của công dân vẫn còn yếu và chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy điều cần thiết nhất là cần có quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với các cơ quan nhà nước, với các tổ chức xã hội và công dân.

Sự phối hợp của cơ quan tiến hành tố tụng và cán bộ của các cơ quan đó với các bộ, ngành, các cơ quan ở địa phương, tổ chức khác trong việc ngăn chặn các nơi mà người phạm tội có thể xuất hiện là yêu cầu cấp bách trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các tội liên quan đến vật liệu nổ.

Phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án là phối hợp các hoạt động và trao đổi thông tin giữa các thành viên tham gia vào các

hoạt động tố tụng. Khi thực hiện nhiệm vụ, tất cả các thành viên phải cùng nghiên cứu, phân tích các thông tin, có sự phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan đó với nhau, với các cơ quan chuyên môn liên quan đến vật liệu nổ đó.

Trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân có ý nghĩa quan trọng bởi vì các đối tượng này có thể giúp cơ quan điều tra phát hiện người làm chứng, tổ chức công tác bảo vệ hiện trường, quan sát theo dõi địa điểm, nơi người phạm tội có thể xuất hiện và nơi cất giấu vật liệu nổ, xác định người phạm tội... Để phát huy được tác dụng của các cơ quan, tổ chức... này thì cán bộ tiến hành điều tra, truy tố, xét xử phải gặp gỡ và thông báo cho họ biết về các đặc điểm nhận dạng của thủ phạm, tiến hành lấy lời khai, thông báo về việc xét xử…

Để phát huy sức mạnh của các lực lượng, các phương tiện của ngành và các tổ chức xã hội tham gia trong công tác điều tra, khám phá tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, Cơ quan tiến hành tố tụng cần xây dựng kế hoạch và phương án tham gia của các lực lượng đó để họ phối hợp, thực hiện.

Một vấn đề cũng tác động không nhỏ đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án hình sự nói chung và vụ án phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ nói riêng đó là quan hệ phối hợp giữa Cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khác. Mặc dù Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong việc phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, nhưng trên thực tế sự phối hợp này còn rất hạn chế. Bởi vì các cơ quan nhà nước cho rằng đó không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ cho nên có điều kiện thì giúp đỡ còn không có điều kiện thì thôi. Do không có chế tài cho nên trong những trường hợp này cơ quan tiến

hành tố tụng không thể ép buộc họ. Vậy để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong quan hệ phối hợp này, theo chúng tôi trong các văn bản pháp luật cần có những chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh như:

Nếu có điều kiện mà không phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng khi có yêu cầu thì tùy mức độ có thể khiển trách, cảnh cáo, thậm chí cách chức đối với thủ trưởng cơ quan. Chỉ khi có những ràng buộc như vậy thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội mới phát huy trách nhiệm của mình trong quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống tội phạm.

Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án vụ án hình sự nói chung, vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ nói riêng cần phải tạo ra cơ chế và cơ sở pháp lý cho quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan, tổ chức khác. Theo đó, cần tổng kết kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, đánh giá thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tố tụng để qua đó đề xuất xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Quy chế phối hợp. Trong quy chế này phải xác định rõ các tiêu chí sau đây:

- Mục đích quan hệ phối hợp;

- Nguyên tắc phối hợp;

- Nội dung, hình thức phối hợp;

- Chủ thể phối hợp (các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan chủ trì);

- Nhiệm vụ của các chủ thể trong quan hệ phối hợp và trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện nhiệm vụ trong quan hệ phối hợp điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án.

Chỉ có trên cơ sở pháp lý nh vậy thì quan hệ phối hợp hoạt động giải quyết vụ án hình sự nói chung và giải quyết vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ nói riêng mới đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)