Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2005-2014
4.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội
Một là, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh đến năm 2020
Tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015. Để phù hợp với tình hình mới và phù hợp với quy hoạch
chung của tỉnh cần thiết phải tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Hai là, hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất theo tiểu vùng
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh có thể phân chia các tiểu vùng sau:
Tiểu vùng phát triển Du lịch - sinh thái, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thực phẩm sạch bao gồm các huyện: Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn.
Tiểu vùng phát triển công nghiệp - Dịch vụ công nghiệp, bao gồm các huyện Na Hang, Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang. Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, hàng dệt may xuất khẩu; phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, tiến tới phát triển các dịch vụ cao cấp (Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông) phục vụ nhu cầu trong tỉnh và nhu cầu dịch vụ của các khu công nghiệp.
Tiểu vùng phát triển Công nghiệp chế biến - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Yên Sơn. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gỗ, hàng dệt may xuất khẩu; sản xuất rau quả, thực phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh.
Ba là, hoàn thiện hệ thống đô thị và các điểm dân cư
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch hình thành các thị xã, thị trấn, thị tứ. Nhiệm vụ xây dựng các khu đô thị, cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ trong những năm tới cần tập trung vào quy hoạch nâng thành phố Tuyên Quang thành đô thị loại 3, nâng thị trấn Na Hang lên thành
Thị xã; đồng thời cải tạo các khu vực nông thôn ở các xã và cụm xã đã hình thành lâu đời thành các khu thị trấn, thị tứ mới.
Đối với khu dân cư (thôn, bản, xóm) cũ phải tiến hành quy hoạch hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc.
Quy hoạch cơ sở hạ tầng nên xem xét đồng bộ các hạng mục để đảm bảo đầu tư với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả mang lại cao nhất. Cần chỉnh trang lại hệ thống giao thông thôn xóm sao cho chiều rộng tối thiểu cần đạt cho xe ô tô dễ ràng vào được. Trước mắt cần cắm mốc đường giao thông để người dân khi xây dựng các công trình nhà cửa cần phải tuân thủ. Việc đưa ra một kiến trúc mới về xây dựng nhà cửa ở khu dân cư cũng cần được các cấp chính quyền quan tâm và chỉ đạo. Khi rà soát quy hoạch các khu dân cư cũng phải tính đến quy hoạch các nhà văn hóa, thư viện, sân chơi, trạm y tế, khu xử lý rác thải theo tiêu chuẩn.
Bốn là: Hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa...
Hạ tầng cơ sở góp phần vào phát triển kinh tế thông qua việc các tổ chức, cá nhân được tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, có ý nghĩa to lớn với an ninh quốc phòng. Vì vậy, quy hoạch kết cấu hạ tầng phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế nói chung và từng ngành nói riêng và cần phải có các bước đi phù hợp.
Phát triển kết cấu hạ tầng cần một nguồn vốn tương đối lớn, trong khi tỉnh còn nghèo, vì vậy cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; ưu tiên đầu tư cho
các công trình cấp bách phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân như giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước, trường học, y tế...
Đảm bảo hiệu quả chung cao nhất cho nền kinh tế, các công trình cần phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, phát huy tác dụng lẫn nhau, ít nhất là giữa thủy lợi và giao thông, giao thông và cấp thoát nước ở khu dân cư, cung cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc. Đồng thời cần phân kỳ đầu tư hợp lý đảm bảo vừa khai thác các công trình hiện có, vừa có các bước đi thích hợp trong xây dựng các công trình mới có một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại không manh mún chắp vá.