THIẾT BỊ AN TOÀN CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ THAI NHI

Một phần của tài liệu ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP : HỆ THỐNG AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH TRÊN ÔTÔ (Trang 219 - 223)

Nếu phụ nữ mang thai sử dụng dây đai an toàn đúng cách, rủi ro về hư thai sẽ giảm đáng kể. Đó là kết luận được rút ra từ cuộc nghiên cứu của hãng ôtô về sự an toàn cho các bà mẹ đang mang thai cùng với thai nhi trong bụng.

Chưa có tài liệu cụ thể nào nói về sự an toàn cho các em bé đang trong bụng mẹ, bởi vì những ca tử vong và hư thai thường không được thống kê rõ ràng. Để giữ cho đứa con trong bụng không bị tổn thương khi xe bị va chạm thì cần phải có những biện pháp an toàn cho các bà mẹ mang thai. Điều đầu tiên nên làm là luôn thắt dây đai an toàn.

Các nhà nghiên cứu y – sinh học đang kết hợp với các nhà sản xuất ô tô xây dựng mô hình trên máy tính về người lái xe hay hành khách là phụ nữ mang thai, để phục vụ việc thiết kế hệ thống bảo vệ an toàn trong tương lai.

Phần lớn thai nhi bị tử vong khi lực tác động làm đứt kết nối mao mạch của nhau thai với tử cung dẫn đến việc cắt đứt nguồn ôxy cung cấp cho thai nhi. Chưa có số thống kê chính thức về số tử vong của phụ nữ mang thai trong tai nạn ôtô nhưng theo cơ quan quản lý an toàn giao thông của Mỹ, tai nạn ô tô là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tử vong cho phụ nữ mang thai. Hàng năm khoảng 300 đến 1.000 thai phụ tử vong, nhiều hơn khoảng 4 lần số trẻ sơ sinh đến 4 tuổi.

Các nhà nghiên cứu sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ MRI được phân tích trên máy vi tính và hình chụp cắt lớp CT được thu thập tại bệnh viện Wake Forest để xác định kích thước bào thai, tử cung và nhau thai ở tuần thứ 30 thai kỳ. Họ cũng thử nghiệm nhiều lực tác động thực tế trên mô tử cung để có thể tạo ra những mô phỏng chính xác về va chạm sẽ tác động như thế nào đối với thai phụ và thai nhi.

Tiến sĩ Stephen Rouhana Kỹ thuật trưởng của chương trình Nghiên cứu An toàn thụ động và Công nghệ tiên tiến của Ford phát biểu: “Hình nộm truyền thống rất quan trọng, nhưng mô hình thân thể người ta trên máy tính cho phép chúng ta thấy được những gì diễn ra bên trong cơ thể khi xảy ra tai nạn”. Nhờ đó, các mô hình cơ thể con người được thiết lập trên máy tính có nhiều chi tiết phức tạp với những bản sao hệ thống xương, cơ quan nội tạng và các mô của thân thể người ta. Các mô hình này sẽ định hướng để phát triển hình nộm giống với thai phụ trong các thử nghiệm tai nạn.

Vì còn phải mất nhiều năm hệ thống bảo vệ an toàn tân tiến này mới được sản xuất. Hiện thời, trường Đại Học Kỹ Thuật và Khoa Học y – sinh khuyên người thai phụ phải sử dụng kết hợp cả 2 dây an toàn, dây vòng qua xương chậu và dây quàng vai. Dây quàng vai chỉ được phép nằm ở phần vai và ngực, dây vòng qua xương chậu chỉ được phép nằm ở vùng xương chậu, tuyệt đối không thắt ngang ổ bụng, cả hai loại cần được thắt hơi chặt bảo đảm dây không rời khỏi vị trí và người ngồi vẫn cảm thấy thoải mái. Đó là cách tự bảo vệ tốt nhất trong trường hợp xảy ra sự cố.

Hãng Volvo mang lại nhận thức cao về an toàn cho những người lái là phụ nữ đang mang thai và những kiến thức làm thế nào để bảo vệ những đứa con trong bụng

của mình. Người ta đưa ra sáng kiến là thực hiện một cuộc thử nghiệm đụng ôtô với hình nhân. Cách này được sử dụng để mô phỏng tình trạng của một phụ nữ mang thai trong một vụ đụng ôtô và bào thai trong bụng sẽ di động như thế nào. Hình nhân là một phụ nữ với dáng dấp trung bình, đang mang thai vào thời kỳ cuối, khoảng 36 tuần.

Cuộc thử nghiệm đụng ôtô với hình nhân được dùng để mô phỏng những tác động do va chạm phía trước.

Chuyên gia an toàn cho trẻ em của Volvo, ông Lotta Jakobsson cho biết một chương trình máy tính sẽ ghi nhận những chi tiết như nạn nhân đã dịch chuyển như thế nào, dây an toàn và túi khí đã tác động lên người mẹ và bào thai ra sao, kể cả tác động từ những cấu trúc khác xung quanh.

Có nghĩa là các kỹ sư có thể mô phỏng những tác động lên mẹ và con khi ôtô va chạm ở những tốc độ khác nhau, và sử dụng chương trình đó để kiểm tra nghiên cứu về dây đai an toàn.

a) Những phụ nữ có thai nên luôn đeo dây đai an toàn:

Đeo dây đai an toàn luôn luôn tốt hơn là không đeo, và phụ nữ có thai cũng như mọi người khác, phải chắc chắn rằng mình luôn thắt đai đúng cách. Cách làm như sau:

• Cởi bỏ những quần áo lùng nhùng sao cho dây đai an toàn càng sát vào người càng tốt.

• Kéo đây đai băng qua đùi, áp chiều dẹp của dây vào bụng dưới.

• Kiểm tra phần trên của dây nằm giữa phần ngực.

• Kéo chặt lại.

Vị trí dây đai an toàn rất quan trọng vì nó giúp người sử dụng giữ chặt những phần cứng của cơ thể như: phần thân trên và khung xương chậu. Dẫn đến bảo vệ luôn

các phần mềm, như phần bụng mang thai nhi. Những nghiên cứu về thử nghiệm đụng ôtô với hình nộm cho thấy túi khí ở ghế lái đã bảo vệ cho cả mẹ lẫn thai nhi.

b) Những tổn thương chung cho con và mẹ:

Khi bị đụng xe, tổn thương đối với người mẹ bao gồm đứt nhau thai, vỡ tử cung và tổn thương trực tiếp lên thai nhi. Tổn thương thường thấy nhất là hư nhau thai.

Nhau thai sau đó bị tách một phần hay hoàn toàn, làm cho em bé bị thiếu oxi và dinh dưỡng, dẫn đến tử vong cho bé.

Nghiên cứu cho thấy cách bảo vệ tốt nhất cho mẹ và thai nhi là bà mẹ nên thắt dây đai an toàn loại 3 điểm, và thắt đúng cách. Điều này làm giảm đáng kể rủi ro cho thai nhi.

c) Thắt chặt dây đai an toàn khi đang mang thai:

Đầu tiên là chỉnh ghế ngồi sao cho phụ nữ có thể để chân lên bàn đạp thoải mái nhưng khoảng cách giữa bụng và tay lái càng xa càng tốt.

Kéo dây đai qua khỏi đùi, chốt lại rồi kéo chặt. Kiểm tra phần dây dưới không băng ngang qua bụng, mà nằm áp mặt dẹp vào phần dưới bụng.

Đặt phần trên của dây cắt chéo giữa ngực, kéo chặt lại.

Không để phần trên của dây đai nằm dưới cánh tay hay sau lưng vì nó thể làm phụ nữ và em bé bị chấn thương.

Điều này mang đến cho Volvo một kết luận quan trọng là những phụ nữ mang thai phải luôn thắt dây đai an toàn và thắt đúng cách. Volvo cũng đưa ra kết luận rằng túi khí ở vô-lăng sẽ bảo vệ phụ nữ mang thai một cách tốt hơn đối với những va chạm từ phía trước.

Một phần của tài liệu ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP : HỆ THỐNG AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH TRÊN ÔTÔ (Trang 219 - 223)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(225 trang)
w