Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2005-2014
3.3. Thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014
4.1.2. Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp chính giai đoạn 2014-2020
* Phương hướng phát triển ngành trồng trọt
Cây lương thực: Sử dụng hiệu quả hiện tích gieo trồng cây lương thực, tăng sản lượng ở mức hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực, có dự trữ, đảm bảo thức ăn chăn nuôi.
Cây công nghiệp: Quy hoạch vùng sản xuất lạc, đậu tương tại huyện Chiêm Hóa và thực hiện việc chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng lạc và đậu tương.
Cây công nghiệp lâu năm: Quy hoạch mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía, cây chè. Đầu tư thâm canh diện tích cây ăn quả, mở rộng diện tích hợp lý ở những vùng sinh thái phù hợp và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
* Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi, từng bước nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, như sau:
Đàn trâu: Xây dựng và thực hiện dự án nhân thuần, chọn lọc đàn trâu để nhằm bảo tồn nguồn gen quý của giống trâu Tuyên Quang tạo ra vùng giống trâu tốt; phát triển đàn trâu theo hướng kiêm dụng.
Đàn bò: Trên cơ sở đàn bò Brahman đã nhập tiếp tục phát triển sản xuất bò giống cung cấp cho các đơn vị và cá nhân tại các huyện, thị xã nuôi với mục đích tiếp tục nhân giống để sản xuất mở rộng và sản xuất thị chất lượng cao cho thị trường. Đồng thời chọn lọc con đực giống tốt để phối giống cải tạo cho đàn bò địa phương tại các xã trong tỉnh không có điều kiện thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tiếp tục cho nhân giống giữa đàn bò cái nền giống địa phương với bò đực Sind để nâng dần tầm vóc cho bò cái vàng địa phương.
Đàn lợn: Phát triển nuôi lợn hướng nạc chất lượng cao. Đẩy mạnh chương trình Móng Cái hóa đàn lợn nái, để có được đàn lợn nái chất lượng cao, đặc biệt là đàn nái hạt nhân. Quan tâm đến chọn lọc để sản xuất lợn nái Móng Cái hậu bị.
Đàn gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm với quy mô hợp lý, tăng hiệu quả chăn nuôi, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư cho xí nghiệp, cơ sở vật chất đảm bảo chăn nuôi gia cầm giống (giống ông bà) để sản xuất giống bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống gia cầm thương phẩm trên toàn tỉnh.
* Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp
Đầu tư phát triển lâm nghiệp; tiếp tục thực hiện việc giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài; thực hiện trồng rừng sản xuất bằng các loại cây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị trường tiêu thụ; thực hiện trồng rừng liền khu, liền khoảnh để tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy giấy và bột giấy An Hòa. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh rừng, làm giàu bằng nghề rừng. Tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng, tăng nhanh diện tích đất có rừng, đưa độ che phủ của rừng. Làm tốt công tác bảo vệ rừng đi đôi với khai thác sử dụng hợp lý vốn rừng; tận dụng sản phẩm phụ trong trồng và khai thác rừng; đảm bảo cho người trồng rừng có cuộc sống ổn định và phát triển.
* Phương hướng phát triển ngành thủy sản
Tận dụng mặt nước sông, suối, các công trình thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu khả năng nhân giống, kỹ thuật nuôi một số loài cá đặc sản của địa phương để ứng dụng vào thực tiễn. Trong thời gian tới mở rộng diện tích nuôi thả cá, kết hợp với việc thâm canh và phòng dịch để nâng cao sản lượng cá thịt hàng năm. Thực hiện phát triển vùng sản xuất nuôi thủy sản theo hình thức công nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đối với diện tíc vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Đầu tư, nâng cấp trại cá giống Hoàng Khai thành trại trung tâm sản xuất cá giống và nghiên cứu khảo nghiệm, ứng dụng tiễn bộ khoa học, kỹ thuật, cung cấp cá giống. Nâng cấp tu sửa trại cá Sơn Dương, hàm Yên, Thành phố Tuyên Quang.