Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2005-2014
3.3. Thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014
4.1.1. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2014-2020
* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến: Phát triển ngành chế biến nông, lâm sản trở thành kinh tế ngành mang tính chiến lược của tỉnh và có kế hoạch phát triển phù hợp để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. Tập trung vào công nghiệp chế biến chè, đổi mới công nghệ các công
ty chè Tân Trào, Sông Lô, Tháng 10, Hưng Anh; nâng cao chất lượng sản phẩm chè, sản xuất các loại chè đặc sản. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa hoạt động của Nhà máy giấy An Hòa, ưu tiên chế biến gỗ tinh chế xuất khẩu;
sản xuất bột giấy và giấy, tạo sự đột phá trong phát triển công nghệ chế biến.
Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của nhà máy đường Sơn Dương, Bình Xa.
* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng tăng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung đầu tư các sản phẩm có nhu cầu lớn như xi măng, bột barit, gạch tuynel, gạch không nung, bột đá siêu mịn, gạch granit... Cần đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường các nhà máy: Xi măng Tuyên Quang; Tràng An; Sơn Dương; Nhà máy bột Barit Sơn Dương; đầu tư mới các nhà máy sản xuất gạch tuynel Thái Sơn, Kim Xuyên, Viên Châu và nâng cao công suất các nhà máy hiện có.
* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:
Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên địa bàn. Tập trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và xuất khẩu như: quặng sắt, barit, thiếc, kẽm - chì, mangan, cao lanh fenspat...
* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp điện, cơ khí, luyện kim:
Phát triển công nghiệp luyện phôi thép tại cụm công nghiệp Long Bình An từ quặng sắt địa phương kết hợp với quặng sắt nhập khẩu, hoàn thành đưa vào sử dụng dây chuyền cán thép Tân Châu để có các sản phẩm thép chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất: Phát triển công nghiệp sản xuất phân vi sinh từ than bùn và từ phế liệu của các nhà máy đường. Củng cố cơ sở sản xuất bột kẽm trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu tại địa phương.
* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề như dệt thổ cẩm tại Chiêm Hóa, Na Hang, Hàm Yên; các sản phẩm mang sắc thái văn hóa đặc thù của địa phương như mành cọ Hàm Yên, mây giang đan Sơn Dương, cót lá Nông Tiến... để khai thác, sử dụng các vật liệu sẵn có của địa phương và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển mạnh các dịch vụ rèn, gò, hàn, sản xuất cửa hoa, kính khung nhôm các dịch vụ sửa chữa cơ khí ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, cụm xã; đầu tư các cơ sở sản xuất nông cụ theo quy mô tổ, nhóm, hộ gia đình ở những nơi không có điều kiện cơ giới hóa.
* Phương hướng phát triển ngành khu cụm công nghiệp:
Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An: Là một tổ hợp bao gồm các khu công nghiệp tập trung khu dịch vụ và khu đô thị mới, đầu tư mới thuộc các ngành: Công nghiệp giấy và bột giấy; công nghiệp chế biến gỗ; công nghiệp luyện phôi thép, cơ khí chế biến khoáng sản...
Cụm công nghiệp Sơn Nam (huyện Sơn Dương): Đây là điểm thuận tiện để thu hút các dự án đầu tư về công nghiệp chế biến khoáng sản như:
fenspat; vonfram; về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: Gạch ốp lát cao cấp, gạch không nung, bê tông đúc sẵn, công nghiệp may, công nghiệp nhựa...
Cụm công nghiệp Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa): Các nhà máy chế biến thực phẩm, lâm sản quy mô vừa và chế biến khoáng sản như: ăntimon, mangan; các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp...
Cụm công nghiệp Na Hang: Xây dựng các nhà máy chế biến bột barite, chế biến lâm sản may, tre đan; chế biến thủy sản; cơ khí sửa chữa, chế tạo phương tiện thủy...
Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Hàm Yên: Xây dựng các nhà máy chế biến nước cam; chế biến gỗ; chế biến khoáng sản và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp...