PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 40)

2.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành kinh tế chính trị. Phép biện chứng duy vật tuân thủ nguyên tắc vật chất quyết định ý thức, vì vậy cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng chứ không bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu xem xét các quá trình kinh tế, các hiện tượng kinh tế trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không có quá trình nào tách rời, cô lập với quá trình nào, tạo nên tính thống nhất trong sự phát triển kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang luôn đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế, khả năng cạnh tranh, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực của địa phương… Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó có ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế và ngược lại. Bên cạnh đó các ngành kinh tế là nông

nghiệp – công nghiệp - dịch vụ luôn gắn bó mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của địa phương.

- Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu sự chuyển biến tích cực của cơ cấu kinh tế địa phương khi mỗi ngành tích lũy đủ các yếu tố cho quá trình chuyển dịch, đó là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ qua từng giai đoạn tương ứng với từng điều kiện lịch sử cụ thể, và phù hợp với yêu cầu phát triển tất yếu của địa phương.

2.1.2. Phương pháp luận duy vật lịch sử

- Để nắm rõ nguyên nhân phát sinh, diễn biến của các nhân tố kinh tế trong một giai đoạn, trong một khoảng thời gian, không gian cụ thể, cần vận dụng quan điểm duy vật lịch sử để đánh giá chính xác về hiện trạng hiện tại và đưa ra những dự báo mang tính định hướng đúng đắn trong tương lai.

- Sử dụng phương pháp duy vật lịch sử giúp xác định hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quá trình kinh tế đã và đang diễn ra, thấy được bản chất của mỗi quá trình kinh tế đó. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang có sự chuyển biến tích cực theo không gian và thời gian. Đây là việc nghiên cứu sự chuyển dịch giữa các ngành công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ từ năm 2005 -2014, dự báo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2020.

2.1.3. Phương pháp thu thập tài liệu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu với nhiều hình thức khác nhau: Thông qua tài liệu sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện, và các sở ban ngành của tỉnh Tuyên Quang và một số địa phương

khác, để có các thông tin, số liệu cụ thể về cơ cấu kinh tế của các ngành và tiểu ngành trong sự phát triển của kinh tế địa phương.

2.1.4. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Trên cơ sở những tài liệu và dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích định tính, định lượng các dữ liệu đó; đồng thời xử lý dữ liệu theo một hệ thống liền mạch, rõ ràng.

Phân tích định tính là nghiên cứu các dữ liệu cần thu thập mà không thể đo bằng số lượng nhằm trả lời các câu hỏi như: vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Tuyên Quang? Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành ở địa phương trong những năm gần đây như thế nào? Làm thế nào để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu của địa phương?...

Phân tích định lượng là nghiên cứu các dữ liệu cần thu thập ở dạng số lượng nhằm trả lời cho các câu hỏi như: tỷ trọng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngành của Tuyên Quang hiện nay là bao nhiêu? Giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ giai đoạn 2005- 2014 là bao nhiêu?...

2.1.5. Phương pháp so sánh, đánh giá số liệu

Trên cơ sở những số liệu, dữ liệu đã được phân tích và xử lý, tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu chúng với nhau.

Đó là việc so sánh tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ với nhau; so sánh tỷ trọng các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong nội bộ ngành nông nghiệp ; so sánh tỷ trọng các tiểu ngành thương mại, du lịch…trong nội bộ ngành dịch vụ. Số liệu, dữ liệu so sánh được xác định qua các mốc thời điểm từ năm 2005 đến năm 2014 với các số tuyệt đối, số

tương đối, số bình quân… Hình thức so sánh là lập bảng biểu so sánh, tính toán bằng công thức chuyển từ số tuyệt đối sang số tương đối.

Từ đó đưa ra những đánh giá nhận định về thông tin thu thập được của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014.

2.1.6. Phương pháp dự báo

Căn cứ vào quá trình phân tích định tính, phân tích định lượng, so sánh đánh giá về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng và phát triển kinh tế của Tuyên Quang nói chung trong thời gian tới.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tổng hợp giai đoạn 2005 – 2014, được thực hiện tại thời điểm năm 2014 trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)