Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.4. Về người Mường ở Bá Thước, Thanh Hoá
31
Thanh Hoá là tỉnh địa đầu của khu vực Bắc Trung bộ, còn là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, nối đồng bằng Bắc Bộ với dải đất miền Trung dài và hẹp, có tọa độ địa lý 19022’ đến 240 vĩ độ Bắc và 104025’ đến 10603’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình (từ xã Tam Chung - huyện Mường Lát đến xã Nga Tiến - huyện Nga Sơn dài 202 km); phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào) với 192 km đường biên giới (từ xã Tam Chung - huyện Mường Lát đến xã Bát Mọt - huyện Thường Xuân); phía Nam giáp tỉnh Nghệ An (từ xã Hải Thƣợng - huyện Tĩnh Gia đến xã Xuân Liên - huyện Thường Xuân dài 157 km); và phía Đông giáp biển Đông (từ xã Nga Tiến - huyện Nga Sơn đến xã Hải Thƣợng - huyện Tĩnh Gia dài 102 km).
Thanh Hoá có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, có đầy đủ các địa hình: vùng núi, trung du, đồng bằng và ven biển tương ứng với các hệ sinh thái. Khí hậu Thanh Hoá thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Hàng năm lại có từ 20 đến 30 ngày gió khô nóng từ Lào thổi sang. Mùa mƣa bão tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 240C ở vùng đồng bằng và giảm dần ở khu vực miền núi xuống tới 200C, lạnh nhất vào tháng 1 (17 - 180C). Hệ thống sông suối dày đặc theo kiểu hình lông chim (hình rẻ quạt), với các hệ thống sông chính nhƣ sông Mã, sông Luồng, sông Bưởi, sông Chu… tạo nên sự chia cắt địa hình đa dạng.
Thanh Hoá là vùng đất cổ, con người đã có mặt ở đây từ rất sớm và phát triển liên tục kéo dài từ thời tiền sử gắn liền với văn hoá núi Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn cho đến mãi thời kỳ văn hoá Đông Sơn gắn liền với nhà nước Văn Lang - Âu Lạc của các vua Hùng sau này và tiếp tục phát triển đến ngày nay.
Trong các giai đoạn lịch sử, sự giao thoa văn hoá và di cư, nhập cư tộc người từ Thanh Hoá đến các khu vực khác và ngược lại diễn ra thường xuyên và có tính quy luật, tạo cho dân cư Thanh Hoá đa dạng về mặt tộc người. Cho đến hiện nay ở Thanh Hoá có 7 tộc người (Kinh, Mường, Thái, Hmông, Thổ, Dao, Khơ mú) đang cùng nhau sinh sống. Dân số năm 2007 của tỉnh Thanh Hoá là 3.697.227 người, với mật độ dân số 332 người/km2. Trong đó dân số của 11 huyện miền núi là 908.023 người, chiếm khoảng 1/4 dân số toàn tỉnh.
32
Miền núi Thanh Hoá là một khu vực rộng lớn với diện tích 7.839 km2 (chiếm 3/4 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đây là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là tài nguyên rừng. Nếu xét dưới góc độ sinh thái thì đây là khu vực của rừng mƣa nhiệt đới với hệ sinh thái phổ tạp. Vì vậy, thảm thực vật và quần thể động vật rất phong phú, tạo điều kiện cho con người có cuộc sống định cư với sự xuất hiện sớm của nghề nông ở những vùng sinh thái thung lũng, đặc biệt là ở các thung lũng đầu nguồn hoặc phụ lưu các sông lớn tiêu biểu như mường Ca Da (huyện Quan Hoá), mường Khoòng, mường Ống, mường Khô (huyện Bá Thước), mường Đèng, mường Chánh (huyện Lang Cánh).v.v…
Người Mường ở Thanh Hóa sống rải rác ở 11 huyện miền núi và một số xã miền xuôi. Tập trung đông nhất ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Nhƣ Thanh (xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân bố các tộc người ở 11 huyện miền núi Thanh Hoá Tên đơn vị
Dân số các dân tộc tính đến ngày 31/12/2007
Kinh Mường Thái Hmông Thổ Dao Khơ-
mú
1. Mường Lát 1813 1012 14288 13140 - 830 778
2. Quan Hoá 4437 11240 28620 700 - - -
3. Quan Sơn 4122 1970 28743 915 - - -
4. Bá Thước 17596 52469 33384 - - - -
5. Lang Chánh 6178 18911 23150 - - - -
6. Cẩm Thuỷ 54718 54965 - - - 3467 -
7. Thạch Thành 71702 75281 45 - 10 30 -
8. Ngọc Lặc 48803 93646 1041 - - 1820 -
9. Thường Xuân 34772 3090 47618 - - - -
10. Nhƣ Xuân 24147 4245 24422 - 9840 - -
11. Nhƣ Thanh 49548 23040 12502 - 1430 - -
Cộng 317.836 339.869 213.813 14.755 11.280 6.147 778 Nguồn: Ban Dân tộc, tỉnh Thanh Hoá
Địa bàn cư trú của người Mường Thanh Hóa chủ yếu là vùng bán sơn địa, ven các lưu vực sông Mã, sông Chu, sông Âm, sông Cầu Chày, sông Bưởi, sông Mực. Ở vùng này có những thung lũng lớn, đất đai màu mỡ, có những bãi bồi ven sông. Vì vậy ở đây con người đến tụ cư từ rất lâu đời và phát triển sớm nghề nông trồng lúa nước và trồng các cây hoa màu như ngô, khoai các loại ven sông, ven
33
suối. Bên cạnh canh tác ruộng nước người Mường còn kết hợp canh tác nương rẫy.
Rừng phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều muông thú. Hệ thống sông suối mang lại nguồn lợi lớn cá, tôm, cua, ốc…
Người Mường ở Thanh Hóa hiện có dân số khoảng 35 vạn người(1). Xưa kia họ sống chủ yếu ở các mường cổ, mường lớn như mường Phấm, mường Gianh, mường Vẩm, mường Vong, mường Kìm, mường Cợi, mường Trác…(huyện Cẩm Thủy), mường Ne (Yên Định), mường Chénh (Mường Chánh), mường Khạt, mường Giao Lão… (huyện Lang Chánh), mường Rặc, mường Ngòn, mường Mèn, mường Tẹ, mường Vó, mường Thi, mường Àn, mường Lập (Ngọc Lặc), mường Đủ, mường La Khơn, mường Đẹ, mường Khủ, mường Vôn… (huyện Thạch Thành), mường Lân Ru (huyện Như Xuân), mường Ống, mường Ai, mường Khô, mường Tiền, mường Truổi…(huyện Bá Thước)… Sau này có một bộ phận người Mường từ tỉnh Hòa Bình di cư vào Thanh Hóa. Bộ phận này sống chủ yếu ở các huyện Thạch Thành, Nhƣ Thanh và một số huyện khác. Quá trình di cƣ này diễn ra chủ yếu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Người Mường từ Hòa Bình di cư vào, cùng với một số người Mường ở phía Bắc sông Mã của Thanh Hóa có giọng nói gần giống nhau, gọi là người Mường Ngoài. Một điểm đáng chú ý ở người Mường Ngoài là ở y phục phụ nữ. Phụ nữ Mường Ngoài chít khăn trắng và mặc áo khóm xẻ ngực. Còn bộ phận người Mường “gốc - bản địa” Thanh Hóa chủ yếu sống tập trung ở mường cổ các huyện Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc và vùng hữu ngạn sông Mã của huyện Cẩm Thủy gọi là Mường Trong. Ở đây, người Mường có giọng nói giống nhau. Phụ nữ Mường Trong chít khăn đen có thêu, mặc áo khóm xẻ trên vai, đầu váy (cạp váy - trôốc váy) có hoa văn mặc ra bên ngoài áo. Tiếng nói tuy khác nhau về cách phát âm song hệ thống từ vựng và ngữ pháp cơ bản của người Mường Trong và người Mường Ngoài giống nhau, nói với nhau đều hiểu.
Xã hội Mường xưa có tầng lớp thống trị và bị trị, tuy nhiên sự phân chia giai cấp chưa phải đã sâu sắc lắm. Đứng đầu mỗi mường là cun (nếu là mường lớn), lang (nếu là mường vừa và nhỏ), đứng đầu mỗi làng là xã chòm là đạo). Vì vậy người ta gọi là chế độ lang đạo. Đây là chế độ cha truyền con nối, lang cun có
34
quyền thế lớn về tinh thần, kinh tế và hành chính. Người dân trong mường phải có trách nhiệm cày cấy ruộng nhà lang. Triều đình phong kiến các thời kể cả thực dân Pháp sau này cai trị các vùng Mường đều thông qua tầng lớp lang đạo. Những lang đạo có thế lực được làm quan châu, các lang đạo khác làm chánh tổng, lý trưởng, xã chòm. Ở Thanh Hóa, chế độ lang đạo đƣợc xóa bỏ từ sau Cánh mạng tháng Tám (1945). Tuy nhiên ở khu vực miền núi Thanh Hoá thực tế phải mãi đến những năm 1948 - 1950 mới chấm dứt chế độ lang đạo.
1.4.2. Khát quát về người Mường ở Bá Thước 1.4.2.1. Khái quát lịch sử huyện Bá Thước
Bá Thước là một huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên là 771,01 km2, cách thành phố Thanh Hóa 108 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc Bá Thước giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp với huyện Quan Hóa, Quan Sơn; phía Nam giáp với huyện Lang Chánh; phía Đông giáp với các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành. Với vị trí như thế đã tạo thuận lợi cho Bá Thước giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội… với các địa phương khác thông qua quốc lộ 217, 15A và đường Hồ Chí Minh. Bá Thước có thị trấn Cành Nàng và 22 xã, dân số toàn huyện là 103.449 người (năm 2007). Huyện là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Mường chiếm 51%, người Thái chiếm 32%, người Kinh và một số dân tộc khác chiếm 17%.
Huyện Bá Thước là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất sớm.
Thuộc hậu kỳ đá cũ cách ngày nay hàng vạn năm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những hang động, mái đá hàng chục dấu tích của người nguyên thủy, tiêu biểu nhất là mái Đá Điều, mái Đá Nước, hang Làng Tráng (Lâm Xa)… Qua các di chỉ này cho thấy bước phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đồ đá cũ sang sơ kỳ thời đại đá mới.
Cùng với quá trình vận động và phát triển không ngừng của lịch sử, Bá Thước đã có nhiều thay đổi về địa danh. Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương đến những năm đầu công nguyên, Bá Thước thuộc huyện Đô Lung của bộ Cửu Chân rồi quận Cửu Chân. Thời thuộc Đường (thế kỷ VII), Bá Thước thuộc huyện
35
Trường Lâm. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần (thế kỷ X - XIV), Bá Thước có tên là Lỗi Giang, một trong 14 huyện của Thanh Hóa lúc bấy giờ. Thời Lê Sơ (1428 - 1527), Bá Thước thuộc huyện Quảng Bình, phủ Thiệu Thiên. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), thuộc châu Quan Hóa, phủ Thọ Xuân. Năm Tự Đức thứ 3 (1851), chia 4 tổng: Sa Lung, Thiết Ống, Cổ Lũng và Điền Lƣ thuộc châu Quan Hóa. Năm Khải Định thứ 3 (1925), 4 tổng trên đƣợc cắt chuyển để lập châu mới là châu Tân Hóa gồm 30 xã và 221 chòm(2). Sau Cách mạng tháng Tám, lỵ sở châu Tân Hóa đóng tại La Hán (xã Ban Công). Tháng 10 - 1945, châu Tân Hóa đƣợc đổi tên thành Bá Thước để ghi nhớ công lao của Cầm Bá Thước, một thủ lĩnh người Thái quê ở Thường Xuân trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Tháng 3 - 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 148 - SL, đơn vị hành chính châu Bá Thước được đổi thành huyện Bá Thước. Huyện Bá Thước lúc đầu có 7 xã là: Quốc Thành, Văn Nho, Thiết Ống, Hồ Điền, Quý Lương, Long Vân và Ban Công. Lỵ sở đóng tại Cành Nàng. Ngày 2 - 5 - 1964 theo Quyết định của Bộ Nội vụ, chia 5 xã Quý Lương, Hồ Điền, Long Vân, Văn Nho và Quốc Thành thành 18 xã. Năm 1965, xã Tân Lập đƣợc thành lập, năm 1984 xã Điền Lƣ đƣợc chia thành 2 xã Điền Lƣ và Điền Trung. Năm 1994, thành lập thị trấn Cành Nàng trên cơ sở của xã Lâm Xa.
1.4.2.2. Khái quát về người Mường huyện Bá Thước
Người Mường là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Trong đời sống, cũng như ý thức tự giác dân tộc, người Mường tự nhận mình là Mol, Mon, Mul… Trước kia, kể cả gần đây người Mường ở Thanh Hoá nói chung và ở Bá Thước nói riêng vẫn nhận mình là người ở “trên Mường” để phân biệt với người ở “dưới Chợ”, tức người ở dưới đồng bằng (ở dưới xuôi) mà lâu nay người Mường quen gọi là người Kinh trong khái niệm “kinh kỳ kẻ chợ”. Hoặc tự nhận là người ở mường Khô, mường Ống, hay mường này mường nọ.v.v…
Theo tác giả Trần Quốc Vượng và Nguyễn Dương Bình thì từ Mường xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ XVII. Sắc lệnh của Kinh lƣợc sứ Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hiệp đề ngày 2 tháng 6 năm Đồng Khánh (23 - 6 - 1888), tại điều 1 có ghi: “Lập một tỉnh gồm các đất (của dân Mường) xưa thuộc các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà
36
Nội, Ninh Bình”. Đây có thể là văn bản chính thức đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam dùng danh từ Mường để chỉ nhóm cư dân này [196, tr.25].
Cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bá Thước là địa bàn sinh tụ chủ yếu của hai dân tộc Mường và Thái. Người Mường sống tập trung chủ yếu trong 15 mường, trong đó có 8 mường lớn: mường Khoòng, mường Khô, mường Lau, mường Ký, mường Ống, mường Ai, mường Điền, mường Khôông. Bảy mường nhỏ là mường Pa Khán, mường Dổi, mường Đào, mường Đèn, mường Rầm, mường Ấm, mường Châu. Họ của người Mường là các họ Hà, Trương, Phạm, Cao, Quách, Lê, Bùi…
Người Mường Bá Thước thuộc nhóm Mường Trong (Mường gốc Thanh Hóa) có đặc điểm riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục so với Mường Ngoài (ở các tỉnh phía Bắc). Mường Trong được phân thành hai nhóm: mường Ống (mường quê ngoại) và mường Ai (mường quê nội) đều là một gốc của người Mường Trong.
Nhìn chung, Bá Thước là vùng đất cổ có con người cư trú lâu đời từ hậu kỳ đá cũ, đá mới cho đến thời kỳ văn hoá Đông Sơn và phát triển liên tục đến hiện nay.
Cho đến trước Cách mạng tháng Tám, Bá Thước là địa bàn sinh tụ chủ yếu của hai dân tộc anh em Mường và Thái. Người Mường ở đây là cư dân bản địa định cư chủ yếu ở những vùng thung lũng, tạo nên nền văn hoá Mường đặc sắc. Đó là nền văn hoá thung lũng gắn liền với hoạt động kinh tế trồng lúa nước, kết hợp với canh tác nương rẫy và khai thác lâm - thổ - thuỷ sản. Qua nhiều đời sinh sống ở vùng sinh thái thung lũng, đồng bào Mường đã đúc kết và tích luỹ được vốn tri thức địa phương phong phú và đa dạng để định cư bền vững ở vùng đất này.