Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với hoạt động phát triển thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ việt nam (Trang 133 - 136)

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GỐM SỨ MỸ NGHỆ VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với hoạt động phát triển thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, các rào cản kỹ thuật được xem như

"binh pháp" trong thương mại sẽ tái xuất hiện. Các thị trường truyền thống sẽ trở nên "vời xa" do yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã. Xây dựng, phát triển thương hiệu xanh trở thành vấn đề mang tính “thời sự”. Đó là hàng loạt những khó khăn mà các DN không dễ gì khắc phục trong “một sớm một chiều”. Như vậy việc xây dựng, củng cố, bảo vệ và phát triển thương hiệu là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của mỗi DN/ công ty/hộ sản xuất, kinh doanh.

Thực tiễn cho thấy thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam đang gặp phải những thách thức sau đây:

-Áp lực cạnh tranh của nhóm thương hiệu mạnh đến từ các nước phát triển.Bên cạnh các lợi thế tự thân về mặt hình ảnh, về mặt công nghệ và về mặt tài chính, các thương hiệu này cũng luôn được đầu tư lớn và bài bản trong hoạt động quản trị .

-Áp lực cạnh tranh của các thương hiệu mạnh đến từ các nước Đông Nam Á.

Một số thương hiệu mạnh của các quốc gia này đã khẳng định được vai trò của mình trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong số đó đã có mặt trên thị trường Việt Nam.

-Áp lực của nhóm thương hiệu đến từ Trung Quốc. Khá nhiều thương hiệu Trung Quốc đã và đang xâm nhập thị trường Việt Nam, có một số lợi thế khác biệt so với các thương hiệu quốc tế của các quốc gia Đông Nam Á khác .

Như vậy có thể nói cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thực thi các FTA, và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hai nhóm thương hiệu chính:

(i)Nhóm thương hiệu cạnh tranh chủ yếu bằng các giá trị lý tính (chất lượng cao, giá thành rẻ ...) sẽ bắt buộc các DN Việt Nam phải nâng cao trình độ quản trị công nghệ, quản trị chất lượng ... một cách thích ứng.

(ii)Nhóm thương hiệu có hình ảnh mạnh, cạnh tranh chủ yếu bằng các giá trị cảm tính sẽ bắt buộc các thương hiệu Việt Nam phải nâng cao trình độ marketing và quản trị thương hiệu.

Xét ở các khía cạnh của một sản phẩm cạnh tranh gồm nguồn nhân lực, sự thông hiểu địa phương, tinh thần dân tộc, công nghệ, tài chính và kỹ năng quản lý, các DN Việt Nam đang thua ở nhiều các yếu tố.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, nếu so sánh với lượng tiêu thụ hàng nội thất và quà tặng trên thế giới, con số trên chỉ chiếm tỷ trọng thấp so với dung lượng thị trường.Vì thế, Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển.

Các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ thường mới chỉ phục vụ cho việc trang trí, sử dụng trong các hộ gia đình như bát, đĩa, thìa, bình hoa, cốc chén, tượng trang trí.

Các sản phẩm ngoài trời như chậu trồng cây, tượng, vòi phun nước,…chưa được phát triển mạnh.

Miền Bắc là một trong 2 vùng của cả nước có nhiều mỏ khoáng sản để phát triển nghề gốm sứ.

Có lợi thế về nguồn nguyên liệu và nhân công nhưng các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của miền Bắc đang gặp khó khăn về thị trường do:

- Chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn.

- Chất lượng các sản phẩm không ổn định.

- Nhiều doanh nghiệp/công ty thiếu các kỹ năng về thị trường .

- Thường vẫn chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, chưa đầu tư nhiều vào khâu thiết kế.

- Giá các sản phẩm chưa có sự cạnh tranh.

- Ngày càng khan hiếm các nghệ nhân. Tỷ lệ lao động có tay nghề cao còn thấp.

Miền Trung là khu vực có các làng nghề truyền thống nổi tiếng trong lịch sử.

Do khó khăn về thị trường và sức mua nên các hộ thường sản xuất theo các đơn hàng của các nhà xuất khẩu lớn tại phía Nam và tiêu thụ nội địa.

Sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ rất có tiềm năng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước…năng lực sản suất đang từng bước được mở rộng, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Nhìn chung tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng gốm sứ mỹ nghệ các vùng có thể tóm lược như sau:

- Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển các mặt hàng TCMN nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng.

- Hàng gốm sứ mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu trong nước, nhiều mặt hàng có tính thẩm mỹ cao.

- Các làng nghề truyền thống có tiềm năng rất lớn để sản xuất các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ với chủng loại đa dạng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

- Một số sản phẩm đã khai thác được giá trị văn hóa dân tộc nên tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng.

- Khả năng mở rộng sản xuất ở quy mô lớn là rất khó. Một số nguyên liệu trong tình trạng có nguy cơ bị cạn kiệt...

- Cơ sở hạ tầng cho sản xuất tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

- Hàng gốm sứ mỹ nghệ trong nước chưa được thiết lập được kênh lưu thông, phân phối ổn định.Việc giới thiệu sản phẩm ở các Hội chợ quốc tế cũng như tại các Trung tâm giới thiệu sản phẩm còn hạn chế. Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiếp cận với các đối tác nước ngoài...

- Thiếu nghệ nhân và các chuyên gia giỏi. Số nghệ nhân và thợ giỏi có trình độ cao ngày mai một và nhiều làng nghề truyền thống ở Việt Nam đang dần thất truyền .

- Các sản phẩm của Việt Nam chậm được đổi mới về kiểu dáng, họa tiết, hoa văn. Chưa quan tâm, chú ý đến các mẫu mã phù hợp với văn hóa và nhu cầu các từng thị trường cụ thể. Việc đăng ký nhãn hiệu chưa được chú trọng.

Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam được tóm lược theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Cơ hội và thách thức của ngành gốm sứ mỹ nghệ

Điểm mạnh Điểm yếu

-Nguồn nguyên liệu thô lớn -Chi phí lao động thấp

-Các làng nghề đa dạng với nền văn hoá đa sắc tộc và phong phú, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm .

-Kỹ năng xuất khẩu phát triển nhanh chóng.

- Việt Nam có quy mô sản xuất hạn chế hơn so với những đối thủ cạnh tranh chính như Trung Quốc, Thái Lan….

-Chậm đổi mới trong thiết kế, thiếu lao động có tay nghề cao.

-Thiếu thông tin về nhu cầu và thị trường.

Cơ hội Nguy cơ

-Chính sách hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới

-Lượng khách du lịch tăng lên sẽ mở ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm.

-Nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu nếu không có kế hoạch khai thác được tổ chức hợp lý

-Suy giảm lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ việt nam (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)