Quy trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tế nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học chủ đề “điện trường” vật lí 11 (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH

1.4. Quy trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tế nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

1.4.1. Căn cứ đề xuất quy trình

Căn cứ vào mức độ nhận thức của HS trong giải bài tập và các nghiên cứu của các tác giả [4] [9], có tính đến bài tập định tính và định lượng, chúng tôi đề xuất các dạng BTCNDTT gồm:

Dạng 1 (mức độ 1): Giải thích các hiện tượng tự nhiên, các ứng dụng kỹ thuật của vật lí liên quan đến kiến thức.

Ví dụ: Giải khi phun sơn tĩnh điện màng sơn sẽ bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn dựa vào hiện tượng nào.

Dạng 2 (mức độ 2): Vận dụng các kiến thức để tính toán các đại lượng trong tình huống thực tiễn cụ thể.

Ví dụ: Ngày nay người ta thường sử dụng đèn LED thay tất cả các dòng xe tay ga đời mới, hệ thống điện cho đèn và các thiết bị khác đề sử dụng điện bình ắc quy. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nổ máy, bật đèn sau đó gạt chân chống. Đèn vẫn sáng.

Những dòng xe này khi lắp bóng đèn LED bạn chỉ cần tháo bóng cũ và thay bóng mới, khụng cần phải chuyển nguồn điện. Với hiệu điện thế là 400V, điện dụng là 12àF.Em hãy tính năng lượng của tụ điện của đèn LED?

Dạng 3 (mức độ 3): Kiểm chứng hiện tượng tự nhiên, nguyên tắc hoạt động của các ứng dụng kỹ thuật của vật lí liên quan (các thiết bị).

Ví dụ: Khi sơn tĩnh điện màng sơn sẽ bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn. Hãy thiết kế thí nghiệm kiểm chứng điều đó.

Dạng 4 (mức độ 4): Đề xuất, lựa chọn giải pháp để giải quyết một vấn đề thực tiễn. Trong thực tế các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân đều có

các tụ điện trong động cơ. Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của tụ điện. Từ đó đề xuất một giải pháp khắc phục nhược điểm đó.

1.4.2. Quy trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tế theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Quá trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS là một quá trình lâu dài, tuần tự và thận trọng.

GV phải xác định được ý nghĩa của từng bước trong quá trình, từ việc giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, đến hướng dẫn, rèn luyện, giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua các BTCNDTT. Việc bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng phải đi từ cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng HS. Dưới đây là quy trình chung trong sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh:

Bước 1. Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng quy định của chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình.

Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng BTCNDTT nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.

Bước 3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh và khả năng sử dụng BTCNDTT trong quá trình học tập.

Bước 4. Xây dựng và biên tập hệ thống BTCNDTT theo mục tiêu dạy học.

Bước 5. Lập kế hoạch sử dụng các BTCNDTT đã soạn thảo trong dạy học vật lí.

Bước 6. Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống BTCNDTT đã soạn thảo nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.

- Xác định hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu kiến thức, kĩ năng.

- Xác định các nhiệm vụ học tập của HS, hoạt động của GV, sử dụng các BTCNDTT trong các nhiệm vụ học tập một cách hệ thống và hợp lí.

- Xác định được những hành vi năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng nào được bồi dưỡng, phát triển sau mỗi nhiệm vụ học tập và mỗi tiến trình dạy học.

Bước 7. Triển khai dạy học theo các tiến trình dạy học đã thiết kế.

Bước 8. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học, điều chỉnh, cải thiện lại hệ thống BTCNDTT nếu cần thiết. Đề xuất các phương án nhằm nâng cao và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS.

BTCNDTT có thể được sử dụng trong tất cả các bước của quá trình dạy học. Tùy theo nội dung cụ thể của từng bài, từng chương, GV có thể lựa chọn thời điểm và hình thức sử dụng bài tập thích hợp để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. [2]

- Sử dụng hệ thống bài tập trong tạo tình huống bài học

Để gây hứng thú học tập, tạo mâu thuẫn nhận thức cho HS, sự kiện mở đầu nên chọn là những sự kiện gần gũi với thực tế đời sống, bằng cách sử dụng một số BT có nội dung liên hệ chặt chẽ với kiến thức tiết học, được mô tả một cách ngắn gọn, súc tích để HS nhanh chóng, dễ dàng nhận ra mâu thuẫn giữa sự kiện đưa ra và hiểu biết sẵn có. Bởi vì kiến thức mới chủ yếu được hình thành từ sự kế thừa và phát triển các kiến thức mà HS đã học hoặc dựa vào các quan niệm được hình thành từ cuộc sống.

Vì thế ở phần đặt vấn đề, GV nên chọn những BT được trình bày dưới dạng tình huống có vấn đề nhằm kích thích hứng thú, tạo nhu cầu phải nghiên cứu, giải quyết.

Yêu cầu của các BT ở bước này phải ngắn gọn, mang yếu tố tình huống và hướng vào nội dung kiến thức cơ bản của bài tập. Bài tập mà nội dung của nó chứa đựng những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần tìm, mâu thuẫn đó phải có tính vừa sức, gây được cho HS những hứng thú nhận thức và niềm tin có thể nhận thức được. Có thể sử dụng BT có nội dung thực tế định tính hay BT có nội dung thực tế thí nghiệm để đặt vấn đề. Tùy thuộc vào đối tượng HS và các tư liệu cho sẵn, GV có thể lựa chọn các cách tạo huống như: Bài tập nội dung có tình huống bất ngờ, bài tập có nội dung tình huống xung đột, bài tập có nội dung kết luận đúng sai…GV cần chú trọng những BT có nội dung thực tế tạo mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết để khi giải quyết vấn đề đặt ra thuyết phục HS cả về lập luận lẫn tính thực tế.

- Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong hình thành kiến thức mới

Khi tiến hành hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng BT có nội dung thực tế bằng cách chia kiến thức cần nghiên cứu thành những đơn vị kiến thức nhỏ, từ đó sử dụng các BT có nội dung thực tế tương ứng để giải quyết từng đơn vị kiến thức sau đó rút ra kiến thức trọng tâm.

GV nên đưa ra những BT có nội dung thực tế nhằm để HS bộc lộ những quan điểm có sẵn, liên quan đến kiến thức của bài học, từ đó phát hiện ra quan niệm sai

lệch của học sinh và đồng thời tạo ra nhu cầu nhận thức trong học tập trong quá trình hình thành kiến thức mới và hiệu quả dạy học vật lí mới có thể được nâng cao.

Ngoài ra GV sử dụng BT có nội dung thực tế để hỗ trợ cho HS dựa trên kiến thức đã học suy luận một cách logic các hệ quả của kiến thức, có thể xây dựng các phương án thí nghiệm nhằm kiểm tra hệ quả lôgic đó. Có thể HS tự lực đưa ra được quan điểm, giải pháp, sáng kiến mới trên cơ sở của kiến thức đã học, kỹ năng, kỹ xảo thực hành…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bài tập thực tế theo định hướng phát triển năng lực cho HS ở các trường THPT hiện nay, cụ thể là:

- Làm rõ được các khái niệm năng lực, NLVDKTVTT, trong đó tập trung vào khái niệm, cấu trúc, công cụ đánh giá.

- Nghiên cứu và trình bày được cơ sở lý luận về BTVL về khái niệm, vai trò, phân loại; lí luận về BTTT (về khái niệm, nguyên tắc xây dựng, quy trình soạn thảo, các hình thức thể hiện và ý tưởng sử dụng)..

- Khảo sát và đánh giá được thực trạng dạy học kiến tạo hướng đến phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học vật lí tại trường THPT trên TP Đà Nẵng.

Và qua nghiên cứu, tôi nhận ra rằng xây dựng bài tập thực tế càng có ý nghĩa trong giáo dục, đó là một trong những yếu tố thiết yếu của việc cá nhân hóa trong giáo dục. Từ đó giúp người học tự đánh giá, tự chủ, động lực, chịu trách nhiệm, thiết lập mục tiêu, quản lí thời gian, tự điều chỉnh, siêu nhận thức, tự nhận thức và tự định hướng hoạt động học của bản thân.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học chủ đề “điện trường” vật lí 11 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)